banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Lộc Giác Sương (Cornu Cervi degelatinatum) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Lộc giác sương

Bã gạc hươu sau khi nấu cao phơi hoặc sấy khô. Khi nghiền hoặc tán nhỏ sẽ thành bột trắng.

Mô tả

Khối hình trụ tròn dài hoặc chẻ thành từng miếng, bị vỡ, lớn nhỏ không đều nhau. Mặt ngoài màu trắng, có chất  bột, thường có cạnh dọc, đôi khi có điểm chấm nhỏ, màu  xám hoặc nâu xám. Thể nhẹ, chất xốp, giòn. Mặt bẻ gẫy có phần ngoài tương đối đặc, màu trắng hoặc trắng xám, phần giữa có lỗ dạng tổ ong, màu nâu xám hoặc vàng xám. Có tính hút ẩm. Vị nhạt, nhai có cảm giác dính răng.

Độ ẩm

Không được quá 8,0 % (Phụ lục 9.6, 2 g, 105 °C, 5 h).

Xem thêm: Hương Gia Bì (Vỏ rễ) (Cortex Periplocae) – Dược Điển Việt Nam 5

Chế biến

Lấy sừng hoá xương (lộc giác), nấu bỏ chất keo, lấy riêng xương, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Phơi khô, đập vụn, tán nhỏ trước khi dùng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, trong bao bì kín.

Tính vị, quy kinh

Hàm, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn thận, trợ dương, thu liễm, chỉ huyết.

Chủ trị: Tỳ thận dương hư, ăn ít, nôn mửa, tiêu chảy, bạch đới, di niệu, băng huyết, rong huyết, ung nhọt, đờm hạch.

Xem thêm: Lộc Giác Giao (Colla Cornus Cervi) – Dược Điển Việt Nam 5

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9 g đến 15 g, dạng thuốc hoàn, tán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *