Những quan niệm sai lầm về loãng xương mọi người hay mắc phải

Loãng xương là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi và dễ dẫn đến nhiều hệ lụy nếu không điều trị kịp thờ

Loãng xương là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi và dễ dẫn đến nhiều hệ lụy nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu ngay những quan niệm sai lầm về loãng xương phổ biến qua bài viết sau đây.

1. Bổ sung Canxi bằng canh xương để phòng và điều trị loãng xương

Nhiều người thường nghĩ rằng, uống canh xương giúp bổ sung Canxi. Theo các nghiên cứu, Canxi trong xương tồn tại dưới dạng muối Photphat ít tan trong nước, khi dùng xương nấu canh chỉ dùng nước để đun, không thêm bất kỳ nguyên liệu nào có tính Acid. Do đó, kể cả khi hầm rất nhiều xương, trong thời gian lâu, lượng Canxi trong xương cũng không hòa tan được vào nước. Lượng Canxi trong canh xương cũng tương đương với lượng Calci trong nước mà thôi.

Vậy nên, bổ sung Canxi bằng việc ăn nhiều canh xương không phải là biện pháp mang lại hiệu quả cao.

2. Uống canxi hoặc sữa để điều trị loãng xương

Nhiều ý kiến cho rằng, uống Calci hoặc sữa bổ sung Canxi hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh loãng xương. Canxi hay vitamin D chỉ giúp giảm 16% nguy cơ gãy xương do loãng xương. Thực tế, đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ điều trị, người bệnh vẫn cần sử dụng thuốc đặc trị để chữa bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này không cần dùng liên tục, chỉ cần dùng 1 tuần/lần hoặc vài tháng một lần để trị bệnh loãng xương. Tuyệt đối tuân theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương

Uống sữa bổ sung Canxi không giúp điều trị loãng xương

Uống sữa bổ sung Canxi không giúp điều trị loãng xương

3. Không bổ sung Canxi nếu đang bị sỏi thận

Nhiều người cho rằng, nếu đang bị sỏi thận, không được bổ sung Canxi, trong chế độ ăn cũng cần hạn chế Canxi. Tuy nhiên nếu chế độ ăn uống kiêng Canci quá mức sẽ gây mất cân bằng Canci trong cơ thể. Thậm chí, khi bị thiếu Canxi, cơ thể hấp thu nhiều Oxalat từ ruột, làm nặng thêm tình trạng sỏi thận.

Bên cạnh đó, thiếu Canci còn khiến bệnh loãng xương càng trầm trọng hơn. Do đó, kể cả khi bị bệnh sỏi thận, vẫn cần bổ sung thêm Calci để phòng loãng xương theo hướng dẫn về liều lượng từ bác sĩ điều trị.

4. Loãng xương là căn bệnh người già

Loãng xương, gãy xương thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên tuổi cao chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng loãng xương. Chế độ dinh dưỡng, tương tác thuốc, các bệnh mắc phải, di truyền… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương. 

Do đó, mỗi người cần có ý thức trong phòng ngừađiều trị loãng xương, ngăn ngừa các biến chứng do loãng xương gây ra như nhuyễn xương, gãy xương…

Không chỉ người cao tuổi mới bị loãng xương

Không chỉ người cao tuổi mới bị loãng xương

5. Tự ý ngừng thuốc khi thấy hết triệu chứng

Nhiều người bệnh phát hiện ra bệnh loãng xương sớm, tuy nhiên không điều trị liên tục, chỉ dùng thuốc trong một thời gian ngắn, tự ý ngưng thuốc khi thấy hết triệu chứng hoặc thấy sau khoảng 2-4 tuần dùng thuốc mà không thấy hiệu quả.

Thuốc điều trị loãng xương cần dùng liên tục và kéo dài trong khoảng 3-5 năm. Nếu dùng thất thường, không theo phác đồ thì sẽ giảm hiệu quả điều trị đáng kể, khiến bệnh lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đo lại mật độ xương 1-2 năm/lần để đánh giá hiệu quả điều trị.

6. Dùng thuốc điều trị sẽ không thể bị gãy xương

Nhiều người cho rằng, khi đang dùng thuốc trị loãng xương hay đã điều trị khỏi bệnh thì không thể bị gãy xương. Tuy nhiên, dùng thuốc chỉ giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương, không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ gãy xương.

Do đó, người bệnh cần chú ý trong sinh hoạt, đặc biệt là người cao tuổi, tránh leo trèo cao, tránh đi lại khi trời quá tối, không nhìn rõ đường gây vấp ngã, dẫn đến gãy xương và nhiều biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

dùng thuốc chỉ giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương

Các thuốc điều trị chỉ làm giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương

7. Xương chỉ gãy khi bị ngã

Đây là quan niệm sai lầm. Thực tế đúng là đa số các trường hợp gãy xương đều do nguyên nhân té ngã hay có một lực tác động mạnh vào. Tuy nhiên, gãy xương cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý, khi mật độ xương giảm, xương quá yếu cũng dẫn đến gãy xương.

8. Có thể cảm nhận được khi xương yếu đi

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng, không có bất kỳ triệu chứng hay đau đớn nào khi bị bệnh. Để phát hiện loãng xương, người bệnh cần đến các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện uy tín để kiểm tra mật độ xương định kỳ, từ đó có thể phát hiện sớm loãng xương và điều trị bệnh kịp thời.

9. Đàn ông không bị loãng xương

Các kết quả thống kê cho thấy, phụ nữ bị loãng xương chiếm tỷ lệ lớn hơn nam giới nhưng không có nghĩa là đàn ông sẽ không bị loãng xương.

Nguyên nhân là do xương của nam giới có mật độ lớn hơn, thường khá chắc chắn và ít bị gãy xương hơn so với phái nữ. Tỉ lệ bị bệnh loãng xương ở nam giới vẫn chiếm 20% tổng số người mắc bệnh. Do đó, bất kể là nam hay nữ đều không được chủ quan trước căn bệnh này, đặc biệt là người già.

Loãng xương không phải căn bệnh chỉ phụ nữ mới mắc

Loãng xương không phải căn bệnh chỉ phụ nữ mới mắc

10. Loãng xương không phải là căn bệnh nguy hiểm

Suy nghĩ này có thể nói là hết sức nguy hiểm. Loãng xương ảnh hưởng đến toàn bộ hệ xương khớp trong cơ thể, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

– Gãy xương, tiêu xương .

– Biến dạng cột sống.

– Gãy cổ xương đùi.

– Ngoài ra còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim

11. Các thuốc điều trị loãng xương không có tác dụng phụ nguy hiểm

Khác với các sản phẩm bổ sung Canxi, nhóm thuốc điều trị loãng xương Bisphosphonate với khả năng tăng tạo xương mới, tăng mật độ xương có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như:

– Gây đau nhức xương khớp (75% người dùng gặp phải tình trạng này), cơn đau thường xuất phát từ cột sống, lan đến các vùng khác trong cơ thể.

– Gãy xương đùi, tác dụng phụ nguy hiểm nhất của các thuốc nhóm này mới được công bố gần đây.

12. Loãng xương có thể điều trị dứt điểm

Loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, bổ sung mật độ xương cho cơ thể bằng các thuốc điều trị, sản phẩm bổ sung các dưỡng chất như Vitamin D, Canxi, Magie, Phospho, Vitamin K.

Do đó, chúng ta cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao hợp lý, giúp phòng ngừa bệnh loãng xương. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm loãng xương hay bất cứ căn bệnh nào, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là một số quan điểm sai lầm mà người bệnh loãng xương mắc phải. Mong rằng qua bài viết này, người đọc sẽ có cái nhìn đúng hơn về bệnh loãng xương để nâng cao hiệu quả phòng và điều trị bệnh.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *