Hiểu về loãng xương – Cải thiện ngay loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người già, tuy nhiên có thể xuất hiện ở trẻ em. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.

I. Loãng xương là gì?

1. Khái niệm loãng xương

Loãng xương là tình trạng “xương xốp”, làm suy yếu xương dẫn đến nguy cơ bị gãy xương đột ngột và bất ngờ. Bên trong xương lành có những khoảng nhỏ, giống như tổ ong. Loãng xương làm tăng kích thước của những khoảng trống này, mất mật độ khoáng xương khiến xương mất sức mạnh. Ngoài ra, bên ngoài xương phát triển yếu và mỏng hơn.

Bệnh này thường phát triển mà không gây ra bất cứ triệu chứng hoặc đau đớn nào. Nó thường không được phát hiện cho đến khi xương đã bị suy yếu làm gãy xương gây đau. Những người bị loãng xương có nguy cơ cao bị gãy xương khi thực hiện các hoạt động thường ngày như đứng hoặc đi bộ. Chủ yếu trong số này là gãy xương hông, cổ tay và cột sống.

2. Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương

Theo ước tính có khoảng 200 triệu người bị loãng xương trên khắp thế giới. Còn ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh, tuy nhiên con số này có thể cao hơn. Trong đó ước tính 36,5% phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 20% số người trên 60 tuổi bị loãng xương, có thể đã xuất hiện những biến chứng.

Loãng xương có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam giới.

Nam giới cũng có thể bị loãng xương

Nam giới cũng có thể bị loãng xương

II. Các triệu chứng của loãng xương

Giai đoạn đầu của bệnh loãng xương không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trong hầu hết các trường hợp, những người bị loãng xương chỉ biết mình mắc bệnh khi bị gãy xương. Tuy nhiên, bạn nên chú ý những điều sau:

– Tụt nướu.

– Sức mạnh tay nắm bị suy yếu.

– Móng tay yếu và dễ gãy.

– Giảm chiều cao (ngắn hơn một cm hoặc hơn).

– Thay đổi tư thế (khom lưng hoặc cúi người về phía trước).

– Khó thở (dung tích phổi nhỏ hơn do đĩa nén).

– Đau ở lưng dưới.

III. Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương?

Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Hiện nay chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra loãng xương. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu có thể biết được bệnh loãng xương phát triển như thế nào ngay cả khi không biết nguyên nhân chính xác.

Xương của bạn được tạo thành từ các mô sống và đang phát triển. Bên trong của xương khỏe mạnh trông giống như tổ ong. Xương nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Xương cũng lưu trữ canxi và các khoáng chất khác. Khi cơ thể cần canxi, nó sẽ phá vỡ và xây dựng lại xương. Quá trình này, được gọi là tái tạo xương. Vì vậy việc cung cấp cho cơ thể lượng canxi cần thiết sẽ giữ cho xương chắc khỏe.

Cho đến khoảng 30 tuổi, lượng xương tạo ra lớn hơn so với lượng xương bị mất đi. Sau 35 tuổi, quá trình phân hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình sản sinh xương, làm mất dần khối lượng xương. Nếu bị loãng xương, tốc độ mất khối lượng xương cao hơn người bình thường. Sau khi mãn kinh, tốc độ phân hủy xương còn diễn ra nhanh hơn.

IV. Ai có nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương, trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là giới tính và tuổi tác.

1. Tuổi tác và giới tính

Nữ giới sau mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao nhất

Khả năng gãy xương do loãng xương của mọi người đều tăng theo tuổi tác. Tuy nhiên, phụ nữ trên 50 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất. Giai đoạn mất xương nhanh nhất là trong 10 năm đầu tiên sau khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi vì thời kỳ mãn kinh làm chậm quá trình sản xuất estrogen – một loại hormone bảo vệ giúp cơ thể chống lại sự mất xương quá mức.

Tuổi tác và loãng xương cũng có liên quan với nhau ở nam giới. Một điều ngạc nhiên là nam giới trên 50 tuổi có nhiều nguy cơ bị gãy xương do loãng xương hơn là bị ung thư tuyến tiền liệt. Khoảng 80.000 nam giới mỗi năm được dự đoán sẽ bị gãy xương hông và có nhiều tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới sau khi bị gãy xương hông.

2. Sắc tộc

Nguy cơ phát triển bệnh loãng xương cũng liên quan đến sắc tộc. Phụ nữ da trắng và châu Á có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Nhưng trên thực tế phụ nữ Mỹ gốc Phi lại có khả năng tử vong hơn phụ nữ da trắng sau khi bị gãy xương hông.

3. Cấu trúc xương và trọng lượng cơ thể

Người gầy và nhỏ có tỷ lệ loãng xương cao hơn

Người gầy và nhỏ có tỷ lệ loãng xương cao hơn

Một yếu tố khác ảnh hưởng tới loãng xương là cấu trúc xương và trọng lượng cơ thể. Những người gầy và nhỏ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn vì họ bị mất ít xương hơn người có trọng lượng cơ thể và hình dáng lớn.

4. Tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình cũng góp một phần vào nguy cơ loãng xương. Nếu cha mẹ hoặc ông bà đã có bất kỳ dấu hiệu loãng xương nào, như gãy xương hông chỉ với cú ngã nhẹ thì bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.

5. Điều kiện chăm sóc y tế

Cuối cùng, một số điều kiện y tế và thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Nếu đã hoặc đang có bất kỳ tình trạng nào sau đây cần tầm soát loãng xương sớm:

– Tuyến giáp, tuyến cận giáp hoặc tuyến thượng thận hoạt động quá mức.

– Tiền sử phẫu thuật giảm cân (giảm cân) hoặc cấy ghép nội tạng.

– Điều trị ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt hoặc tiền sử trễ kinh.

– Bệnh Celiac, hoặc bệnh viêm ruột.

– Các bệnh về máu như đa u tủy.

Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng tới xương và dẫn đến loãng xương. Chúng bao gồm:

– Steroid.

– Phương pháp điều trị ung thư vú.

– Thuốc điều trị động kinh.

6. Một số yếu tố khác

Lười vận động làm tăng nguy cơ bị loãng xương

Lười vận động làm tăng nguy cơ bị loãng xương

– Thói quen ăn uống: Có nhiều nguy cơ bị loãng xương nếu cơ thể không có đủ canxi và vitamin D. Rối loạn ăn uống như chứng ăn vô độ hoặc chán ăn là những yếu tố nguy cơ nhưng có thể được điều trị.

– Lối sống: Những người có lối sống ít vận động có nguy cơ loãng xương cao hơn.

– Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gãy xương.

– Sử dụng rượu: Uống hai ly mỗi ngày (hoặc nhiều hơn) làm tăng nguy cơ loãng xương.

Có một số yếu tố như tuổi tác, sắc tộc… không thay đổi được. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương như vấn đề về thuốc, duy trì cân nặng thích hợp, xây dựng thói quen ăn uống…

V. Loãng xương có mấy cấp độ?

Loãng xương được chia thành 2 cấp độ chính đó là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Tuy nhiên các vị trí loãng xương trong 2 cấp lại tương tự nhau.

1. Loãng xương nguyên phát

Loại này chiếm hơn 95% bệnh loãng xương ở phụ nữ và khoảng 80% ở nam giới. Chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh và nam giới lớn tuổi.

Các yếu tố dẫn đến tình trạng loãng xương nguyên phát có thể do chế độ ăn uống thiếu canxi, sử dụng một số loại thuốc, nồng độ của vitamin thấp và mắc bệnh cường giáp trạng.

Cơ chế chính thường do tăng hủy xương, giảm khối lượng xương, tổn thương cấu trúc của xương. Đôi khi có thể do suy giảm quá trình tạo xương.

Loãng xương nguyên phát chiếm hơn 95% bệnh loãng xương ở phụ nữ

Loãng xương nguyên phát chiếm hơn 95% bệnh loãng xương ở phụ nữ

2. Loãng xương thứ phát

Chiếm khoảng 5% bệnh loãng xương ở phụ nữ và đến 20% ở nam giới. Những bệnh lý dẫn đến loãng xương thứ phát bao gồm:

– Bệnh thận mãn tính.

– Tăng Canxi niệu.

– Ung thư như đa u tủy xương.

– Bệnh gan.

– Hội chứng kém hấp thu, giảm vitamin D.

– Viêm khớp dạng thấp.

– Bệnh nội tiết như cường giáp, suy chức năng sinh dục, prolactin máu tăng…

Đây là lý do chủ yếu dẫn đến loãng xương ở người trẻ như trẻ em, thanh thiếu niên… Bên cạnh đó những yếu tố nguy cơ cũng góp phần tạo nên nó.

VI. Loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương có thể gây tỷ lệ gãy xương cao khi bị ngã

Loãng xương có thể gây tỷ lệ gãy xương cao khi bị ngã

Gãy xương, đặc biệt là xương cột sống hoặc hông, là những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. Gãy xương hông thường do ngã và có nguy cơ dẫn đến tàn tật và thậm chí tăng nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên sau chấn thương.

Trong một số trường hợp, gãy xương cột sống có thể xuất hiện ngay cả khi không ngã. Các xương tạo nên cột sống (đốt sống) có thể suy yếu đến mức sụp đổ, dẫn đến đau lưng, giảm chiều cao và tư thế gập người về phía trước.

VII. Chẩn đoán và điều trị loãng xương

Trước khi tiến hành điều trị loãng xương, các bác sĩ cần đánh giá mức độ mất xương để có phương pháp điều trị. Thông thường, cần phải kết hợp cả việc điều trị bằng thuốc với các bài tập thể dụng.

Điều trị loãng xương bằng thuốc

Điều trị loãng xương bằng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

– Bisphosphonates: alendronat, ibandronate, risedronate và axit zoledronic.

– Liệu pháp hormon:  testosterone có thể giúp tăng mật độ xương ở nam giới và estrogen được sử dụng trong và sau thời kỳ mãn kinh để ngăn chặn tình trạng mất mật độ xương ở nữ giới.

– Ngoài ra, còn có thuốc sinh học, tác nhân đồng hòa.

– Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao hợp lý.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này mới bạn tham khảo thêm bài viết: Điều trị loãng xương an toàn, hiệu quả 

VIII. Phòng ngừa loãng xương

Những thay đổi trong lối sống có thể giảm thiểu nguy cơ loãng xương

1. Bổ sung đủ lượng Canxi và vitamin D

Có thể bổ sung từ thực phẩm hoặc sản phẩm có sẵn trên thị trường:

– Thực phẩm từ sữa, như sữa, pho mát và sữa chua.

– Rau lá xanh như cải xoăn và bông cải xanh.

– Cá có xương mềm như cá hồi và cá ngừ đóng hộp.

– Ngũ cốc.

Vitamin D chủ yếu từ ánh sáng mặt trời nên thường xuyên đi ngoài khi cường độ mặt trời ở mức độ vừa phải.

2. Thay đổi lối sống

Tập thể dục để phòng ngừa loãng xương

Tập thể dục để phòng ngừa loãng xương

Cần loại bỏ một số hoạt động không tốt và xây dựng những hành động giúp bảo vệ sức khỏe cho xương, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả:

– Tránh hút thuốc do nó làm giảm sự phát triển của xương mới và giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ.

– Hạn chế uống rượu bia để giúp xương khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ té ngã.

– Tập thể dục chịu trọng lượng thường xuyên, như đi bộ để thúc đẩy xương khỏe mạnh và tăng cường sự hỗ trợ cho các cơ. Các bài tập để tăng cường sự linh hoạt và cân bằng, chẳng hạn như yoga , có thể làm giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.

Xem thêm: enlightenedNhững quan niệm sai lầm về loãng xương mọi người hay mắc phải

Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết về bệnh loãng xương. Mong rằng có thể giúp ích được cho các bạn.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *