Thuốc Ciprobay 200 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Bayer Schering Pharma AG – Đức.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ 100ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.
Thành phần
Mỗi lọ 100ml có chứa:
– Ciprofloxacin lactat 200mg.
– Tá dược vừa đủ 100ml.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Ciprofloxacin
– Ciprofloxacin là một kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm Fluoroquinolon, có phổ kháng khuẩn rộng.
– Thuốc có đặc tính diệt vi khuẩn do ức chế enzym DNA gyrase và topoisomerase IV (là những enzym cần thiết cho quá trình tái sinh sản DNA của vi khuẩn). Do đó, ức chế sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nên gây chết vi khuẩn.
– Ciprofloxacin diệt khuẩn ở cả giai đoạn phát triển nhanh và chậm của vi khuẩn. Bởi vậy, nó có tác dụng ức chế hậu kháng sinh và có tác dụng đến chức năng miễn dịch.
Chỉ định
Dịch truyền Ciprobay 200 được chỉ định trong các trường hợp:
Người lớn
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn Gram âm:
+ Đợt cấp bệnh COPD. Chỉ nên sử dụng khi các kháng sinh khác nằm trong khuyến cáo không phù hợp.
+ Nhiễm khuẩn phế quản-phổi trong bệnh xơ nang hoặc trong bệnh giãn phế quản.
– Đợt cấp của viêm xoang mạn tính, đặc biệt nếu nghi ngờ do vi khuẩn Gram âm.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Viêm thận bể thận cấp.
+ Viêm bể thận có biến chứng.
– Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn.
– Nhiễm khuẩn đường sinh dục.
+ Viêm mào tinh hoàn do Neisseria gonorrhoeae.
+ Viêm vùng chậu nhạy cảm với Neisseria gonorrhoeae.
– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
– Nhiễm khuẩn ổ bụng.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm do vi khuẩn Gram âm.
– Viêm ống tai ngoài ác tính.
– Nhiễm khuẩn xương và khớp.
– Bệnh than.
– Sốt giảm bạch cầu trung tính nghi ngờ do vi khuẩn.
Trẻ em và thanh thiếu niên
– Nhiễm khuẩn phế quản-phổi do Pseudomonas aeruginosa ở bệnh nhân xơ nang.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng và viêm bể thận cấp.
– Bệnh than.
Cân nhắc sử dụng Ciprofloxacin để điều trị nhiễm khuẩn nặng trên trẻ em và thanh thiếu niên khi cần thiết.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Đường dùng: Truyền tĩnh mạch. Kỹ thuật được thực hiện bởi cán bộ y tế có chuyên môn.
– Tốc độ truyền:
+ Người lớn: truyền trong 30 phút.
+ Trẻ em: truyền trong 60 phút.
– Có thể truyền trực tiếp hoặc pha loãng với các dung dịch: Ringer, NaCl 0,9%, Glucose 5%, Glucose 10%, Fructose 10%.
Liều dùng
– Liều lượng căn cứ theo chỉ định, mức độ nghiêm trọng và vị trí nhiễm khuẩn, tính nhạy cảm của Ciprofloxacin với vi khuẩn, chức năng thận của bệnh nhân, trọng lượng của trẻ em và thanh thiếu niên.
– Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, diễn biến lâm sàng và vi khuẩn học. Sau khi sử dụng đường tĩnh mạch ban đầu, có thể chuyển sang càng sớm càng tốt đường uống hoặc hỗn dịch.
– Phối hợp với kháng sinh khác phù hợp.
Liều cụ thể trên từng đối tượng và chỉ định như sau:
Trẻ em và thanh thiếu niên
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận căn cứ vào Creatinine Clearance:
Creatinine Clearance (ml/min/1,73 m²) | Liều dùng |
> 60 | Không cần hiệu chỉnh liều |
30≤ClCr ≤ 60 | 200 – 400mg mỗi 12 giờ |
<30 | 200 – 400mg mỗi 24 giờ |
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo | 200-400mg mỗi 24 giờ (sau lọc máu) |
Thẩm phân phúc mạc | 200-400mg mỗi 24 giờ |
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan: không cần hiệu chỉnh liều.
Cách xử trí khi quá liều
Khi sử dụng Ciprobay: trên 12g sẽ có triệu chứng ngộ độc nhẹ, trên 16g có thể gây suy thận cấp.
Triệu chứng khi dùng quá liều: Chóng mặt, run, nhức đầu, mệt mỏi, co giật, ảo giác, lú lẫn, đau bụng, suy giảm chức năng gan thận, đi tiểu ra máu.
Xử trí:
– Để tránh có tinh thể niệu, duy trì đủ lượng nước uống vào, không để nước tiểu quá kiềm.
– Nếu bị ỉa chảy nặng và kéo dài trong và sau khi điều trị, cần ngừng dùng thuốc và thay bằng một kháng sinh khác thích hợp (ví dụ vancomycin).
– Áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng.
– Theo dõi điện tâm đồ vì có thể kéo dài khoảng QT.
Chống chỉ định
Thuốc Ciprobay 200 không được dùng trong các trường hợp sau:
– Người có tiền sử quá mẫn với Ciprofloxacin, các quinolon khác hoặc các thành phần nào của thuốc.
– Dùng đồng thời với Tizanidin.
Tác dụng không mong muốn
Dịch truyền Ciprobay nhìn chung dung nạp tốt. ADR của thuốc chủ yếu ở dạ dày – ruột, thần kinh trung ương và da.
Thường gặp
– Thần kinh trung ương: Chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, tình trạng mơ màng, thao thức (tiêm tĩnh mạch), sốt (trẻ em khoảng 2%), đau đầu (tiêm tĩnh mạch).
– Da: Phát ban (trẻ em khoảng 2%, người lớn khoảng 1%).
– Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, khó tiêu (trẻ em 3%).
– Gan: Tăng ALT và AST (người lớn 1%).
– Tại chỗ: Phản ứng chỗ tiêm.
– Đường hô hấp: Viêm mũi (trẻ em 3%).
Ít gặp
– Toàn thân: Nhức đầu, sốt do thuốc.
– Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu, giảm tiểu cầu.
– Tim – mạch: Nhịp tim nhanh.
– Thần kinh trung ương: Kích động.
– Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa.
– Da: Nổi ban, ngứa, viêm tĩnh mạch nông.
– Chuyển hóa: Tăng tạm thời creatinin, bilirubin và phosphatase kiềm trong máu.
– Cơ xương: Đau ở các khớp, sưng khớp.
Hiếm gặp
– Toàn thân: Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ.
– Máu: Thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thay đổi nồng độ prothrombin.
– Thần kinh trung ương: Cơn co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, mất ngủ, trầm cảm, loạn cảm ngoại vi, rối loạn thị giác kể cả ảo giác, rối loạn thính giác, ù tai, rối loạn vị giác và khứu giác, tăng áp lực nội sọ.
– Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
– Da: Hội chứng da – niêm mạc, viêm mạch, hội chứng Lyell, ban đỏ da thành nốt, ban đỏ đa dạng tiết dịch.
– Gan: Đã có báo cáo về một vài trường hợp bị hoại tử tế bào gan, viêm gan, vàng da ứ mật.
– Cơ: Đau cơ, viêm gân (gân gót) và mô bao quanh. Có một vài trường hợp bị đứt gân, đặc biệt là ở người cao tuổi khi dùng phối hợp với corticosteroid.
– Tiết niệu – sinh dục: Có tinh thể niệu khi nước tiểu kiềm tính, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ.
– Đau và tấy rát vị trí tiêm truyền tĩnh mạch với viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch.
– Khác: Nhạy cảm với ánh sáng khi phơi nắng, phù thanh quản hoặc phù phổi, khó thở, co thắt phế quản.
Một số tác dụng phụ khác có thể gặp: Phù nề, ngất, cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi, kéo dài thời gian QT và loạn nhịp thất, Bội nhiễm Candida, Clostridium dificile, Streptococcus pneumoniae.
Nếu thấy bất cứ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi truyền Ciprobay 200 đồng thời với thuốc sau đây có khả năng xảy ra tương tác làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc hoặc tăng tác dụng phụ:
– Thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng, kháng sinh Macrolid: kéo dài khoảng QT.
– Probenecid: tăng nồng độ Ciprobay ở huyết thanh.
– Tizanidin: chống chỉ định dùng phối hợp.
– Methotrexat: tiết qua ống thận có thể bị ức chế bởi ciprofloxacin, làm tăng tác dụng độc của thuốc.
– Theophylin: tăng nồng độ trong huyết thanh, tăng tác dụng phụ.
– Phenytoin: có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ phenytoin trong huyết thanh do đó cần theo dõi nồng độ thuốc.
– Cyclosporin: có thể tăng thoáng qua nồng độ creatinin huyết thanh khi sử dụng đồng thời ciprofloxacin
– Thuốc đối kháng Vitamin K: dùng đồng thời ciprofloxacin có thể làm tăng tác dụng chống đông máu.
– Lidocain: có thể xảy ra tương tác với ciprofloxacin liên quan đến các tác dụng phụ khi dùng đồng thời.
– Clozapin, Sildenafil: nồng độ thuốc có thể tăng khi dùng cùng với Ciprobay.
– Zolpidem: dùng đồng thời với Ciprobay có thể làm tăng nồng độ zolpidem trong máu, khuyến cáo không sử dụng đồng thời.
– Corticoid: có thể làm tăng nguy cơ viêm gân, đứt gân.
Thận trọng khi phối hợp với những thuốc trên, để tránh các tương tác bất lợi có thể xảy ra, hãy báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai:
Ciprobay đi qua được nhau thai. Chưa thấy nguy cơ gây quái thai trên động vật thí nghiệm hoặc trên người sau khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, do liên quan tới thoái hóa sụn ở động vật còn non trong nghiên cứu nên Ciprobay chỉ dùng cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế; và dùng trong dự phòng và điều trị phụ nữ mang thai bị bệnh than.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc tích lại ở trong sữa và có thể đạt đến nồng độ gây hại cho trẻ. Nếu mẹ buộc phải dùng thì phải ngừng cho con bú.
Người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể tác dụng lên thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng lái và vận hành máy. Do đó thận trọng khi sử dụng.
Sử dụng thuốc trên người cao tuổi
Chú ý thay đổi liều theo mức độ nặng và độ thanh thải Creatinine clearance.
Điều kiện bảo quản
– Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
– Ở nhiệt độ không quá 25 độ C.
– Không để đông lạnh.
Thuốc Ciprobay 200 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc với nhiều mức giá khác nhau. Trên trang web của chúng tôi, thuốc đang có giá vô cùng ưu đãi, chỉ 190.000 VNĐ.
Nếu bạn đang muốn có một sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng hãy liên hệ với chúng tôi để có sự lựa chọn tốt nhất. Sức khỏe của bạn là sự quan tâm lớn nhất của đội ngũ Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Ciprobay 200 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Phổ tác dụng rộng, vẫn còn hiệu quả trên nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau.
– Dung nạp tốt.
– Có tác dụng với các vi khuẩn đã kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin…).
Nhược điểm
– Mặc dù các phản ứng nghiêm trọng xảy ra ở tần suất rất nhỏ nhưng nếu xảy ra để lại hậu quả hết sức nặng nề.
– Hạn chế chỉ định, nên dùng với các nhiễm khuẩn nặng mà các kháng sinh thông thường không còn tác dụng để tránh phát triển đề kháng.
– Phải hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
– Hạn chế sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.
– Thuốc đường tiêm, chỉ được phép thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.