[TOP 7] Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm mũi dị ứng nên làm gì?

Viêm mũi dị ứng gây nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hay tiếp xúc với các yếu tố lạ. Ngoài việc phải sử dụng các thuốc điều trị, có những biện pháp đơn giản như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hay áp dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam khám phá những mẹo nhỏ chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả qua bài viết sau:

1. Nhỏ/Rửa mũi với nước muối sinh lý

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng là nghẹt mũi. Để cải thiện tình trạng này, hãy thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy tích tụ bên trong mũi.

Nhỏ mũi hoặc rửa mũi đều có thể giúp cải thiện tình trạng viêm mũi một cách vô cùng hiệu quả. Nhỏ mũi đơn giản hơn, chỉ cần mua lọ nước muỗi nhỏ mũi nhỏ trực tiếp vào mũi, mỗi ngày tiến hành nhỏ từ 5-6 lần.

Rửa mũi: Trong một nghiên cứu năm 2012 cho thấy việc rửa mũi bằng nước muối có tác dụng hữu ích cho cả trẻ em và người lớn bị viêm mũi dị ứng. Dung dịch nước muối đẳng trương là dung dịch có nồng độ 0,9% tương tự như nồng độ Natri trong máu và nước mắt. Nước muối giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Nó có thể làm sạch các vết thương, thông các xoang ở mũi. Khi rửa qua mũi, các chất nhầy gây dị ứng, các mảnh vụt sẽ được cuốn sạch đi.

Có thể thực hiện theo các bước sau:

– Nghiêng đầu sang 1 phải.

– Bóp dung dịch nước muối vào lỗ mũi bên trái.

– Lặp lại ở phía còn lại.

– Có thể điều chỉnh vị trí đầu để tránh nước chảy xuống cổ họng.

Rửa mũi giúp làm sạch chất nhầy

Rửa mũi giúp làm sạch chất nhầy

2. Xông mũi giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của viêm mũi

Xong mũi cũng là một giải pháp đơn giản nhưng mang lại sự thông thoáng đường thở cho người viêm mũi dị ứng. Hơi nước nóng giúp làm loãng dịch nhầy đang bị tắc trong đường mũi, hỗ trợ việc đào thải chúng ra bên ngoài. Nếu muốn nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng có thể thêm một vài giọt tinh dầu như bạc hà, bạch đàn, trầm hương… để xông mũi.

– Tinh dầu bạc hà có tác dụng chống viêm, làm giảm các triệu chứng của bệnh hen phế quản và bệnh viêm mũi dị ứng trong các thử nghiệm lâm sàng.

– Tinh dầu khuynh diệp (bạch đàn: Trong tinh dầu này có chất diệt vi khuẩn, có thể thêm một chút mỗi lần xông mũi trong mùa dị ứng.

– Dầu trầm hương giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng lâu năm. Có thể pha loãng tinh dầu vào nước ấm hoặc thoa một chút vào sau tai.

– Tinh dầu tía tô: Thuộc nhóm bạc hà, nó có thể giúp chống lại các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tía tô rất hữu ích trong việc điều trị chứng nghẹt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngứa mắt (một rắc rối khác của nhiều người bị dị ứng). Tinh dầu trong tía tô còn có tác dụng chống trầm cảm, tăng cường lượng serotonin trong não – một chất đóng góp cho cảm giác hạnh phúc.

Ngoài ra, hầu hết tinh dầu còn cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi, giảm căng thẳng, cho tinh thần thoải mái hơn.

Cách sử dụng rất đơn giản như sau:

+ Nước nóng cho vào một cái chậu nhỏ hoặc bát rộng.

+ Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu nguyên chất vào.

+ Giữa khoảng cách từ nước đến mặt khoảng 20-30 cm (khoảng cách có thể tùy chỉnh cho phù hợp với từng người) nhưng đảm bảo hơi tinh dầu bốc lên có thể dễ dàng đi vào mũi và gây hiệu quả.

+ Có thể chùm khăn lên đầu, để phủ kín mặt giúp toàn bộ lượng tinh dầu được hấp thu.

+ Thực hiện khoảng 10-15 phút, tùy mức độ của bệnh có thể lặp lại 2-3 lần trong ngày.

Những cần chú ý rằng cách điều trị viêm mũi dị ứng này không thích hợp cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì niêm mạc mũi của bé dễ kích ứng hơn. Thay vào đó bạn có thể tắm nước ấm cho bé giúp bé dễ chịu hơn mỗi đợt viêm mũi dị ứng.

Xông mũi giảm viêm, kháng khuẩn

Xông mũi giảm viêm, kháng khuẩn

3. Giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng thảo dược thiên nhiên

Xông mũi bằng lá trầu không

Lá trầu không là dược liệu rất thân quen với người dân Việt Nam nhưng ít người để ý đến tác dụng chữa viêm mũi dị ứng của nó. Trong đông y, trầu không có tính ấm, vị cay có công dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn… Trong y học hiện đại, là trầu không có hoạt chất polyphenol với khả năng kháng viêm, và sát khuẩn. 

Cách thực hiện: 

– Hái 1 nắm lá trầu không, đem rửa sạch, để ráo.

– Vò nát, sau đó cho vào nồi nước đun sôi. Để lửa nhỏ vừa phải sau đó tiến hành xông mũi.

– Khoảng cách giữa nồi và mặt nên là 20-30 cm (khoảng cách có thể tùy chỉnh cho phù hợp với từng người) để hơi tinh dầu bốc lên có thể dễ dàng đi vào mũi gây tác dụng hiệu quả.

– Có thể chùm khăn lên đầu, phủ kín mặt để toàn bộ lượng tinh dầu được hấp thu.

– Sử dụng một chiếc khăn mềm để lau nước mũi, tránh các dịch mủ rơi xuống nồi.

– Thực hiện khoảng 10-15 phút. Ngày tiến hành 1 – 2 lần tùy thuộc mức độ của bệnh.

Như vậy tinh dầu có trong lá trầu sẽ theo đường thở vào mũi làm lành các tổn thương và diệt khuẩn. Đồng thời kéo được dịch mủ thoát ra bên ngoài.

Phương pháp này đơn giản có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, và sử dụng được cho cả bà bầu. Tuy nhiên, với những phương pháp đông y cần kiên trì trong một thời gian dài mới hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng lá trầu không giúp giảm triệu chứng viêm mũi

Sử dụng lá trầu không giúp giảm triệu chứng viêm mũi

Xông mũi bằng cây giao

Một trong những thảo dược có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng đó là xông mũi bằng cây giao. Ở một số vùng miền gọi cây này là cây xương cá, có tác dụng làm cảnh và điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc nhiều bệnh lý khác nhau.

Cây giao có đặc tính sát trùng tại chỗ, giảm tình trạng phù nề, sưng viêm ở niêm mạc mũi. Nhờ đó có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh như viêm, tắc mũi, chảy nhiều dịch và cả đau đầu.

Người bệnh có thể xông mũi mỗi ngày 1 lần trong 3-5 ngày liên tiếp. Không nên sử dụng quá nhiều vì cây thuốc nam này trong nhựa của nó có một lượng độc tố nhẹ gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu lạm dụng. Cũng cần lưu ý là khi lấy dược liệu về nấu nên đeo kính bảo hộ để tránh nhựa bắn vào mắt gây nguy hiểm. Tuyệt đối không được sử dụng bằng đường uống.

Cây tầm ma chữa viêm mũi dị ứng

Trong y học cổ truyền, cây tầm ma đã được sử dụng để điều trị viêm mũi từ lâu. Thảo dược này chứa hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn tự nhiên, từ đó cải thiện các hiện tượng phù nề, xung huyết, viêm đỏ ở niêm mạc mũi.

Trong nghiên cứu hiện đại, cây tầm ma có tác dụng như là một loại thuốc kháng histamin tự nhiên giúp điều trị dị ứng. Đây là chất trung gian hóa học được giải phóng ra trong các phản ứng viêm của cơ thể. Chính vì vậy, nó giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi,… ở bệnh viêm mũi dị ứng.

Ngoài cách xông mũi, có thể lấy lá cây tầm ma hãm thành trà, uống trực tiếp khi còn ấm. Hiệu quả thấy rõ sau 1 đến 2 tuần sử dụng.

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng

Lá ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng

Lá ngải cứu có chứa tinh dầu với tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau. Khi sử dụng, hợp chất này sẽ hoạt động giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, xoa dịu cơn đau nhức mũi, đồng thời làm giảm viêm, giảm ngứa, tăng cường dẫn chất nhầy tồn đọng trong mũi ra bên ngoài.

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng ngải cứu như uống nước cốt tươi, ngâm chân hoặc hơ vào các huyệt đạo.

– Uống nước ngải cứu tươi: Rửa sạch cây ngải cứu, sau đó ngâm trong nước muối sinh lý khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Cho dược liệu vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Uống ngày 1-2 lần.

– Hơ huyệt đạo: Rửa sạch lá, đem phơi trong bóng râm cho héo. Sau đó, vò lá để tạo thành hình như điếc thuốc. Tiến hành đốt và hơ vào vị trí các huyệt đạo từ số 1 – số 5 trên đỉnh đầu. Tuy nhiên, cách này cần được thực hiện bởi người có kinh nghiệm chuyên môn, không nên tự ý thực hiện nếu bạn không có kiến thức về vấn đề này. 

Ngoài những dược liệu phổ biến trên, cũng có thể sử dụng lá bạc hà, cây tần dày lá, hạt gấc, lá lốt… để chữa bệnh viêm mũi dị ứng.

4. Men vi sinh

Probiotics (hay còn gọi là men vi sinh) là những vi sinh vật sống, khi được hấp thu vào cơ thể sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Probiotics được chứng minh hỗ trợ điều trị trong một số bệnh dị ứng thông quá các chất trung gian miễn dịch, từ đó giúp giảm viêm toàn thân.

Một nghiên cứu năm 2013 đã khẳng định khả năng giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của chứng viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu năm 2015 chứng minh men vi sinh giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng một cách an toàn.

Một số lợi ích khác phải kể đến như:

– Tăng cường chức năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

– Giảm huyết áp.

– Giảm cholesterol toàn phần và LDL xấu.

– Giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng.

Có thể bổ sung thông qua những thực phẩm chứa nhiều probiotic bao gồm sữa chua, dưa cải muối và kim chi.

Probiotics giảm mức độ và tần suất của chứng viêm mũi dị ứng

Probiotics giảm mức độ và tần suất của chứng viêm mũi dị ứng

5. Gừng, nghệ

Ngoài công dụng làm gia vị trong món ăn, gừng và nghệ còn rất có ích cho sức khỏe, đặc biệt tình trạng viêm mũi dị ứng.

Trong gừng có chứa kẽm, sắt, beta-caroten, zingerone,… giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, làm thông kinh mạch, cải thiện các tổn thương niêm mạc mũi, tình trạng ngạt mũi, sổ mũi. Có thể uống trà gừng, gừng – quế hoặc kết hợp gừng khô với giấm và hành khô.

Nghệ có hàm lượng cao curcumin có khả năng chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó kiểm soát được các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như khô miệng, nghẹt mũi, hắt hơi… Để tăng hiệu quả chữa bệnh có thể kết hợp tinh bột nghệ và tiêu đen. 

Cách thực hiện: Hòa 1 thìa tinh bột nghệ trong một ly nước ấm trước khi đi ngủ để tăng cường miễn dịch. Có thể trộn mật ong nguyên chất để ăn mỗi ngày. Nhiều người nhầm tưởng rằng, mật ong hút phấn hoa có thể là nguyên nhân gây dị ứng, nhất là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên một số chứng minh chỉ ra tác dụng giảm viêm hiệu quả của mật ong. Do đó, sự kết hợp này vẫn được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng.

Gừng giúp cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Gừng giúp cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng

6. Bổ sung những thực phẩm chứa Quercetin

Quercetin có khả năng ổn định việc giải phóng histamin và kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Bằng việc bổ sung những thực phẩm chứa quercetin có thể cải thiện các triệu chứng một cách đáng kể.

Một số trái cây, rau củ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như bông cải xanh, súp lơ trắng, trà xanh và trái cây họ cam quýt.

Xem thêm: Viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

7. Châm cứu

Châm cứu có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch, như là một phương pháp điều trị hữu ích cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Châm cứu trong viêm mũi dị ứng được áp dụng cho các huyệt huyệt cao hoang, huyệt hợp cốc, huyệt phế du, huyệt đại chùy…

Cơ chế chữa bệnh bằng phương pháp này là hồi phục chức năng miễn dịch của cơ thể, điều chỉnh hoạt động của phản ứng dị ứng. Đồng thời kích thích hệ thống thần kinh ở huyết đạo, từ đó thúc đẩy bài tiết và tuần hoàn máu ở mũi. Cách này cải thiện từ từ các triệu chứng điển hình là nghẹt mũi của viêm mũi dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm trùng.

Châm cứu chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Châm cứu chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Đừng để viêm mũi dị ứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy kịp thời phát hiện tình trạng bệnh khi ở giai đoạn sớm để có thể chữa trị nhanh chóng. Hy vọng với các biện pháp trên có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúc bạn thành công trong quá trình điều trị của minh.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *