Bệnh cường giáp – Đừng chủ quan với biến chứng khó lường

Bệnh cường giáp (hội chứng cường giáp)

Bệnh cường giáp (hội chứng cường giáp)

Cường giáp là hội chứng không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây nên tình trạng này xuất phát từ bệnh lý Basedow. Tuyến giáp là bộ phận quan trong tham gia vào việc chuyển hóa và tăng trưởng trong cơ thể. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu căn bệnh này gây nguy hiểm như thế nào nếu mắc phải?

I. Tổng quan về bệnh cường giáp

1. Bệnh cường giáp là gì?

Trước tiên, chúng ta phải có nhìn nhận đúng: Đây là một hội chứng, điều đó có nghĩa là không còn là một căn bệnh đơn lẻ. Nguyên nhân của bệnh cường giáp có thể kể đến do nhiễm độc hay viêm tuyến giáp…trong đó phần lớn do bệnh Basedow.

Cường giáp là bệnh lý làm tăng giải phóng hormone tuyến giáp (Triiodothyronine và Thyroxine) kéo theo các hậu quả về tim mạch, chuyển hóa quá mức.

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động

2. Triệu chứng nhận biết bệnh cường giáp

Các dấu hiệu, triệu chứng giúp nhận biết được bệnh cường giáp gồm:

– Hồi hộp, đánh trống ngực: Tim đập > 100 nhịp/phút, loạn nhịp, cảm thấy khó thở, đau ngực.

– Thân nhiệt vượt quá mức bình thường do chuyển hóa cơ bản tăng, tiết mồ hôi nhiều.

– Tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cần chú ý, gây ra bởi tăng nhu động ruột thường xuyên.

– Run tay không kiểm soát với tần số nhanh và biên độ thấp.

– Bướu cổ: Vị trí chứa tuyến giáp phình to.

– Sụt cân dù vẫn sinh hoạt bình thường hoặc ăn nhiều hơn. Có thể tụt nhiều kg trong 1 tháng.

– Tính khí thay đổi, dễ nổi cáu, lo lắng.

– Khó ngủ, trằn trọc, ngủ không yên giấc.

– Mệt mỏi, yếu sức, trở nên thụ động.

– Mắt lồi lên, sưng đỏ, nhìn đôi, nhìn ba, sợ ánh sáng.

Bướu cổ, mắt lồi là triệu chứng điển hình bệnh cường giápBướu cổ, mắt lồi là triệu chứng điển hình bệnh cường giáp

II. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

1. Biến chứng bệnh cường giáp

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Hệ tim mạch: Rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tỷ lệ đột quỵ cao), suy tim sung huyết.

– Loãng xương dẫn đến dễ gãy. Hiện tượng này có thể là do lượng hormone tuyến giáp tiết ra lớn làm giảm sự hấp thu Canxi vào xương.

– Bất thường về mắt: Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng này là do bệnh Basedow sẽ xuất hiện thêm các ảnh hưởng đối với mắt như phồng lên, đỏ, sưng, sợ ánh sáng, nhìn lóa,… Nếu kéo dài các triệu chứng này, có thể dẫn đến nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

– Cơn bão giáp: Mặc dù ít gặp nhưng lại có thể gây tử vong. Biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân chưa được kiểm soát tốt và kèm theo các yếu tố thúc đẩy như nhiễm trùng, chấn thương,…

– Hàm lượng Thyrotoxic vượt mức làm tăng đột ngột các biểu hiện sốt, mạch nhanh, nặng hơn nữa là mê sảng.

Khi xuất hiện các dấu hiệu này cần phải đến bệnh viện, trung tâm y tế ngay tức thì để được chăm sóc kịp thời.

2. Bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai

Cường giáp ở phụ nữ có thai

Cường giáp ở phụ nữ có thai

Liệu bệnh cường giáp có khả năng di truyền? Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của bệnh đến thai kỳ bao gồm:

– Theo thống kê, có tới 1% số trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh Basedow có biểu hiện cường giáp sau khi chào đời. Điều này được lý giải bởi kháng thể kích thích tuyến giáp vào được rau thai, gây ảnh hưởng tới con.

+ Khi trong bụng mẹ, siêu âm thấy tim em bé đập > 160 nhịp/phút, bướu giáp, chậm lớn hay xương phát triển bất thường, đây là những dấu hiệu nói lên chứng cường giáp ở thai nhi. Lúc đó, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa (PTU hoặc MMI) để điều trị cho con.

+ Sau khi sinh, xét nghiệm máu được thực hiện để phát hiện cường giáp ở trẻ.

– Bệnh có thể gây đẻ non hoặc tiền sản giật ở bà bầu. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ cao mắc suy tim, nhiễm độc giáp cấp.

– Nếu cường giáp không được chữa trị tốt sẽ để lại nhiều biến chứng trên con như tim bẩm sinh.

Tuyến giáp giải phóng các hormone cần thiết cho quá trình tăng trưởng của cơ thể, kể cả hoạt động sinh sản. Chính vì vậy nhiều người đặt ra mối lo lắng liệu khi mắc bệnh cường giáp liệu có thai được không?

Khi cơ thể tiết dư thừa lượng hormone này dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, tăng tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn. Theo dữ liệu lâm sàng, khoảng 2,3% nữ giới gặp vấn đề về sinh sản có liên quan đến bệnh cường giáp.

Cường giáp ở nữ giới có gây vô sinh?

Cường giáp ở nữ giới có gây vô sinh?

Tuy nhiên, nếu bệnh được điều trị kịp thời thì cơ hội mang thai vẫn rất cao. Chị em đang trong giai đoạn sinh sản sau khi kiểm soát được bệnh cường giáp, thông qua sự giám sát từ bác sĩ chuyên khoa vẫn có khả năng mang thai và sinh nở bình thường.

III. Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Khoảng 1 đến 2 năm trị liệu, tỷ lệ khỏi bệnh từ 40 – 70%. Khi đã khỏi bệnh, nếu tuyến giáp không to thêm nữa, có thể ngừng sử dụng thuốc kháng giáp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc phối hợp thuốc viên hormone tuyến giáp cùng chế độ ăn uống khoa học thì khả năng khỏi bệnh cao.

Tuy nhiên, khi dừng điều trị, người bệnh vẫn phải đến cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết khám định kỳ 3 tháng một lần trong năm đầu tiên để phát hiện kịp thời bệnh tái phát. Khi đó, tiếp tục uống thuốc kháng giáp hoặc iod phóng xạ hoặc phẫu thuật sẽ được cân nhắc chỉ định.

IV. Chế độ ăn cho bệnh nhân cường giáp

Dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp

Dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp

1. Người bệnh cường giáp nên ăn gì?

Nhiều loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng trong thời gian điều trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tuyến giáp như: 

– Các loại rau quả cung cấp nhiều chất chống oxy hóa (cà chua, họ cam quýt, cải xoăn, rau bina, bí đỏ…) giúp nâng cao sức đề kháng, đồng thời điều hòa lượng hormone tuyến giáp.

– Rau họ cải (ví dụ súp lơ, bắp cải,…) có tác dụng ngăn cản tiết hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng ngược lại, thậm chí suy giáp. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng.

– Vitamin D và Omega – 3:

+ Giúp cải thiện sức khỏe tuyến giáp. Bên cạnh đó, Vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thu Canxi trong cơ thể diễn ra thuận tiện, phòng tránh nguy cơ loãng xương tốt. Trong khi Omega – 3 giúp cân bằng hoạt động của tuyến giáp.

+ Cá hồi cung cấp một lượng dồi dào cả Vitamin D và Acid béo Omega – 3, vậy nên, bệnh nhân cần bổ sung loại thực phẩm này. Ngoài ra, trứng và nấm chứa tỷ lệ Vitamin D lớn và quả óc chó, dầu oliu,… cung cấp nhiều Omega – 3 mà người bệnh cũng nên sử dụng.

– Chế độ ăn giàu kẽm: Khi thiếu loại khoáng chất này sẽ gây cản trở quá trình phân bào, tăng trưởng và phân hủy Carbonhydrate. Bên cạnh đó, tuyến giáp hoạt động quá mức cũng là yếu tố thúc đẩy lượng Kẽm trong cơ thể dần cạn kiệt. Một số loại hạt cung cấp Kẽm được khuyên dùng như hạt óc chó, hạnh nhân, bí ngô,…

– Một bữa ăn giàu Protein chế biến từ các loại đậu hạt nên được thực hiện đối với bệnh nhân cường giáp bởi sụt cân khi mắc bệnh rất dễ xảy ra, do đó, chất đạm thực vật giúp duy trì cân nặng thích hợp. Điều này rất quan trọng.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa để bổ sung thêm Canxi cho cơ thể, giảm nguy cơ loãng xương.

– Vitamin và khoáng chất trong nước dừa, nhất là Kali và Phospho mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân cường giáp.

2. Bệnh cường giáp cần kiêng thức ăn gì?

– Thực phẩm nhiều Iot như muối Iot, tảo khô, hải sản,… thúc đẩy hoạt động tuyến giáp, làm cho các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.

– Thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường như kẹo, mứt, nước ngọt,… dẫn đến khó kiểm soát tình trạng rối loạn chuyển hóa Carbohydrate.

– Bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ hay chế biến lại nhiều ngày sẽ làm cho bệnh trở nặng thêm, đồng thời hạn chế tác dụng của thuốc điều trị.

Cà Phê kích thích tuyến giáp giải phóng dư thừa lượng hormone, từ đó dẫn đến bệnh càng trở nặng thêm. Đây là một trong các loại đồ uống mà bệnh nhân nên hạn chế dùng.

– Đồ uống chứa cồn ngăn cản sự hấp thu Canxi trong cơ thể, do đó, tăng nguy cơ loãng xương.

– Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và gây biến chứng loãng xương.

Tóm lại, đây là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về tim mạch, thị giác, chuyển hóa cơ thể,… Do đó, khi thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào như bướu cổ, run tay,… cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *