Thuốc Colchicine STADA 1mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty LD TNHH Stada – Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Dạng viên nén.
Thành phần
Mỗi viên nén có chứa:
– Colchicin 1 mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Colchicin trong công thức
– Thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh Gout, không có tác dụng chuyển hóa acid uric.
– Cơ chế hoạt động của Colchicine trong điều trị bệnh Gout vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Colchicine được coi là có tác dụng chống lại phản ứng viêm đối với các tinh thể urat, bằng cách ức chế sự di chuyển của bạch cầu hạt vào vùng bị viêm.
Chỉ định
Thuốc Colchicine STADA 1mg được dùng trong trường hợp:
– Điều trị cơn Gout cấp tính.
– Dự phòng bệnh Gout khi bắt đầu điều trị bằng Allopurinol và thuốc gây uric niệu.
Cách dùng
Cách sử dụng
Uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
Liều dùng
– Người lớn:
+ Điều trị cơn Gout cấp: bắt đầu bằng liều 1mg (1 viên), sau đó 0.5mg (nửa viên) mỗi 2 – 3 giờ cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. Không nên dùng quá 6mg (6 viên) trong một đợt điều trị và bắt đầu đợt điều trị mới trong ít nhất 3 ngày.
+ Dự phòng Gout khi kết hợp với allopurinol hoặc thuốc gây uric niệu: 0.5mg x 2 – 3 lần/ngày.
+ Suy thận: Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận nhẹ. Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các liều.
– Người cao tuổi: Sử dụng thuốc thật cẩn thận.
– Trẻ em: Không khuyến cáo.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quá liều: Liều gây độc khoảng 10mg. Liều gây chết ở người khoảng 65mg.
+ Triệu chứng: Quá liều cấp tính có thể xuất hiện triệu chứng trong khoảng từ 1 – 8 giờ.
Những dấu hiệu đầu tiên có thể là cảm giác nóng rát và đau buốt ở miệng, cổ họng. Sau đó xuất hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm dạ dày ruột xuất huyết, tăng bạch cầu, hạ huyết áp trong trường hợp nặng.
Giai đoạn thứ hai với các biến chứng đe dọa tính mạng phát triển từ 24 – 72 giờ sau khi dùng thuốc: rối loạn chức năng đa hệ, độc tính trên thần kinh trung ương, suy cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, tổn thương gan, thận.
Nguy cơ tử vong thường do suy hô hấp và trụy tim mạch. Nếu bệnh nhân sống sót, sự hồi phục có thể đi kèm với tăng bạch cầu và chứng rụng tóc, hồi phục bắt đầu khoảng một tuần sau lần uống thuốc đầu tiên.
+ Xử trí: Người bệnh cần được theo dõi một thời gian sau khi bị quá liều do các triệu chứng có thể khởi phát chậm. Báo ngay cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
– Quên liều: Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu không may quên liều.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho các đối tượng sau:
– Mẫn cảm hoặc có nguy cơ dị ứng với bất kỳ thành phần của nào của thuốc.
– Phụ nữ có thai.
– Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo vì Colchicine không thể được loại bỏ bằng cách lọc máu hoặc thay máu.
– Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10ml/phút).
– Bệnh nhân suy thận hoặc gan đang dùng chất ức chế P-glycoprotein (P-gp) hoặc chất ức chế CYP3A4 mạnh.
– Bệnh nhân rối loạn chức năng máu.
Tác dụng không mong muốn
– Thường gặp:
+ Buồn nôn, nôn, đau bụng.
+ Liều cao có thể xuất hiện nổi ban, tổn thương thận, tiêu chảy nặng, chảy máu đường tiêu hóa.
– Ít gặp: Viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, suy tủy xương, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (có hồi phục).
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về những tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc
– Kháng sinh: tăng nguy cơ ngộ độc colchicin, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận.
– Thuốc ức chế P-glycoprotein hoặc CYP3A4 mạnh : sử dụng đồng thời làm tăng nồng độ Colchicine trong máu gây độc tính và có thể dẫn đến tử vong.
– Ciclosporin: tăng nguy cơ độc tính trên thận và cơ.
– Vitamin: dùng thuốc dài ngày hoặc liều cao làm giảm hấp thu vitamin B12, ngoài ra còn gây tăng nhu cầu vitamin.
– Các statin: dùng đồng thời có thể gây bệnh cơ cấp tính. Bệnh nhân nên thông báo khi bị đau hoặc yếu cơ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Thai kỳ: không dùng thuốc cho đối tượng trên vì nguy cơ phá hủy nhiễm sắc thể bào thai.
– Cho con bú: Colchicine có khả năng phân bố vào sữa mẹ, do đó cần sử dụng thận trọng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu đưa ra ảnh hưởng của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc
Lưu ý đặc biệt khác
– Cần thận trọng với những bệnh nhân tuổi cao hoặc sức khỏe yếu vì có nguy cơ cao ngộ độc do tích tụ thuốc, người mắc bệnh tim, gan, đường tiêu hóa và phụ nữ đang cho con bú.
– Nếu cần điều trị bằng thuốc ức chế P-gp hoặc CYP3A4 vừa phải hoặc mạnh ở những bệnh nhân có chức năng gan và thận bình thường, thì nên giảm liều thuốc hoặc ngừng điều trị.
– Tập thể dục hàng ngày để tăng sự linh hoạt cho các khớp, tăng đào thải Acid uric.
– Không dùng những thuốc đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
– Thuốc chỉ được dùng khi có sự kê đơn của bác sĩ.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản trong hộp kín, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm.
– Nhiệt độ không quá 30oC.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Colchicine STADA 1mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Để được tư vấn sử dụng đúng cách và mua thuốc chất lượng tốt với giá cả hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline.
Chúng tôi luôn cam kết thuốc chất lượng tốt, chính hãng, giá cả hợp lý và giao hàng nhanh chóng.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Colchicine STADA 1mg có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc dự phòng và điều trị cơn Gout cấp.
– Giá thành hợp lý.
Nhược điểm
– Liều điều trị cơn Gout cấp khá phức tạp, cần có sự chỉ dẫn cẩn thận.
– Hạn chế đối tượng sử dụng thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.