Những quan niệm sai lầm về bệnh trĩ cần tuyệt đối tránh

Sai lầm về bệnh trĩ

Sai lầm về bệnh trĩ

Bệnh trĩ – Căn bệnh thầm kín mà người mắc khá là ngại ngùng khi chia sẻ với người khác, dẫn đến nhiều sai lầm trong điều trị bệnh. Từ đó mà tình trạng bệnh mãi không được cải thiện. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam xóa đi những quan điểm sai lầm để giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn nhất trong phòng và điều trị bệnh trĩ.

1. Bệnh trĩ chỉ gặp ở người cao tuổi, trẻ em không bị trĩ

Như chúng ta đã biết bệnh trĩ là tình trạng sưng phình tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trĩ nhưng chủ yếu là do tăng áp lực căng lên hậu môn. 

Khi ở tuổi già, các liên kết giữa cơ hậu môn và trực tràng yếu đi do cơ thể bước vào tình trạng lão hóa nên bệnh trĩ khá là phổ biến ở người cao tuổi với tỉ lệ trên 50% người từ 50 tuổi trở lên có triệu chứng. Điều đó khiến mọi người lầm tưởng bệnh trĩ chỉ gặp ở người già.

Tuy nhiên theo NIDDK của Mỹ, trên thực tế nguyên nhân của bệnh trĩ còn do táo bón, béo phì, thói quen ăn uống, sinh hoạt, hay do sự chèn ép của thai nhi lên vùng chậu của người mẹ…Do vậy có thể gặp bệnh trĩ ở mọi lứa tuổi ngay cả ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hãy đi khám ngay để được hướng dẫn xử trí và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Bệnh trĩ chỉ gặp ở người già?

Bệnh trĩ chỉ gặp ở người già?

2. Bệnh trĩ không thể chữa trị dứt điểm

Bệnh trĩ hay tái phát lại khiến nhiều người nghĩ không thể chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh nhiều lần cũng làm tốn thời gian công sức, ảnh hưởng đến công việc. Điều này làm nhiều người có tâm lý lo lắng và nản chí khi chữa bệnh.

Tuy nhiên nếu thực hiện đúng theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp ăn uống, sinh hoạt phù hợp có thể giảm nhanh tình trạng bệnh. Hiện nay phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị triệt để hầu hết các loại trĩ. Đặc biệt các phương pháp Longo hay phương pháp khâu treo triệt mạch THD, phương pháp laser…đem lại kết quả tốt trên lâm sàng.

Sau phẫu thuật nếu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kiêng khem đúng mực, chăm sóc vệ sinh vết mổ đúng cách,,,sẽ hạn chế rất nhiều tỉ lệ tái phát bệnh trĩ. Bác sĩ tùy theo từng tình trạng bệnh cụ thể sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp giúp tăng hiệu quả điều trị. 

3. Điều trị bệnh trĩ thường cần phẫu thuật

Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc bôi là bước đầu tiên để điều trị bệnh. Ở người bị trĩ mức độ nhẹ tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng với phương pháp điều trị bảo tồn trên.

Trước khi tiến hành phương pháp ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ có thể thực hiện một số thủ thuật như thắt, chích mạch máu…để điều trị bệnh. Phẫu thuật chỉ được chỉ định ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa hay khi có biến chứng nặng nề.

Có phải điều trị bệnh trĩ thường cần phẫu thuật?

Có phải điều trị bệnh trĩ thường cần phẫu thuật?

4. Bệnh trĩ có thể tự khỏi

Thật ra phần lớn khi bị trĩ sẽ có tâm lý e ngại không chịu đi khám mà sẽ tự tìm thuốc, các bài thuốc dân gian để điều trị tại nhà hoặc nghĩ bệnh sẽ tự khỏi.

Những loại thuốc bôi giảm đau sẽ làm dịu đi các biểu hiện đau rát và do đó khiến chúng ta lầm tưởng bệnh đã lui. Nhưng bệnh sẽ âm thầm phát triển và có thể tái phát trở lại. Khi đó bệnh ở giai đoạn nặng, có thể gặp biến chứng thì các biện pháp chữa trị sẽ càng khó khăn hơn.

Các mẹo dân gian chữa bệnh trĩ tại nhà chỏ có hiệu quả khi bệnh mới tiến triển, còn ở giai đoạn nhẹ. Chính vì vậy khi có các triệu chứng như đau rát hậu môn, sưng tấy, chảy máu…đừng ngần ngại mà hãy đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tiếp nhận các biện pháp điều trị kịp thời. 

5. Bệnh trĩ là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng

Chảy máu khi đi ngoài là một biểu hiện phổ biến ở những người bị trĩ. Ở người bị ung thư trực tràng cũng xuất hiện máu trong phân và nhiều người lo lắng liệu mình có đang bị ung thư.

Thật ra khi bị ung thư trực tràng phân sẽ có máu lẫn chất nhầy, còn ở người mắc bệnh trĩ sẽ thường là máu tươi. Hơn nữa sự sưng tấy ở hậu môn khi bị trĩ là do mạch máu phình to chứ không phải là sự xuất hiện của khối u trong ung thư trực tràng. 

Để an tâm hơn nếu gặp những triệu chứng bất thường nên đến gặp bác sĩ thăm khám để có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của mình. 

Bị trĩ có dẫn đến ung thư trực tràng?

Bị trĩ có dẫn đến ung thư trực tràng?

6. Bệnh trĩ có thể lây truyền

Có thống kê là khoảng 75% chúng ta đều từng mắc trĩ một lần nên nhiều người lo lắng đây là bệnh dễ lây lan. Nhưng thật may mắn trĩ không phải là bệnh lây truyền từ người này qua người khác.

Nguyên nhân của trĩ là do tăng áp lực ở tĩnh mạch trực tràng. Mặc dù vi khuẩn, virus có thể gây nhiễm trùng ở khu vực hậu môn nhưng chúng không có khả năng lây bệnh khi ngồi chung bồn cầu.

7. Thức ăn cay là thủ phạm gây bệnh trĩ

Nhiều người thường có quan niệm những đồ ăn cay nóng sẽ làm người bị ‘’nhiệt’’ và điều đó khiến đi vệ sinh khó khăn và sinh ra bệnh trĩ. Những theo một công bố trên ‘’Tạp chí Y học New England’’ năm 2014 ghi nhận rằng những người ăn ớt cay không làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh trĩ. Và 

dù không gây ra bệnh trĩ nhưng khi ăn nhiều đồ cay nóng như tiêu, ớt…có thể gây rối loạn dạ dày và gây kích ứng hậu môn, khó chịu khi đi vệ sinh.  

Thức ăn cay nóng không là nguyên nhân của bệnh trĩ

Thức ăn cay nóng không là nguyên nhân của bệnh trĩ

8. Tự điều trị trĩ bằng bài thuốc truyền miệng

Bị trĩ người bệnh xấu hổ, ngại thổ lộ với người khác và cũng không tìm đến bác sĩ ngay từ đầu để được tư vấn mà thường tự muốn tự điều trị ở nhà. Với xu hướng ‘’có bệnh thì vái tứ phương’’ nên bệnh nhân rất hay tìm đến các bài thuốc dân gian được nhiều người truyền miệng nhau như dùng lá thầu dầu, trái sung, cao hạt dẻ ngựa… Hoặc thậm chí nhiều người có những biểu hiện gần giống trĩ đã tự ‘’kê đơn’’ thuốc để chữa bệnh cho mình.

Những mẹo chữa trên thường rút ra từ kinh nghiệm dùng thuốc trên bản thận chứ chưa có các nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh về tính hiệu quả nên thuốc có thể có tác dụng với người này nhưng chưa chắc đã hiệu nhiệm với người kia. Thật ra chữa trĩ bằng thuốc nam chỉ giúp cải thiện tình trạng khi bệnh ở mức độ nhẹ nhưng trị được bệnh khi chuyển sang giai đoạn nặng có biến chứng. Việc tự ý dùng các cây thuốc chữa bệnh có khi lại xảy ra kích ứng, nhiễm trùng và làm nặng hơn tình trạng của bệnh.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có nhiều phương pháp điều trị trĩ đơn giản mà cho hiệu quả vô cùng tốt. Chính vì vậy hãy từ bỏ tư tưởng ‘’giấu bệnh’’ mà đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn điều trị bệnh trĩ phù hợp với tình trạng của mình để tránh tình trạng ‘’tiền mất tật mang’’.
Chữa trĩ bằng quả sung có hiệu quả?

Chữa trĩ bằng quả sung có hiệu quả?

9. Bệnh trĩ có khả năng di truyền

Có lẽ do tâm lý ngày nay nên nhiều người có suy nghĩ rằng bệnh trĩ có yếu tố di truyền, nhất là khi mang thai mẹ bị bệnh trĩ. Ta phải hiểu đúng nguyên nhân của trĩ là do những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống gây và không có cơ sở chứng minh điều đó có liên quan đến sự biến đổi gì về gen.

Việc nhiều người trong cùng gia đình cùng bị mắc bệnh có thể do cùng chế độ dinh dưỡng có thể cùng bị táo bón nên cùng dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có di truyền không?

Qua bài viết trên đây, mong người bệnh hãy chủ động tìm hiểu những thông tin chuẩn, đừng để những quan niệm sai lầm khiến bệnh nặng hơn, ngăn chúng ta tiếp cận với các biện pháp chữa trị kịp thời.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *