Bệnh trĩ có tái phát không? Làm gì để bệnh không tái phát?

Nỗi ám ảnh khi bệnh trĩ tái phát

Nỗi ám ảnh khi bệnh trĩ tái phát

Nhiều người gặp tình trạng sau một thời gian điều trị khỏi bệnh trĩ lại tái phát gây phiền phức và tốn nhiều công sức, thời gian để điều trị lại, Vậy nguyên nhân do đâu và phương pháp nào hữu hiệu nhất để ngăn bệnh trĩ tái phát. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc.

I. Vì sao bệnh trĩ lại tái phát?

Trên thực tế, tỷ lệ tái phát bệnh trĩ không phải là nhỏ và nó làm cho bệnh nhân rất lo lắng, hoang mang và cảm thấy nản khi bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều đó tạo tâm lý chán nản khiến người bệnh từ bỏ việc điều trị, làm cho bệnh càng trở nên nặng hơn. Có một số lý do được các chuyên gia đưa ra lý giải cho hiện tượng này như sau:

1. Để bệnh lâu ngày mới đi chữa

Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn, trực tràng tạo ra các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn và hình thành búi trĩ. Khi đã giãn ra rất khó để có thể quay về trạng thái đàn hồi như ban đầu.

– Ở một số bệnh nhân do ‘’ngại ngùng’’nên không dám nói về tình trạng bệnh của mình với bác sĩ mà tự ý điều trị tại nhà theo các phương pháp truyền miệng. Có thể mới đầu các triệu chứng đỡ hơn làm lầm tưởng bệnh đã khỏi nhưng bệnh vẫn tiến triển và tái phát lại nhiều lần. Khi đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn do bệnh trở nặng và có thể gây biến chứng nguy hiểm.

2. Lầm tưởng sau phẫu thuật không tái phát bệnh trĩ

– Phẫu thuật cắt búi trĩ có thể coi là phương pháp tối ưu trong điều trị hiện nay. Tuy nhiên nếu sau phẫu thuật không giữ gìn thì việc xuất hiện búi trĩ trở lại là không tránh khỏi.

– Việc phẫu thuật thật ra chỉ cắt phần búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn còn không thể tác động đến sự giãn hay suy yếu của hệ tĩnh mạch vùng hậu môn. Sau phẫu thuật nếu bệnh nhân không vệ sinh cẩn thận cùng chế độ sinh hoạt điều độ thì bệnh trĩ có tái phát.

Sau phẫu thuật cắt trĩ, bệnh có tái phát?

Sau phẫu thuật cắt trĩ, bệnh có tái phát?

3. Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng tỉ lệ mắc ở người trẻ. Đó có thể là hệ quả của lối sống không khoa học của phần lớn giới trẻ hiện nay.

Lối sống văn phòng ngồi nhiều, giảm vận động cũng là yếu tố dẫn đến bệnh trĩ dai dẳng. Cùng với đó áp lực công việc, căng thẳng, thói quen ăn đồ ăn nhanh, rượu bia… dẫn đến táo bón cũng là yếu tố góp phần làm bệnh trĩ khó có thể điều trị hoàn toàn.

Ngồi nhiều làm trĩ tái phát

Ngồi nhiều làm trĩ tái phát

II. Phương pháp giúp ngăn bệnh trĩ quay trở lại

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Việc cân bằng lại chế độ ăn uống góp phần không nhỏ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và giảm tình trạng bệnh trĩ tái phát:

– Hãy lên thực đơn bổ sung nhiều chất xơ và vitamin giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón, giảm áp lực lên vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Những loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, đậu đỗ, ngũ cốc…không chỉ tốt cho người bệnh trĩ mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

– Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng…Những tác nhân này có thể gây rối loạn tiêu hóa, táo bón tiêu chảy và khiến bệnh trĩ quay trở lại.

Bổ sung nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón

Bổ sung nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón

2. Đi vệ sinh đều đặn

Tưởng chừng như việc đi vệ sinh đều đặn không có ý nghĩa gì nhưng nó rất quan trọng để phòng ngừa bệnh trĩ. 

– Việc nhịn đi ngoài quá lâu sẽ đè nén lên vùng chậu của bạn và gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn. 

– Hơn nữa việc nhịn lâu sẽ tăng sự tái hấp thu nước tại ruột rà khiến phân bị rắn gây khó khăn khi tống phân ra ngoài và lâu dần gây táo bón.

3. Uống đủ nước trong một ngày

–  Với nhu cầu hàng ngày từ 1,5 – 2 lít nước sẽ giúp cơ thể điều hòa, thải độc tốt hơn, có lợi cho tiêu hóa, giảm tình trạng phân khô gây táo bón.

– Ngoài nước lọc, các loại nước từ trái cây, rau củ…cũng là lựa chọn tốt cho cơ thể.

Uống đủ nước hàng ngày

Uống đủ nước hàng ngày

4. Chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao phù hợp

– Hạn chế việc ngồi nhiều hay đứng lâu trong 1 tư thế giúp làm giảm áp lực lên vùng xương chậu. Nên đứng dậy đi lại khoảng 10-15 phút đi lại giữa những khoảng thời gian ngồi dài giảm nguy cơ về bệnh trĩ.

– Không mang vác vật nặng thường xuyên bởi vì khi gắng sức sẽ tạo áp lực rất lớn tăng hình thành búi trĩ.

– Từ bỏ thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

– Tham gia luyện tập thể dục thể thao:

+ Việc luyện tập điều độ không những rất tốt để phòng ngừa bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe. Các bài tập điều độ giúp làm bền thành mạch tránh sự giãn nở tĩnh mạch hậu môn quá mức. Việc dành cho mình mỗi ngày khoảng thời gian thích hợp tham gia các môn thể thao như yoga, dưỡng sinh…là một gợi ỹ bổ ích giúp phòng ngừa bênh trĩ tái phát.

+ Tuy nhiên cần luyện tập phù hợp tránh việc gắng sức hay tập các môn thể thao nặng như nâng tạ vì điều đó sẽ càng làm bệnh trĩ quay lại sớm hơn.

Những bài tập yoga nhẹ nhàng ngăn ngừa bệnh trĩ

Những bài tập yoga nhẹ nhàng ngăn ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể được kiểm soát tốt nếu như người bệnh biết cách phòng ngừa đúng cách. Với những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp mọi người điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất để trĩ không còn là nỗi ám ảnh không thể nào xóa bỏ

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *