Dị ứng sữa ở trẻ có nguy hiểm không?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với sữa bò và các sản phẩm chứa sữa

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với sữa bò và các sản phẩm chứa sữa. Dị ứng sữa có thể gây nôn mửa, thở khò khè, nổi mề đay và các vấn đề tiêu hóa, thậm chí là sốc phản vệ. Vậy dị ứng sữa ở trẻ có nguy hiểm không. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây để biết thêm chi tiết!

1. Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch trong cơ thể với Protein có trong sữa của động vật. Thường gặp nhất là dị ứng sữa bò, ngoài ra, trẻ có thể dị ứng với cả sữa mẹ (hiếm gặp) hay dị ứng với các loại sữa động vật khác như sữa cừu, sữa trâu, sữa dê…

Dị ứng sữa là một trong những kiểu dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em. Dị ứng sữa thường xuất hiện lần đầu tiên khi mẹ bắt đầu cho trẻ uống sữa ngoài. Phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ở những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn (trường hợp hiếm gặp) do các dưỡng chất từ sữa bò có thể truyền qua khi mẹ uống sữa có thể truyền qua cho trẻ.

Có hai loại dị ứng sữa chính:

– Dị ứng sữa ngay lập tức: Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài phút sau khi uống sữa bò.

– Dị ứng sữa chậm: Các triệu chứng thường xuất hiện vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi uống sữa.

Dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng thực phẩm khá thường gặp

Dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng thực phẩm khá thường gặp

2. Nguyên nhân dị ứng sữa

Tất cả các loại dị ứng thực phẩm là do phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch với các protein được chúng xác định là dị nguyên “lạ”.

Trường hợp dị ứng sữa thì hệ miễn dịch xác định một số protein có mặt trong sữa là yếu tố nguy hiểm, có thể gây hại cho cơ thể, do đó kích hoạt sản xuất kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để trung hòa Protein sữa. Nếu mẹ tiếp tục cho trẻ uống sữa, hệ miễn dịch khi nhận được được tín hiệu của các enzym này sẽ giải phóng Histamin và các hoạt chất khác gây ra dị ứng.

Có hai loại protein chính trong sữa có thể gây dị ứng: Casein (được tìm thấy trong phần rắn của sữa) và Whey (được tìm thấy trong phần chất lỏng của sữa). Trẻ có thể bị dị ứng với một hoặc cả hai Protein trên, chúng có mặt trong sữa của loại động vật. Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò, thì cũng có nguy cơ bị dị ứng sữa trâu, sữa dê…

Tất cả các loại dị ứng thực phẩm là do phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch với các protein được chúng xác định là dị nguyên “lạ”.

3. Các dấu hiệu của dị ứng sữa

Các triệu chứng dị ứng sữa có thể khác nhau và xảy ra trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa. Dị ứng sữa có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng bao gồm:

– Phản ứng trên da như nổi mẩn đỏ hoặc sưng môi, mặt và quanh mắt.

– Rối loạn tiêu hóa: Đau dạ dày, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Ở trẻ sơ sinh, đi ngoài phân lỏng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên nếu xảy ra thường xuyên, 2-4 lần/ngày và có thể có máu thì nguy cơ trẻ bị dị ứng là rất cao.

– Trẻ gặp các vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm…

– Trẻ cáu gắt, quấy khóc không dứt cơn, kéo dài, dỗ mãi không khỏi, có thể là do đau bụng vì dị ứng sữa.

Thỉnh thoảng dị ứng sữa có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và đột ngột như sưng ở miệng hoặc cổ họng, thở khò khè và khó thở. Ngoài ra, còn có các triệu chứng nghiêm trọng khác như sốc phản vệ.

Trẻ bị dị ứng sữa thường nổi mẩn đỏ trên da 

Trẻ bị dị ứng sữa thường nổi mẩn đỏ trên da 

4. Dị ứng sữa thường xuất hiện ở những đối tượng nào?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng sữa:

– Nhiều trẻ dị ứng với sữa sẽ dị ứng với các loại thực phẩm khác. Dị ứng sữa có thể phát triển trước các dị ứng khác.

– Trẻ bị viêm da dị ứng có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm

– Nguy cơ dị ứng thực phẩm của một người tăng lên nếu cha hoặc mẹ hoặc cả hai bị dị ứng thực phẩm hoặc bệnh dị ứng như hen suyễn, nổi mề đay,…

– Dị ứng sữa phổ biến ở trẻ em do hệ thống tiêu hóa chưa trưởng thành nên có nhiều khả năng phản ứng với sữa.

5. Điều trị

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc dị ứng sữa nên được tư vấn bởi bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dị ứng để biết cách kiểm soát dị ứng.

– Trẻ bị dị ứng sữa bò cần loại bỏ tất cả sữa bò ra khỏi chế độ ăn của trẻ trong một khoảng thời gian. Có thể thử sang các loại sữa động vật khác, cho trẻ nếm thử một chút, nếu thấy bình thường mới được phép sử dụng. Sữa bò có thể từ chế độ ăn của người mẹ truyền sang con thông qua sữa. Mẹ cũng nên tránh tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc sữa bò, gây ra phản ứng dị ứng sữa trẻ sơ sinh.

– Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức và để tránh tình trạng trẻ sơ sinh dị ứng sữa công thức thì cần liên lạc với bác sĩ để được tư vấn và kê toa loại sữa bột đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Không cho trẻ uống loại sữa nào khác mà không nhận được lời khuyên từ nhân viên y tế.

– Trẻ nên được kiểm tra từ 6-12 tháng một lần để xác định xem có phản ứng dị ứng sữa hay không.

Cha mẹ nên loại bỏ sữa trong chế độ ăn của trẻ nếu bị dị ứng

Cha mẹ nên loại bỏ sữa trong chế độ ăn của trẻ nếu bị dị ứng

6. Phân biệt dị ứng sữa và không dung nạp lactose

– Không dung nạp Lactose là một loại phản ứng lại với sữa, khi cơ thể không thể tiêu hóa được đường sữa-là loại đường tự nhiên trong sữa. Tuy nhiên, đây không phải là dị ứng sữa. Các triệu chứng không dung nạp đường sữa cũng tương tự với dị ứng sữa bao gồm: Bệnh tiêu chảy, nôn, đau bụng…

– Điều trị không dung nạp đường sữa tùy thuộc vào mức độ không dung nạp đường sữa của trẻ. Một số trẻ không dung nạp đường sữa vẫn có thể ăn một lượng nhỏ các sản phẩm sữa mà không có triệu chứng gì cả.

Để ngăn ngừa dị ứng với thực phẩm trong đó có sữa thì chỉ có cách tránh các tránh sử dụng các loại thực phẩm đó hoặc sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Đồng thời, nên đọc nhãn thực phẩm cẩn thận trước khi mua để có thể tìm kiếm được thành phần gây dị ứng sữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *