Người bị đột quỵ nên ăn gì?
Theo các số liệu thống kê: Khoảng 20% bệnh nhân sau đột quỵ xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng, do đó việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh vô cùng quan trọng giúp kiểm soát đường huyết, huyết áp, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị đột quỵ
Việc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ có thể gặp những khó khăn do những di chứng với biểu hiện như suy giảm hoạt động thần kinh, khó cử động chân tay, chán ăn, không nhớ thời điểm ăn, khó nhai và nuốt. Chính vì vậy việc ăn uống như thế nào, thực phẩm nào cần thiết cho người sau đột quỵ cần được quan tâm. Những người thân trong gia đình nên lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cụ thể, chú ý điều sau đây:
– Khuyến khích, ngay cả khi người bệnh không có cảm giác thèm ăn.
– Để ý đến những thức ăn mà người đột quỵ thấy ngon miệng nhất. Cho ăn những món ăn yêu thích nhất miễn sao có thể nuốt hoặc nhai chúng. Kết hợp phục vụ những món ăn vừa giàu dinh dưỡng, vừa ngon miệng sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao.
– Tạo thói quen ăn uống bằng cách đặt thời gian cụ thể cho bữa ăn. Nên ăn cùng với toàn thể gia đình để mỗi bữa ăn thú vị, vui vẻ hơn, cần kiên nhẫn, không vội vàng để giúp họ không cảm thấy mặc cảm tự ti vì khó khăn của mình.
– Khuyến khích người bệnh ăn những thức ăn có hàm lượng calo cao, nhiều dinh dưỡng.
– Chế biến món ăn mềm, dễ nuốt như cháo súp. Giảm bớt thức ăn cứng, khó tiêu.
– Thay vì ăn 3 bữa ăn chính người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, tránh để bệnh nhân ăn quá no.
– Không nên những thực phẩm như đồ ăn, đồ uống chứa nhiều muối hoặc nhiều đường, chất béo bão hòa, chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc trên, giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong, cải thiện hiệu quả những biến chứng sau khi đột quỵ, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Top 6 thực phẩm người bị đột quỵ nên ăn để nhanh khỏi bệnh
1. Cá và thịt gia cầm thay vì thịt đỏ
Trong cá có chứa chất béo lành mạnh, hay còn gọi là chất béo không bão hòa, chúng rất tốt cho người sau đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều cá làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Trong Tạp chí Y khoa Anh đánh giá gần 50.000 người ở Anh chỉ ra rằng: những người ăn chay và ăn cá nhưng không ăn thịt có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ thấp hơn 13% so với những người ăn thịt. Chính vì vậy, ăn cá có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát đột quỵ.
Một loại cá thường được chế biến cho người đột quỵ đó là cá ngừ. Cá ngừ chứa một loại chất béo có thể làm gia tăng Endorphin tích cực trong cơ thể giúp cải thiện tâm trạng (một di chứng sau đột quỵ gây nên cảm giác buồn bã, bồn chồn,…), đồng thời cung cấp Acid amin giúp tăng năng lượng cho cơ thể.
Cá ngừ là một thực phẩm nên được sử dụng sau đột quỵ
Ngoài ra còn có các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu,… cũng chứa nhiều Omega-3 (chất béo không bão hòa) tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiện triệu chứng do đột quỵ.
2. Các loại đậu
Các loại đậu bao gồm đậu nành, đậu Hà Lan là nguồn cung cấp Protein, Vitamin và khoáng chất (Kali, Magie), Folate cần thiết cho cơ thể. Đồng thời chúng chứa ít chất béo, không chứa Cholesterol và giàu chất xơ giúp giảm thiểu nguy cơ gây đột quỵ tái phát.
Đậu – Một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị đột quỵ
3. Rau quả
Chế độ ăn uống lành mạnh nên tránh chất béo bão hòa, khuyến cáo người bệnh bổ sung Canxi từ cải xoăn, bông cải xanh và rau bina,… Lí do những loại rau như rau bina hay cải bó xôi có chứa nhiều Folate, Vitamin E, B, K giúp giảm huyết áp, tăng cường nhận thức, phục hồi chức năng sau đột quỵ. Ngoài ra chất xơ từ rau củ có thể giảm Cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cân nặng.
Cải bó xôi giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ
4. Sữa chua
Sau đột quỵ, nuốt và nhai có thể là thách thức trong giai đoạn đầu hồi phục đột quỵ. Do đó, những thực phẩm dễ ăn như sữa chua là một lựa chọn thích hợp. Nó không chỉ cung cấp Protein tốt, còn chứa lượng Canxi, kẽm, Vitamin dồi dào giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.
Sữa chua – Món dễ ăn sau đột quỵ
5. Trái cây như táo, chuối
Táo có nhiều chất xơ như Pectin có thể làm giảm mức Cholesterol. Ăn những thực phẩm có lượng thấp Cholesterol rất quan trọng trong quá trình hồi phục đột quỵ do ngăn ngừa tích tụ mảng bám và tăng cường lưu thông mạch máu. Khi máu và Oxy được lưu thông khắp cơ thể, cung cấp đầy đủ đến não, tỷ lệ hồi phục đột quỵ tăng lên đáng kể.
Trái cây, rau củ có thể được xay nhuyễn với sữa để tăng thêm giá trị dinh dưỡng.
Một số hoa quả như chuối giàu Kali có thể dễ dàng ăn khi xay nhuyễn, giúp kiểm soát đường huyết (một nguyên nhân gây đột quỵ) và phục hồi sau tốt sau tai biến.
Táo hỗ trợ cải thiện sức khỏe sau đột quỵ
6. Bột yến mạch
Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, cung cấp nguồn chất xơ hiệu quả, góp phần giúp tăng cường trí não, nâng cao nhận thức và phục hồi chức năng đã mất do đột quỵ. Để tăng thêm dinh dưỡng cho bột yến mạch có thể kết hợp với quả việt quất hoặc dâu tây.
Cung cấp chất xơ cho người đột quỵ bằng bột yến mạch
Ngoài những thực phẩm trên có thể bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất dưới đây:
– Kali: Giúp kiểm soát huyết áp tốt, mang lại hiệu quả tốt hơn sau đột quỵ.
– Omega-3: Được tìm thấy nhiều trong cá và nguồn tự nhiên khác, giúp ngăn ngừa đột quỵ, phục hồi những triệu chứng.
– Vitamin B3: Với hàm lượng cao ở thịt tự nhiên hoặc những chế phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi chức năng não do biến chứng của đột quỵ.
– Coenzyme Q10: Chất chống oxy hóa bảo vệ các mô trong cơ thể, bao gồm cả những mô ở não bị tổn thương do đột quỵ.
– Sản phẩm từ thảo dược tự nhiên như HT Strokend: Hỗ trợ làm tan cục máu đông, hạn chế tai biến tái phát.
Tuy nhiên việc bổ sung những chất kể trên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, do có thể tương tác với thuốc điều trị khác.
Những chú ý khác cho người đột quỵ
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bị đột quỵ cũng nên chú ý:
– Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm cần tránh để giúp mau chóng khỏi bệnh.
– Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học như nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên…
Xu hướng của giới tuổi trẻ gần đây ngày càng ưa chuộng những đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, điều này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần chăm sóc bản thân hơn từ khi còn khỏe mạnh. Đặc biệt là những đối tượng đang có yếu tố nguy cơ như béo phì, mắc bệnh tim mạch…
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp 6 loại thực phẩm vàng giúp người bệnh phục hồi bệnh mau chóng. Hãy tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.
Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.