Cholesterol là gì? Các loại Cholesterol?

Cholesterol đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể

Cholesterol đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể

Cholesterol là loại chất béo quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người thường hiểu sai lầm hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa về nó. Hãy cùng làm rõ qua bài viết sau.

1.1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo trong cơ thể được bài tiết từ gan vào mật rồi tái hấp thu ở ruột, đóng vai trò quan trọng đối với các cơ quan và hoạt động trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng là một thành phần tham gia vào cấu tạo nên màng tế vào và là tiền chất để tổng hợp các Acid mật và Hormon Steroid.

Theo nghiên cứu thì khoảng 75% Cholesterol được sản xuất tại gan và các cơ quan khác. Phần còn lại được cung cấp từ thức ăn như thịt, trứng, sữa, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,…

1.2. Vai trò của Cholesterol trong cơ thể

Cholesterol tham gia vào nhiều quá trình xảy ra trong cơ thể, trong đó nổi bật là 3 nhiệm vụ sau:

– Hỗ trợ sản xuất và điề hòa các hormon sinh dục.

– Tham gia vào việc hình thành sắc tố mật.

– Là nguyên liệu cho sản xuất mô tế bào.

Cholesterol trong cơ thể chia làm 2 loại chính là HDL Cholesterol và LDL Cholesterol với chức năng riêng. Phân biệt 2 loại này như sau:

2.1 HDL Cholesterol

HDL Cholesterol chính là tên gọi của Cholesterol tốt trong cơ thể, chiếm 25-30% lượng Cholesterol trong máu. Nó giúp vận chuyển Cholesterol từ máu về gan, đồng thời làm giảm các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch.

2.2 LDL Cholesterol

LDL Cholesterol được coi là Cholesterol xấu trong cơ thể. Nó tham gia vào quá trình vận chuyển, điều hòa các Cholesterol cho cơ thể. Khi nồng độ tăng cao trong máu dẫn đến lắng đọng các mảng xơ vữa ở thành mạch. Các mảng này bám vào thành mạch gây hẹp, liên kết bền cũng này có thể dẫn đến tình trạng tắc mạch, vỡ mạch máu và một loạt các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

Do những thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hay lười vận động, lượng Cholesterol HDL mất đi. Điều này khiến Cholesterol LDL tăng cao gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Có nhiều cách để đánh giá lượng Cholesterol trong máu thông qua các xét nghiệm hóa sinh.

3.1 Mức HDL Cholesterol trong máu

Khi nồng độ HDL Cholesterol trong máu thấp: nhỏ hơn 40 mg/dL với nam giới và 50mg/dL với nữ giới thì có khả năng cao gây ra các bệnh lý về tim mạch.

HDL Cholesterol tăng là dấu hiệu tốt vì đây là loại Cholesterol tốt, giúp tăng cường bảo vệ bộ máy tim mạch của cơ thể.

3.2 Mức LDL Cholesterol trong máu

LDL Cholesterol là loại Cholesterol xấu đối với cơ thể. Khi loại Cholesterol này tăng cao, có nguy cao dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Các mức đánh giá có thể tham khảo như sau:

– Chỉ số biểu hiện tốt khi nồng độ LDL Cholesterol trong máu nhỏ hơn 100 mg/dL.

– Nồng độ ở trạng thái cho phép: từ 100- 129 mg/dL.

– Đang tăng nguy cơ khi mức LDL Cholesterol có nồng độ từ 130 – 159 mg/dL.

– Cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khi nồng độ LDL Cholesterol vượt quá 160 mg/dL.

Theo hiệp hội y học Hoa Kỳ, Cholesterol là chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi thành phần LDL Cholesterol trong cơ thể tăng quá mức cho phép có thể gây ra một số bệnh lý. Lúc này cần đến bệnh viên để đánh giá mức độ tăng cholesterol máu để có phương pháp điều trị hợp lý.

Việc điều trị không chỉ đánh giá trên mức độ Cholesterol trong cơ thể mà còn dựa vào các yếu tố gây ra nguy cơ tim mạch.

Cholesterol cao gây nguy hại đối với sức khỏe con người

Cholesterol cao gây nguy hại đối với sức khỏe con người

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc LDL Cholesterol tăng cao trong cơ thể như:

– Ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu Cholesterol, axit béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, pho mát, khoai tây chiên, bơ đậu phộng…

– Lối sống thiếu lành mạnh: ít vận động, sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích,…

– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ bị Cholesterol cao thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

– Các bệnh lý khác như đái tháo đường, gan nhiễm mỡ,…

– Người thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh.

Người bệnh sau khi được chẩn đoán mức độ tăng cholesterol bởi bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện, cần chú ý nguyên tắc điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên thực hiện những điều sau:

– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

– Xây dựng chế độ ăn cân bằng, khoa học

+ Ưu tiên lựa chọn các loại đạm tốt, 70% đạm từ thực vật như đậu, lạc,… 30% từ động vật, chủ yếu là từ các loại thịt trắng như gà, tôm, cá,…

+ Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, đồ rán, nướng, chiên,…

+ Tăng cường bổ sung thức phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng Cholesterol cao

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng Cholesterol cao

– Tinh thần lạc quan, vui vẻ, thường xuyên tập thể dục đều đặn, uống đủ nước,…

– Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Như vậy, Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên cần kiểm soát mức LDL Cholesterol trong máu để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một số bệnh lý khác. Với tất cả kiến thức này mong rằng bạn có lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng cholesterol máu cao.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *