Thuốc Epigaba 300 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nang cứng.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Gabapentin 300mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Gabapentin
– Là thuốc chống động kinh.
– Cấu trúc hóa học của chất này gần giống chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gamma-aminobutyric (GABA). Tuy nhiên, gabapentin lại không tác động trực tiếp lên các thụ thể GABA, không làm thay đổi cấu trúc, giải phóng, chuyển hóa và thu hồi GABA.
Chỉ định
Thuốc Epigaba 300 được sử dụng cho các trường hợp:
– Đơn trị liệu cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi trong điều trị các cơn động kinh cục bộ có hoặc không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát.
– Điều trị hỗ trợ cho người lớn và trẻ trên 3 tuổi trong các cơn động kinh cục bộ có hoặc không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát.
– Người lớn bị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng thuốc theo đường uống.
– Uống nguyên viên với một ly nước.
– Thời điểm sử dụng: Bất kỳ lúc nào tuy nhiên nên uống cùng thời điểm mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Liều dùng
Tham khảo liều lượng khuyến cáo đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Chống động kinh:
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
+ Ngày đầu: 300mg (1 viên)/lần x 1 lần.
+ Ngày thứ 2: 300mg (1 viên)/lần x 2 lần.
+ Ngày thứ 3: 300mg (1 viên)/lần x 3 lần.
+ Sau đó, tùy vào đáp ứng của người bệnh, có thể tăng thêm 300mg (1 viên) mỗi 2-3 ngày, cho đến khi đạt đến hiệu quả điều trị tốt. Liều tối đa 3600mg (12 viên)/ngày, chia 3 lần.
+ Liều dùng lên đến 4800mg/ngày dung nạp tốt, đã được thử nghiệm trên lâm sàng.
+ Khoảng cách mỗi lần sử dụng không nên quá 12 giờ.
– Trẻ từ 6-12 tuổi:
+ Ngày đầu tiên: 10mg/kg, chia 3 lần.
+ Ngày thứ 2: 20mg/kg, chia 3 lần.
+ Ngày thứ 3: 25-35mg/kg, chia 3 lần.
+ Liều duy trì 900mg/ngày với trẻ từ 26-36kg và 1200mg/ngày với trẻ từ 37-50kg; tổng liều chia đều 3 lần.
Điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên đau dây thần kinh:
– Người lớn: Không quá 1800mg (6 viên)/ngày, chia đều 3 lần uống hoặc dùng như sau:
+ Ngày đầu tiên: 300mg (1 viên).
+ Ngày thứ 2: 300mg/lần x 2 lần.
+ Ngày thứ 3: 300mg/lần x 3 lần.
+ Sau đó, có thể tăng từ từ 300mg với khoảng cách 2-3 ngày, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân, cho đến 1800mg/ngày, chia đều 3 lần uống.
– Người suy thận trên 12 tuổi: Phải giảm liều với người bị suy chức năng thận và dạng thẩm phân máu, căn cứ vào độ thanh thải creatinin như sau:
+ Trên 60ml/phút: Có thể dùng liều 1200mg (4 viên)/ngày, chia 3 lần.
+ Từ 30-60ml/phút: Có thể dùng liều 600mg (2 viên)/ngày, chia 2 lần.
+ Từ 15-30ml/phút: 300mg/lần/ngày.
+ Dưới 15ml/phút: 300mg, dùng cách ngày.
+ Thẩm phân máu: Có thể dùng 200-300mg sau mỗi 4 giờ thẩm phân lọc máu. Liều khởi đầu có thể sử dụng liều 300-400mg.
– Người cao tuổi: Dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc giảm liều tùy vào mức độ thanh thải creatinin với người bị suy thận.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, dùng liều kế tiếp như dự định.
+ Không dùng gấp đôi liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Có thể gây nhìn một hóa hai, hôn mê, u ám, nói líu ríu và tiêu chảy.
+ Cách xử lý: Ngừng thuốc và đưa ngay đến trung tâm y tế để được xử lý kịp thời. Hầu hết các trường hợp này đều phục hồi khi điều trị hỗ trợ. Có thể loại thuốc ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân máu.
Chống chỉ định
Thuốc Epigaba 300 không được dùng cho các trường hợp mẫn cảm với Gabapentin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
– Thường gặp:
+ Mất phối hợp vận động, mệt mỏi, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, buồn ngủ, phù, giảm trí nhớ.
+ Trẻ em từ 3-12 tuổi có vấn đề về thần kinh như lo âu, thay đổi cách ứng xử (cảm giác sảng khoái hoặc trầm cảm, quấy khóc, quá kích động, thái độ chống đối…).
+ Ho, viêm mũi, viêm họng – hầu, viêm phổi.
+ Khô miệng, táo bón, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy.
+ Nhìn một thành hai, giảm thị lực.
+ Phù mạch ngoại vi.
+ Mẩn ngứa, ban da.
+ Đau cơ, đau khớp.
+ Giảm bạch cầu.
+ Liệt dương, nhiễm virus.
– Ít gặp:
+ Mất trí nhớ, trầm cảm, mất ngôn ngữ, cáu gắt hoặc thay đổi tâm trí hay tính khí, giảm hoặc mất dục cảm, nhức đầu, liệt nhẹ.
+ Hạ huyết áp, hồi hộp, đau thắt ngực, rối loạn mạch ngoại vi.
+ Rối loạn tiêu hoá, chảy máu lợi, viêm miệng, mất hoặc rối loạn vị giác.
+ Tăng cân, gan to.
– Hiếm gặp:
+ Liệt dây thần kinh, tăng dục cảm, rối loạn nhân cách, giảm chức năng vận động, rối loạn tầm thần.
+ Loét dạ dày-tá tràng, viêm thực quản, viêm trực tràng, viêm đại tràng.
+ Ngứa mắt, viêm mống mắt, chảy nước mắt, bệnh võng mạc.
+ Ho, khản tiếng, viêm niêm mạc đường hô hấp, giảm thông khí phổi, phù phổi.
+ Giảm bạch cầu (thường không có triệu chứng), kéo dài thời gian máu chảy.
+ Viêm sụn, loãng xương, đau lưng.
+ Sốt hoặc rét run.
+ Hội chứng Stevens-Johnson.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
– Do sự ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc nên gây ra giảm sinh khả dụng của Gabapentin khoảng 20% khi dùng thuốc kháng acid chứa muối nhôm và muối magnesi. Phải dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
– Que nhúng Ames N-Multistix SG (khi phối hợp thêm gabapentin với các thuốc chống co giật khác): Gây dương tính giả. Do đó, để xác định protein trong nước tiểu, nên dùng phương pháp kết tủa acid sulfosalicylic đặc hiệu hơn.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Gabapentin gây quái thai trên động vật gặm nhấm. Trên phụ nữ mang thai, chưa thấy xuất hiện hiện tượng này. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết và lợi ích phải vượt trội nguy cơ.
– Bà mẹ cho con bú: Gabapentin được bài tiết qua đường sữa mẹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến trẻ đang bú mẹ, Để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết và được sự chỉ định của bác sĩ.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tình trạng chóng mặt, buồn ngủ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Không sử dụng thuốc khi đang tham gia các hoạt động này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Ngừng đột ngột các thuốc chống co giật ở bệnh nhân động kinh có thể làm xuất hiện cơn động kinh liên tục (trạng thái động kinh).Cần giảm liều hoặc thay thế bằng một thuốc khác trước khi ngừng thuốc.
– Sử dụng đồng thời với Morphin có thể làm tăng nồng độ gabapentin. Phải theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện thần kinh trung ương của bệnh nhân (như ngủ gà) và phải giảm liều 1 trong 2 thuốc một cách thích hợp.
– Cần quan sát các dấu hiệu có liên quan đến suy nghĩ và hành vi tự tử mới có hoặc xấu đi bệnh trầm cảm bất cứ sự thay đổi bất thường nào về tâm trạng hoặc hành vi của bệnh nhân.
– Ngưng sử dụng nếu bệnh nhân bị viêm tụy cấp.
– Thận trọng khi sử dụng cho các trường hợp:
+ Thanh thiếu niên điều trị dài ngày.
+ Người có tiền sử rối loạn tâm thần.
+ Người suy giảm chức năng thận và thẩm phân máu.
– Thuốc có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm protein niệu.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
– Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc Epigaba 300 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Epigaba 300 hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 460.000-480.000 VNĐ/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 460.000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Epigaba 300 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh động kinh và đau do viêm dây thần kinh ngoại biên.
– Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng.
Nhược điểm
– Gây ra một số tác dụng ngoại ý như chóng mặt, buồn ngủ, nhìn mờ,…
– Sử dụng nhiều lần trong ngày khiến người bệnh cảm thấy ngại uống thuốc hoặc quên liều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.