Thuốc Amlodipine STADA 10mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén
Thành phần
Trong mỗi viên thuốc gồm các thành phần:
– Amlodipin besilat tương đương Amlodipin 10mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần Amlodipin trong công thức
Amlodipin thuộc nhóm chẹn kênh calci, ức chế dòng calci đi vào tim và các tế bào cơ trơn mạch máu. Thuốc có công dụng:
– Điều trị tăng huyết áp: Do thuốc làm giãn trực tiếp cơ trơn mạch máu.
– Giảm đau thắt ngực:
+ Giãn các động mạch ngoại vi làm giảm sức cản ngoại vi (hậu gánh). Nhờ đó giảm công của tim, giảm sức tiêu thụ và nhu cầu sử dụng oxy của tim.
+ Giãn mạch vành và các tiểu động mạch vành, tăng cung cấp oxy cho tim, đặc biệt là bệnh nhân co thắt mạch vành (đau thắt ngực Prinzmetal).
Chỉ định
Thuốc Amlodipine STADA 10mg được chỉ định trong điều trị:
– Chứng tăng huyết áp nguyên phát.
– Đau thắt ngực ổn định mạn tính và đau thắt ngực do co mạch.
Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có chế độ dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
Thuốc sử dụng theo đường uống. Uống nguyên viên với 1 ly nước lọc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày do thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
Liều dùng
Tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều lượng khuyến cáo được đưa ra như sau:
– Người lớn:
+ Liều khởi đầu: ½ viên/lần/ngày.
+ Sau 2-4 tuần, nếu bệnh nhân không cải thiện trên lâm sàng có thể tăng liều 1 viên/lần/ngày.
+ Có thể sử dụng Amlodipin đơn độc hoặc phối hợp với thuốc điều trị đau thắt ngực khác trong điều trị đau thắt ngực.
– Trẻ em và thiếu niên < 18 tuổi: Các nghiên cứu chưa chứng minh được tính an toàn nên không khuyến cáo sử dụng Amlodipin.
– Người cao tuổi: Liều như bình thường, nhưng cần cẩn thận nếu tăng liều.
– Bệnh nhân suy thận: Không cần chỉnh liều nhưng theo dõi thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đang lọc máu.
– Bệnh nhân suy gan: Liều dùng tùy theo tình trạng bệnh nhân. Thận trọng khi dùng cho đối tượng này.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Khi quên 1 liều thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng lịch trình nếu gần thời điểm dùng liều tiếp theo.
– Không uống gấp đôi để bù liều đã quên.
Quá liều:
– Khi dùng liều Amlodpin >100mg có thể dẫn đến giãn mạch ngoại vi quá mức, hạ huyết áp nặng, kéo dài.
– Nếu vô tình dùng quá liều và xuất hiện triệu chứng tụt huyết áp nặng cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời:
+ Phục hồi nhịp tim, huyết áp bằng thuốc giãn mạch.
+ Truyền tĩnh mạch Calci gluconat.
+ Có thể rửa dạ dày.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc đối với bệnh nhân:
– Quá mẫn với Amlodipin, các hoạt chất thuộc nhóm dihydropyridin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh nhân sốc, sốc tim.
– Đau thắt ngực không ổn định.
– Suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp trong vòng 28 ngày.
– Tắc đường ra thất trái như hẹp động mạch chủ.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, các báo cáo về các tác dụng phụ bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải với các tần suất khác nhau.
– Rất hay gặp:
+ Rối loạn da – mô mềm: Sưng mắt cá chân.
– Hay gặp:
+ Rối loạn da – mô mềm: Bốc hỏa, ảm giác nóng (đặc biệt khi mới điều trị)/
+ Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu (đặc biệt khi mới điều trị), mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược.
+ Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu, đau bụng.
– Ít gặp:
+ Rối loạn da – mô mềm: Ngứa, mày đay, rụng tóc, ban xuất huyết…
+ Rối loạn hệ thần kinh: Khô miệng, run, dị cảm, tăng mồ hôi.
+ Rối loạn tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy, táo bón, tăng sản lợi.
+ Rối loạn tim: Ngất, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực khi mới bắt đầu điều trị.
+ Rối loạn mắt: Rối loạn thị lực.
+ Rối loạn tai và mê lô: Ù tai.
+ Rối loạn hô hấp, ngực, trung thất: Khó thở, viêm mũi.
+ Rối loạn thận, tiết niệu: Tăng tiểu dắt.
+ Rối loạn cơ xương – mô liên kết: Chuột rút, đau lưng, đau cơ, khớp.
+ Rối loạn nội tiết: Nữ hóa tuyến vú.
+ Rối loạn mạch: Tụt huyết áp, viêm mạch.
+ Rối loạn toàn thân: Tăng/giảm cân.
+ Rối loạn sinh sản, tuyến vú: Bất lực.
+ Rối loạn tâm thần: Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, dễ kích thích.
– Hiếm gặp:
+ Rối loạn hệ thần kinh: Thay đổi vị giác.
+ Rối loạn gan – mật: Tăng men gan, vàng da, viêm gan.
+ Rối loạn tâm thần: Lú lẫn, lo lắng.
– Rất hiếm gặp:
+ Rối loạn da – mô mềm: Phù mạch, viêm da dị ứng, phát ban, phù Quink, hội chứng Steven john
+ Rối loạn hệ thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại vi.
+ Rối loạn tiêu hóa: Viêm dạ dày, viêm tụy.
+ Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu, tiểu cầu.
+ Rối loạn hô hấp, ngực, trung thất: Ho.
+ Rối loạn chuyển hóa: Tăng đường huyết.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
Các dữ liệu hiện nay báo cáo về tương tác giữa thuốc Amlodipine STADA 10mg với các thuốc, thực phẩm dùng cùng:
– Các thuốc ức chế CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ Amlodipin trong huyết tương nhưng lại làm giảm hiệu quả điều trị.
– Các thuốc cảm ứng CYP3A4 có thể làm giảm nồng độ Amlodipin trong huyết tương.
– Thuốc điều trị tăng huyết áp như chẹn beta, alpha-1 adrenergic, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế ACE: Khi dùng đồng thời thuốc ức chế ACE và Amlodipin có thể dẫn tới suy tim, tụt huyết áp, cơn nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân cần liệt kê các thuốc/TPCN đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai:
– Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra thuốc gây độc tính trên thai nhi nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu trên con người.
– Chính vì vậy không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai trừ khi lợi ích điều trị vượt trội hơn hẳn nguy cơ gây hại.
Phụ nữ cho con bú:
– Các hoạt chất thuộc nhóm dihydropyridin đều được tìm thấy trong sữa mẹ nhưng chưa kết luận cụ thể Amlodipin có tiết vào sữa mẹ hay không.
– Nếu phải sử dụng thuốc người mẹ không cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Amlodipine STADA 10mg có thể gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, nôn ảnh hưởng bất lợi đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Chưa chứng minh được hiệu quả khi sử dụng Amlodipin để điều trị cơn tăng huyết áp hay dùng đơn độc trong vòng 1 tháng sau nhồi máu cơ tim.
– Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy tim do có nghiên cứu chỉ ra tình trạng phù phổi khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy tim độ III và IV.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
Thuốc Amlodipine STADA 10mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Amlodipine STADA 10mg hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 40.000 đồng/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 35.000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Nhiều người đặt câu hỏi Thuốc Amlodipine STADA 10mg có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc được nhiều chuyên gia và bệnh nhân tin dùng và đánh giá cao hiệu quả.
– Giá thuốc tương đối rẻ.
Nhược điểm
– Có nhiều tác dụng không mong muốn.
– Hạn chế sử dụng trên đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
– Có nguy cơ xảy ra tương tác bất lợi khi dùng chung với các thuốc khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.