Đau thần kinh tọa sau khi sinh

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Đau thần kinh tọa sau sinh là tình trạng hay gặp ở mẹ bỉm sữa

Đau thần kinh tọa sau sinh là tình trạng hay gặp ở mẹ bỉm sữa

Đau thần kinh tọa là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu gặp cả trong khi mang thai và sau khi sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Thật ra những cơn đau thần kinh tọa phụ nữ khi mang thai đều cảm nhận rõ khi kích thước của thai nhi ngày càng lớn chèn ép lên dây thần kinh. Bệnh khiến các mẹ bỉm sữa thường xuyên cảm thấy các cơn đau ở vùng thắt lưng kéo dọc xuống mông và lan đến cả bàn chân. Các cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có lúc nhói đau dữ dội. Chúng có thể giảm dần tần suất sau khi sinh nhưng có thể vẫn kéo dài dai dẳng.

Sau khi bé con chào đời, các mẹ bỉm sữa luôn bận rộn với công việc chăm sóc con nên lúc cảm thấy đau lưng sẽ nghĩ là do cơ thể mệt mỏi nên thường không coi đây là biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ rất dễ chuyển sang tình trạng mạn tính gây các biến chứng nặng nề hơn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị giúp các mẹ bỉm sữa khắc phục tình trạng này.

I. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa sau khi sinh

Sau khi sinh con cơ thể người mẹ cần một khoảng thời gian để trở về trạng thái bình thường nên rất là nhạy cảm và dễ phát sinh các vấn đề về sức khỏe. Đau thần kinh tọa sau khi sinh là bệnh lý thường gặp với nguyên nhân xuất phát từ những thay đổi trong thời kỳ mang thai và kỳ sinh nở. Một số nguyên nhân chính có thể kể ra như là: 

1. Thay đổi cấu trúc xương 

Khi mang thai khung xương của mẹ nhất là phần khung chậu sẽ dãn dần ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh em bé. Sau khi sinh, trọng lượng của mẹ giảm đột ngột và khung xương cũng co trở lại hình dạng ban đầu. Trong quá trình dịch chuyển các bộ phận xương cũng các khớp va chạm với nhau và chèn ép lên phần dây thần kinh nói chung trong đó có dây thần kinh tọa gây đau nhức.  

Thay đổi cấu trúc xương trong thời gian mang thai

Thay đổi cấu trúc xương trong thời gian mang thai

2. Thừa cân sau sinh

Khi mang thai người mẹ có thể tăng từ 10-15kg, thậm chí có người tăng hơn 20kg so với bình thường. Do đó sau khi sinh các mẹ thường gặp tình trạng thừa cân và phải mất một khoảng thời gian để lấy lại hình dáng lúc trước.

Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp chị em quá bận rộn với công việc chăm con nên phải mất một thời gian dài mới giảm cân được. Điều này không chỉ gây những ảnh hưởng tiêu cực làm họ mất tự tin về ngoại hình mà còn gây những hệ lụy tới sức khỏe. Khi đó hệ thống khớp xương trong cơ thể đã phải chịu một áp lực lớn dẫn đến chèn ép vào các dây thần kinh. Vì vậy đau thần kinh tọa sau sinh rất phổ biến ở các mẹ bỉm sữa.

Thừa cân sau sinh gây đau thần kinh tọa

Thừa cân sau sinh gây đau thần kinh tọa

3. Thiếu hụt dinh dưỡng

Thêm một lí do khác dẫn đến các cơn đau thần kinh tọa sau khi sinh, đó là do chế độ ăn uống nghèo nàn khiến cơ thể mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Sau sinh nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ tăng cao để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho quá trình sản xuất sữa để nuôi dưỡng trẻ. Nếu không bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ sẽ khiến hệ thống xương khớp, đĩa đệm, tủy sống bị lỏng lẻo, dây thần kinh bị suy yếu nên dễ bị chèn ép vào nhau dẫn đến đau thần kinh tọa.  

4. Các thói quen không tốt sau sinh

Chăm con luôn là công việc chiếm gần hết quỹ thời gian của mẹ từ việc cho con bú, tắm rửa, thay quần áo cho con…Từ đó khiến các mẹ bỉm sữa dần hình thành các thói quen bất thường như thường xuyên ngồi lâu, hay thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần luôn căng thẳng…

Cùng với đó tư thế cho bú không đúng, hay bồng con bên hông cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến hệ xương khớp và tổn thương dây thần kinh tọa khiến bệnh đau thần kinh tọa biểu hiện ngày càng nặng hơn.

Thức khuya chăm con gây đau thần kinh tọa

Thức khuya chăm con gây đau thần kinh tọa

II. Cần làm gì để khắc phục tình trạng đau thần kinh tọa sau sinh

Đau thần kinh tọa sau sinh là bệnh có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm và có phác đồ phù hợp. Điều quan trọng là chị em nên nhận biết được các dấu hiệu của bệnh để đi khám tại các cơ sở uy tín, được tư vấn và điều trị tránh đẻ bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây biến chứng như vẹo cột sống, teo cơ, tiểu tiện không tự chủ và nặng hơn là bị liệt. 

Để khắc phục tình trạng đau thần kinh tọa sau sinh các chị em phụ nữ có thể áp dụng các cách sau đây:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Sau khi sinh cơ thể người mẹ vẫn chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn, cộng thêm với việc dành nhiều thời gian, công sức để chăm con sẽ khiến tình trạng đau thần kinh tọa khó được cải thiện. Do đó mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hãy san sẻ công việc chăm con với chồng cũng như người thân trong gia đình.

Thêm vào đó luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, chia sẻ với những người khác, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó góp phần giảm bớt tình trạng đau thần kinh tọa.

2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Không chỉ khi mang thai mà trong quá trình cho con bú người mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Điều đó không chỉ giúp mẹ có nguồn sữa chất lượng để nuôi con mà còn cải thiện sức khỏe cho mẹ. 

Để tăng cường sức khỏe xương khớp, hệ thần kinh nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, vitamin nhóm B…để bổ sung cho mẹ. Đồng thời trong chế độ ăn hàng ngày nên đa dạng các món ăn, đầy đủ các nhóm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sau sinh

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ sau sinh

Xem thêm: Đau thần kinh tọa nên ăn gì, kiêng gì

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thường trong tháng đầu tiên sau sinh mẹ bỉm sữa thương ở cữ, rất hạn chế vận động Hơn nữa ở một số vùng miền còn có phong tục nằm than sau sinh. Khí than CO rất độc hại ảnh hưởng không tốt cho hệ hô hấp của cả mẹ và bé. Hơi nóng của than khiến các đốt sống giãn ra rất dễ tổn thương hệ xương khớp gây chèn ép dây thần kinh. Cùng với đó các tư thế cho bú, hay bế bé một bên hông càng khiến hệ xương khớp của mẹ yếu hơn.

Để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa sau sinh, người mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách:

– Không nên nằm, ngồi quá lâu một chỗ.

– Không nằm than sau sinh.

– Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai, linh hoạt.

– Tránh thức khuya, ngủ muộn, tinh thần mệt mỏi.

4. Rèn luyện thể thao

Sau khi sinh từ 1-2 tháng, các chị em nên dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao để cơ thể hoạt động dẻo dai, các khớp vận động linh hoạt trở lại Điều đó không chỉ giúp giải quyết tình trạng thừa cân sau sinh mà còn cải thiện chức năng hệ xương khớp đáng kể, giảm tình trạng đau nhức.

Tuy nhiên không vì nóng lòng muốn quay lại vóc dáng ban đầu mà chị em tập các bài tập cường độ cao. Thay vào đó hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như đi bộ hay tập yoga. Việc thường xuyên vận động thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng lưu thông máu, cải thiện sức khỏe toàn thể cũng như sức khỏe xương khớp.

Luyện tập thể dục giúp mẹ giảm đau thần kinh tọa sau sinh

Luyện tập thể dục giúp mẹ giảm đau thần kinh tọa sau sinh

Xem thêm: Đau thần kinh tọa tập thể dục như thế nào

5. Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu

Để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa sau sinh, các mẹ bỉm sữa có thể nhờ đến các bài massage, xoa bóp trị liệu. Liệu pháp này có thể được thực hiện sau sinh 30 ngày với phụ nữ sinh thường và sau 60 ngày với trường hợp sinh mổ. 

Khi thực hiện các bài xoa bóp trị liệu này sẽ giúp các mẹ giảm các cơn đau co thắt ở thắt lưng, mông, chân, đau đầu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời cũng giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, kích thích tạo sữa và tăng chất lượng của sữa. Điểm đặc biệt là sẽ hạn chế được nỗi lo về các tác dụng của thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên để phương pháp này có tác dụng hiệu quả nhất phải tìm được các cơ sở massage uy tín, chất lượng. nhân viên có kỹ năng chuyên nghiệp, đúng kỹ thuật. 

6. Điều trị y tế

Nếu như trong trường hợp các biện pháp điều trị bảo tồn như trên không cải thiện được tình trạng đau thần kinh tọa sau sinh, việc dùng thuốc hay các biện pháp can thiệp ngoại khoa là cần thiết. 

Khi đó người mẹ cần đi khám tại các cơ sở y tế chất lượng, được chẩn đoán chính xác cũng như được các bác sĩ tư vấn tận tình về việc dùng thuốc trên bệnh nhân. Việc lựa chọn các loại thuốc giảm đau phải thật cẩn thận phù hợp với giai đoạn cho con bú. Người mẹ cũng phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc vi có thể gây hại cho em bé.

Sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa ở mẹ bỉm sữa

Sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa ở mẹ bỉm sữa

Việc can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật sẽ được cân nhắc cuối cùng khi tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này. Tuy nhiên không phải lúc nào tỷ lệ thành công cũng cao nên phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Như vậy có thể thấy đau thần kinh tọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người mẹ sau sinh. Bệnh có thể điều trị đơn giản nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên giúp mọi người có thêm kiến thức bổ ích giúp việc phòng, điều trị bệnh đau thần kinh tọa sau sinh thật hiệu quả.

Xem thêm: Đau thần kinh tọa khi mang thai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *