Những thông tin cần lưu ý sau khi cắt amidan

Những lưu ý sau khi cắt amidan

Những lưu ý sau khi cắt amidan

Amidan là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus khi xâm nhập theo đường tiêu hóa từ miệng. Chức năng này làm cho amidan đặc biệt dễ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm. Không ít trường hợp ba mẹ thấy con bị viêm amidan vài lần là đến gặp bác sĩ đòi cắt để khỏi viêm. Vậy cắt amidan trong trường hợp nào là cần thiết? Những biến chứng gì sau khi cắt? Hãy cùng nhà thuốc Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

1. Viêm amidan có nên cắt không?

Cắt amidan từng là thủ thuật phổ biến để điều trị nhiễm trùng và viêm amidan. Ngày nay, cắt amidan thường được thực hiện để điều trị rối loạn nhịp thở khi ngủ nhưng vẫn có thể là phương pháp điều trị tình trạng viêm amidan xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, cắt amidan còn được chỉ định để điều trị hô hấp và các vấn đề khác liên quan đến phì đại amidan và một số bệnh khác.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào lợi ích và nguy cơ sau khi cắt để chỉ định có nên cắt amidan hay không. Khi trẻ nhỏ hoặc người lớn bị viêm amidan nhẹ thì không cần thiết phải cắt. Trường hợp cắt cần được thực hiện khi sử dụng thuốc, mẹo dân gian không còn đem lại hiệu quả.

Cắt amidan thường được khuyến nghị khi viêm amidan tái phát, mạn tính hoặc nặng. Phẫu thuật để ngăn ngừa các đợt viêm amidan tái phát thường xuyên, được định nghĩa là:

– Ít nhất 7 lần trong 1 năm.

– Ít nhất 5 lần mỗi năm trong 2 năm liên tiếp.

– Ít nhất 3 lần mỗi năm trong 3 năm liên tiếp.

Phẫu thuật này cũng có thể được khuyến nghị nếu:

– Nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm amidan không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh.

– Nhiễm trùng dẫn đến tụ mủ sau amidan (áp xe amidan) không hiệu quả sau khi dùng thuốc hoặc thủ thuật dẫn lưu.

– Amidan mở rộng gây biến chứng khó thở, ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

– Các bệnh hoặc tình trạng hiếm gặp khác của amidan như mô ung thư ở một hoặc cả hai, chảy máu tái phát từ mạch máu gần bề mặt amidan, hơi thở có mùi nghiêm trọng liên quan đến mảnh vụn trong các kẽ của amidan.

Một số đối tượng không nên tiến hành cắt amidan như:
– Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: có thể ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch sau này.

– Người trên 45 tuổi: nguy cơ cắt amidan dễ chị chảy máu do amidan xơ dính hoặc tác động từ các bệnh nền khác, bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

2. Sau khi cắt amidan có hết viêm họng không?

Cắt amidan có hết viêm họng không?

Cắt amidan có hết viêm họng không?

Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus, bệnh thường gây đau họng đột ngột, nuốt đau và sốt cao. Cắt amidan có thể giúp bạn ít bị nhiễm trùng họng hơn những vẫn có thể mắc hoặc đau họng.

Một nghiên cứu thấy rằng có 95% những người khảo sát sau khi cắt amidan có hiệu quả trong việc loại bỏ chứng viêm họng. Đồng thời, phẫu thuật có thể làm giảm số ca viêm họng ở trẻ em, nhưng không phải là tuyệt đối. Một số trường hợp vẫn có thể bị nhiễm trùng do một số yếu tố như dị ứng, cảm lạnh, khói và không khí ô nhiễm gây đau họng, ngay cả khi đã cắt bỏ amidan.

3. Những lưu ý khi cắt amidan mà bạn cần quan tâm?

3.1. Trước khi cắt amidan

Thông tin bạn có thể được yêu cầu cung cấp, bao gồm:

– Tất cả các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng.

– Tiền sử gia đình hoặc bản thân có phản ứng bất lợi với thuốc gây mê hay không? Có bị rối loạn chảy máu không?

– Các phản ứng tiêu cực với thuốc hoặc dị ứng với bất cứ thuốc nào như kháng sinh, chống viêm…

Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn những điều cần thiết về việc sử dụng thuốc, ăn uống và kế hoạch trong thời gian hồi phục.

3.2. Trong quá trình cắt amidan

Cắt amidan cần gây mê toàn thân, do đó người bệnh sẽ không cảm nhận được quy trình hay cảm giác đau đớn trong khi phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan bằng lưỡi dao hoặc dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng sử dụng nhiệt năng lượng cao hoặc sóng âm để loại bỏ hoặc phá hủy các mô và cầm máu.

3.3. Sau khi cắt amidan

Chăm sóc sau khi cắt amidan

Chăm sóc sau khi cắt amidan

Các vấn đề thường gặp sau khi cắt amidan:

– Đau cổ họng từ trung bình đến nặng trong một đến hai tuần.

– Đau ở tai, cổ hoặc hàm.

– Buồn nôn và nôn mửa trong vài ngày.

– Sốt nhẹ trong vài ngày.

– Hôi miệng kéo dài đến hai tuần.

– Sưng lưỡi hoặc cổ họng.

– Cảm thấy có gì đó mắc kẹt trong cổ họng.

– Lo lắng hoặc rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.

– Ngáy hoặc thở ồn ào trong tuần đầu.

Thời gian hồi phục cho ca cắt amidan thường ít nhất 10 ngày đến 14 ngày. Sau phẫu thuật phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và đảm bảo vệ sinh răng miệng. Cần chú ý những nguyên tắc sau để thúc đẩy phục hồi tốt hơn, bao gồm:

– Thuốc: Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

– Đồ uống: Phải uống nhiều nước sau khi phẫu thuật để tránh mất nước.

– Đồ ăn: Thức ăn nhạt dễ nuốt như sinh tố táo, súp… là những lựa chọn tốt nhất sau khi phẫu thuật. Tránh những thức ăn có tính acid, cay, cứng hoặc giòn do có thể gây chảy máu hoặc đau.

– Nghỉ ngơi: Nghỉ tại giường là quan trọng trong vài ngày sau phẫu thuật. Các hoạt động gắng sức như chạy, đạp xe… nên tránh trong 2 tuần đầu. Trẻ nhỏ có thể đi học sau khi thực hiện được chế độ ăn uống bình thường, đảm bảo giấc ngủ và không cần sử dụng thuốc giảm đau nữa.

Theo dõi tình trạng người bệnh và cần tới cơ sở y tế nếu thấy xuất hiện:

– Chảy máu: Xuất hiện những giọt máu nhỏ từ mũi hoặc trong nước bọt.

– Số từ 38,5 độ trở lên.

– Mất nước với biểu hiện như giảm đi tiểu, khát nước, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, nhức đầu. Ở trẻ em cần chú ý số lần đi tiểu (ít hơn 2-3 lần/ngày) hoặc khóc không ra nước mắt.

– Vấn đề về hô hấp: Khó thở.

4. Biến chứng sau khi cắt amidan

Một số biến chứng sau khi cắt amidan

Một số biến chứng sau khi cắt amidan

Cắt amidan có nguy cơ gây tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Phản ứng với thuốc gây mê: Thuốc giúp người bệnh ngủ trong khi phẫu thuật có thể gây ra các vấn đề nhỏ, thoáng qua như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa hoặc đau nhức cơ. Các vấn đề nghiêm trọng, kéo dài như tử vong là rất hiếm.

– Sưng tấy: Sưng lưỡi và vòm miệng mềm có thể gây ra các khó khăn về hô hấp, nhất là trong vài giờ đầu tiên sau khi làm phẫu thuật.

– Chảy máu khi phẫu thuật: Trong một số trường hợp hiếm gặp, chảy máu nghiêm trọng có thể xảy ra. Cắt không đúng kỹ thuật gây chạm mạch máu, không cầm được. Lúc này, người bệnh cần điều trị bổ sung và thời gian nằm viện lâu hơn.

– Nhiễm trùng: Hiếm gặp tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Cắt amidan thường được thực hiện trong ngày và có thể về nhà sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên nếu có biến chứng phát sinh hoặc là trẻ nhỏ, người bệnh có thể cần ở lại.

Vì vậy trước khi cắt, người bệnh cần được chỉ định làm các xét nghiệm về chức năng gan, thận và mạch máu để hạn chế những biến chứng đáng tiếc có thể gặp phải. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên khám và phẫu thuật ở những bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng, không nên thực hiện ở phòng khám tư không đảm bảo trang thiết bị, rất dễ gặp sự cố.

5. Một số người có nguy cơ mọc lại amidan không?

Amidan có thể phát triển trở lại sau khi cắt amidan nếu bác sĩ không loại bỏ hoàn toàn tất cả các mô bạch huyết trong quá trình phẫu thuật. Chỉ với một lượng mô rất nhỏ cũng có thể khiến amidan phát triển trở lại. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Một số yếu tố làm amidan phát triển trở lại như chứng được cắt bỏ khi còn rất trẻ. Trong trường hợp bình thường, amidan có xu hướng phát triển với tốc độ bình thường cho đến khoảng 8 tuổi. Nếu trong trường hợp này bị nhiễm trùng hoặc gặp vấn đề khác, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tương tự như trước khi cắt.

Cắt amidan có thể cải thiện tình trạng viêm amidan và cả bệnh gây ra bởi vi khuẩn như làm tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm họng. Mong rằng với những kiến thức trong bài viết giúp người bệnh có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc cắt amidan. Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *