Thuốc Atorvastatin 10 TV Pharma là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên nén có chứa:
– Atorvastatin 10mg.
– Tá dược: Calci carbonat, Lactose, PVP, Magnesi Stearat, Natri laurylsulfat, Disolcel, Avicel, HPMC, PEG 6000, Titan oxyd, Talc vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Atorvastatin
– Chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh HMG-CoA, ức chế chuyển hóa HMG-CoA thành Mevalonat – tiền chất của các Sterol
– Làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL Cholesterol, Apoprotein B, VLDL Cholesterol và Triglycerides.
– Làm tăng HDL Cholesterol và Apolipoprotein A-1.
– Giảm lượng Cholesterol tỷ trọng trung bình ở người rối loạn chuyển hóa Lipoprotein máu.
Chỉ định
Thuốc Atorvastatin 10 TV Pharma có tác dụng trong những trường hợp sau:
– Điều trị tăng Cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL và Apolipoprotein B ở người tăng Cholesterol nguyên phát, rối loạn chuyển hóa Lipid hỗn hợp.
– Tăng Triglycerid huyết tương.
– Tăng Cholesterol máu dạng gia đình đồng hợp tử, khi các phương pháp hạ Lipid khác không đáp ứng.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống. Nên bắt đầu với liều thấp nhất có tác dụng. Có thể điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của người bệnh bằng cách tăng liều theo từng đợt, cách nhau không dưới 4 tuần.
– Cần tuân thủ chế độ ăn kiêng giảm Cholesterol.
Liều dùng
– Liều tham khảo:
+ Liều khởi đầu: 1 viên/ngày. Có thể điều chỉnh liều sau 4 tuần điều trị.
+ Liều duy trì: 1-4 viên/ngày. Có thể tăng liều nhưng không quá 8 viên/ngày.
– Không nên dùng quá 2 viên/ngày khi phối hợp với Amiodaron.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều: Dùng liều thay thế ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên. Không uống gấp đôi liều để bù.
– Quá liều:
+ Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân dùng quá liều Atorvastatin.
+ Trong trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng, và dùng các biện pháp hỗ trợ cần thiết khác.
+ Thẩm tách máu hầu như không có tác dụng trong tình huống này.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc trong các trường hợp sau:
– Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Suy gan, bệnh gan tiến triển có sự tăng nồng độ Transaminase huyết thanh kéo dài.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Thuốc chống nấm Itraconazol, Ketoconazol, nhóm thuốc Fibrat.
Tác dụng không mong muốn
– Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc thường thoáng qua (khoảng 1%). Các biểu hiện đã được ghi nhận có thể kể đến như sau:
+ Táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, nôn, tiêu chảy.
+ Suy nhược, nhức đầu, mất ngủ.
+ Tăng men gan, tăng Creatinin phosphokinase huyết tương.
+ Suy giảm nhận thức (mất trí nhớ, lú lẫn…)
+ Tăng đường huyết, tăng HbA1c.
– Rất hiếm: Đau cơ, nhược cơ, yếu sức.
Nếu có bất thường xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và giúp đỡ.
Tương tác thuốc
Các tương tác có thể xảy ra khi dùng phối hợp Atorvastatin đã được ghi nhận:
– Thuốc ức chế enzym CYP3A4: Làm tăng nồng độ Atorvastatin huyết tương, dẫn đến tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ.
– Amiodaron: Không nên dùng quá 20mg Atorvastatin/ngày do tăng nguy cơ tiêu cơ vân. Nếu phải dùng trên 20mg/ngày, nên lựa chọn các Statin khác như Pravastatin.
– Gemfibrozil, Niacin liều cao (> 1g/ngày), thuốc hạ Cholesterol máu nhóm Fibrat, Colchicin: Tăng nguy cơ tổn thương cơ.
– Antacid dùng đường uống (Magnesi, Nhôm hydroxyd và Cholestyramin): Giảm nồng độ Atorvastatin trong huyết tương.
– Digoxin, Erythromycin hoặc Clarithromicin: Tăng nồng độ Atorvastatin.
– Thuốc Atorvastatin 10 TV Pharma làm tăng tác dụng các thuốc ngừa thai có chứa Norethindron, Ethinyl estradiol.
– Các thuốc điều trị HIV và viêm gan C (HCV): Tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và có thể gây tử vong.
Báo cho bác sĩ về các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng cũng như tiền sử bệnh để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai do thuốc làm giảm nồng độ Cholesrerol máu, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
– Chưa rõ thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do có nguy cơ gây bất lợi cho trẻ bú mẹ, không sử dụng khi cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Có thể sử dụng do thuốc không ảnh hưởng tới người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng ở bệnh nhân với những yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương cơ do Atorvastatin có thể làm teo cơ, viêm cơ, đặc biệt là ở bệnh nhân trên 65 tuổi, người thiểu năng tuyến giáp không được kiểm soát hoặc mắc các bệnh lý về thận.
– Trước khi điều trị cần loại trừ các nguyên nhân gây tăng Cholesteroldo tiểu đường kém kiểm soát, rối loạn Protein, người bị bệnh gan tắc mật, nghiện rượu hoặc do dùng thuốc khác.
– Tiến hành định lượng Cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL, Cholesterol HDL và Triglycerid định kỳ, ít nhất 4 tuần/lần, và điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh.
– Cần xét nghiệm Enzym gan trước khi bắt đầu điều trị. Nếu nồng độ ALAT hay ASAT tăng gấp 3 lần mức bình thường cần ngưng điều trị.
– Cần cân nhắc theo dõi Creatin kinase (CK) trong trường hợp suy giảm chức năng thận, nhược giáp, tiền sử mắc bệnh cơ di truyền, do sử dụng Atorvastatin hoặc Fibrat trước đó, tiền sử bệnh gan, người uống nhiều rượu
– Thận trọng khi dùng ở người uống nhiều rượu hoặc có tiền sử bệnh gan.
– Cần ngừng điều trị khi xuất hiện triệu chứng cấp tính nặng của bệnh cơ hay nguy cơ suy thận thứ cấp thành Globulin niệu kịch phát.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
Thuốc Atorvastatin 10 TV Pharma giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện được bán nhiều ở các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với các mức giá khác nhau. Để mua được thuốc tốt với giá cả hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Atorvastatin 10 TV Pharma có tốt không? Cùng Dược Điển Việt Nam điểm lại một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng sản phẩm:
Ưu điểm
– Giá thành hợp lý.
– Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến.
– Giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid hiệu quả.
Nhược điểm
– Thuốc có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc.
– Có nguy cơ cao gây tổn thương gân chân, teo cơ.
– Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi khi sử dụng thuốc cho bà bầu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.