banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Gừng (Thân rễ) (Rhizoma Zingiberis) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Gừng

Tên khác: Can khương

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả

Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 cm đến 7 cm, dày 0,5 cm đến 1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh trưởng của thân rễ. Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ. Mặt cắt ngang có sợi thưa. Mùi thơm, vị cay nóng.

Vi phẫu

Biểu bì gồm một lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, xếp tương đối đều đặn. Dưới lớp biểu bì là lớp suberoid gồm 5 đến 6 hàng tế bào tròn hoặc gần tròn nhuộm màu xanh, xếp xen kẽ nhau. Phía dưới lớp suberoid là lớp bần gồm những tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm và đồng tâm. Mô mềm vỏ gồm các tế bào tròn. Phía trong, lớp nội bì tạo thành vòng không liên tục, sát lớp nội bì là lớp trụ bì. Các bó libe-gỗ rải rác trong phần mô mềm vỏ và mô mềm ruột, tập trung nhiều nhất ờ sát lớp nội bì. Mỗi bó hình tròn hay hình trứng có 1 đến 6 mạch gỗ ở giữa, libe chồng lên gỗ, rải rác có các mạch gỗ bị cắt dọc. Những tế bào tiết tinh dầu rải rác khắp mô mềm ruột và mô mềm vỏ.

Xem thêm: Chè Dây (Lá) (Folium Ampelopsis) – Dược Điển Việt Nam 5

Bột

Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu màu vàng nhạt. Tinh bột hình trứng, có vân rõ. Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu vàng nâu. Sợi có thành mỏng. Mảnh mạch vạch, mạch vòng, mạch điểm.

Định tính

A. Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 70 % (TT), đun sôi, lắc đều, lọc.

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch natri nitroprusiat 1 % (TT), thêm 3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), xuất hiện màu đỏ. Thêm 2 giọt acid acetic băng (TT), có tủa chuyển sang màu vàng.

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt dung dịch paranitrovanilin (TT), thêm 0,5 ml dung dịch natri hydrocarbonat 5 % (TT), 4 ml nước, đun sôi, để nguội, dung dịch có màu nâu đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silicagel GF254

Dung môi khai triển: n-Hexan – aceton – acid acetic loãng (7,5 : 2,5 : 4 giọt).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 5 ml aceton (TT), lắc trong 3 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột thân rễ Gừng (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt từng bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử vanilin – sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 110 °C cho đến khi xuất hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 10 vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Xem thêm: Cẩu Tích (Thân rễ) (Rhizoma Cibotii Culi) – Dược Điển Việt Nam 5

Tro toàn phần

Không quá 6.0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 3,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tạp chất: Không quá 1,0 %.

Tỉ lệ non xốp: Không quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10).

Chất chiết được trong nước: Không ít hơn 14,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chất chiết được trong ethanol 90 %: Không ít hơn 6,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).

Cho 30 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 300 ml nước, tiến hành cất trong 3 h.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (can khương). Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao cháy (thán khương).

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, nhiệt. Vào các kinh tâm, phê, ty. vị, thận, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thùng mạch, táo thấp tiêu đàm.

Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Thán khương tăng cường chỉ huyết.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *