Thuốc Gasgood 20 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Acme Formulation Pvt. Ltd.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao tan trong ruột.
Thành phần
Trong 1 viên thuốc có chứa:
– Esomeprazole Magnesium USP tương đương 20mg Esomeprazole.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Esomeprazole trong công thức
– Là đồng phân S- của Omeprazole, thuộc nhóm thuốc PPI, làm giảm sự bài tiết acid dạ dày.
– Mang tính kiềm yếu, được biến đổi thành chất có hoạt tính trong môi trường acid cao ở tế bào thành dạ dày.
– Cơ chế tác động: Ức chế bơm acid H+K+/ATPase tiết acid đổ vào dạ dày. Đồng thời thuốc ức chế sự tiết dịch cơ bản lẫn sự tiết dịch do kích thích.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định cho các đối tượng sau:
– Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD):
+ Điều trị triệu chứng.
+ Điều trị viêm trợt thực quản do trào ngược.
+ Phòng ngừa tái phát lâu dài khi viêm thực quản đã khỏi.
– Phối hợp với liệu pháp kháng sinh trong phác đồ điều trị loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp):
+ Loét dạ dày do Hp.
+ Phòng ngừa tái phát loét đường tiêu hóa ở bệnh nhân đã có loét tá tràng do Hp.
– Đang điều trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):
+ Bệnh nhân có loét dạ dày do NSAIDs.
+ Phòng ngừa loét dạ dày tá tràng khi sử dụng NSAIDs ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Uống thuốc với 1 cốc nước đầy. Không được bẻ, nghiền nát, nhai viên thuốc vì sẽ phá vỡ cấu trúc bào chế đặc biệt của thuốc.
– Thức ăn có thể làm chậm hấp thu Esomeprazole mặc dù không ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên nên uống thuốc xa bữa ăn để có tác dụng tốt nhất.
Liều dùng
* Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Điều trị hội chứng Zollinger Ellison:
– Liều khuyến cáo: 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
– Sau đó nên hiệu chỉnh liều theo cá nhân vá đáp ứng lâm sàng. Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát ở liều 4 – 8 viên/ngày.
– Với liều > 4 viên/ngày nên chia thuốc thành 2 lần uống.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD):
– Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: 1 viên/lần/ngày với bệnh nhân không bị viêm thực quản.
– Điều trị viêm trợt thực quản do trào ngược: 2 viên/lần/ngày trong 4 tuần. Kéo dài thời gian điều trị thêm 4 tuần nếu bệnh nhân có viêm thực quản chưa lành hoặc có triệu chứng không thuyên giảm.
– Dự phòng tái phát ở bệnh nhân đã khỏi viêm thực quản: 1 viên/lần/ngày.
Kết hợp trong phác đồ điều trị Hp:
Chữa lành vết loét tá tràng và dự phòng tái phát loét dạ dày tá tràng có loét Hp: [Esomeprazole 40mg ( 2 viên 20mg) + Amoxicillin 1g + Clarithromycin 500mg] x 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Bệnh nhân đang điều trị với NSAIDs liên tục:
– Chữa lành loét do NSAIDs: 1 viên/lần/ngày x 4 – 8 tuần.
– Dự phòng loét: 1 viên/lần/ngày.
*Đối tượng đặc biệt:
– Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều.
– Người suy giảm chức năng thận: Chưa cần điều chỉnh liều. Tuy nhiên cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc.
– Nguy suy giảm chức năng gan:
+ Không cần hiệu chỉnh liều khi suy gan từ nhẹ đến trung bình.
+ Bệnh nhân suy gan nặng: Liều tối đa 1 viên/lần/ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều: Liều thường dùng là 1 viên/ngày nên hạn chế hiện tượng quên liều. Nếu lỡ quên 1 liều, hãy uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Bỏ qua nếu gần đến liều tiếp theo. Không uống gấp đôi để bù liều đã quên.
– Quá liều:
+ Triệu chứng: Có báo cáo về triệu chứng trên đường tiêu hóa cùng với thể trạng yếu ớt khi quá liều Esomeprazole với liều uống 280mg (14 viên) như: Nhịp tim nhanh, giãn mạch, lú lẫn, ngủ gật, nhìn mờ, đau bụng, buồn nôn, nôn.
+ Xử trí: Hiện nay chưa có chất giải đặc hiệu và cũng rất khó phân tách Esomeprazole do khả năng liên kết cao với protein huyết tương. Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có biện pháp xử trí và điều trị triệu chứng kịp thời khi quá liều.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc hay các hoạt chất trong phân nhóm benzimidazole.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
Thường gặp:
Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Ít gặp:
– Phù ngoại vi.
– Mất ngủ.
– Chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ.
– Ù tai, nghe kém.
– Khô miệng.
– Tăng men gan.
– Viêm da, phát ban, nổi mề đay.
– Gãy xương hông, cổ tay, cột sống.
Hiếm gặp:
– Giảm bạch cầu, tiểu cầu.
– Phản ứng quá mẫn, phù mạch, sốc phản vệ.
– Hạ natri máu.
– Trầm cảm, kích động, lú lẫn.
– Thay đổi khứu giác, vị giác.
– Nhìn mờ.
– Co thắt phế quản.
– Viêm miệng, nấm Candida đường tiêu hóa.
– Viêm gan có/không kèm vàng da.
– Rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng.
– Đau cơ, khớp.
– Tăng tiết mồ hôi.
Rất hiếm gặp:
– Giảm bạch cầu hạt.
– Ảo giác.
– Suy gan, não gan.
– Hồng ban da, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử bì gây độc.
– Suy yếu cơ.
– Viêm thận kẽ.
– Vú to ở nam giới.
Chưa rõ tần suất:
– Hạ magie máu.
– Viêm kết tràng.
Tương tác thuốc
Ảnh hưởng của Esomeprazole đến các thuốc khác:
– Thay đổi hấp thu của một số thuốc có liên quan đến độ acid dạ dày như: làm giảm hấp thu Ketoconazole và Itraconazole.
– Làm giảm chuyển hóa và làm tăng nồng độ của các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19 như: Diazepam, Citalopram, Phenytoin…do Esomeprazole ức chế CYP2C19.
– Tăng nồng độ của Methotrexat khi sử dụng liều cao 300mg với Esomeprazole. Xem xét dừng sử dụng Esomeprazole để tránh tương tác trên.
– Giảm tác dụng của Clopidogrel do ức chế CYP2C19 làm thuốc không chuyển hóa thành dạng có hoạt tính.
Ảnh hưởng của các thuốc đến Esomeprazole:
Các chất ức chế CYP3A4 như Clarithromycin (500mg, 2 lần/ngày) làm tăng AUC của Esomeprazole.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Hiện nay rất ít nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai cũng như liệu Esomeprazole có khả năng tiết vào sữa mẹ. Chính vì vậy nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và không nên dùng đối với bà mẹ đang cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Một số tác dụng bất lợi của thuốc như nhức đầu, chóng mặt đã được báo cáo. Do đó nên thận trọng sử dụng thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trước khi sử dụng thuốc cần loại trừ khả năng bệnh nhân có loét dạ dày ác tính hay viêm thực quản cấp tính do thuốc có thể làm lu mờ dấu hiệu bệnh, khó có thể chẩn đoán chính xác.
– Khi sử dụng với thuốc diệt virus:
+ Không khuyến cáo dùng đồng thời với Atazanavir. Nếu bắt buộc phải sử dụng đồng thời, liều Atazanavir khuyến cáo là 400mg cùng với theo dõi diễn biến lâm sàng (ví dụ là tải lượng virus).
+ Kết hợp 100mg Ritonavir với 20mg/ngày Esomeprazole.
– Có thể tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella, Campylobacter, C.difficile.
– Giảm magie máu:
+ Được báo cáo khi điều trị trong ít nhất 3 tháng hoặc kéo dài 1 năm.
+ Triệu chứng thường xảy ra thầm lặng và hay bị bỏ qua: Mê sảng, co giật, chóng mặt, loạn nhịp thất, mệt mỏi.
+ Triệu chứng biến mất khi ngừng thuốc hoặc bổ sung magie.
– Bệnh nhân có thể gặp bán cấp lupus ban đỏ ở da (SCLE), gãy xương.
Điều kiện bảo quản
– Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Nhiệt độ không quá 30 độ C.
– Tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc GASGOOD 20 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện nay được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Giá thuốc có thể thay đổi tùy cơ sở phân phối. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc chính hãng và giá cả hợp lý.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Ưu điểm
– Điều trị nhanh các triệu chứng của bệnh.
– Tác dụng dược lí kéo dài nên liều thường dùng là 1 viên/ngày, hạn chế phải dùng nhiều lần trong ngày.
Nhược điểm
– Gặp nhiều tác dụng phụ bất lợi trong quá trình sử dụng.
– Xảy ra tương tác với nhiều thuốc.
– Hạn chế sử dụng trên đối tượng trẻ em < 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.