Thuốc Osmofundin 20% 250ml là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH B.Braun – Việt Nam
Quy cách đóng gói
Chai 250 ml.
Dạng bào chế
Dung dịch truyền tĩnh mạch.
Thành phần
Thuốc Osmofundin 20% có chứa các thành phần sau:
– Mannitol 50mg
– Nước cất pha tiêm vừa đủ 250ml
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính
Mannitol là đồng phân của sorbitol, có các tác dụng chính như sau:
– Làm tăng độ thẩm thấu của huyết tương và dịch trong ống thận. Từ đó, thuốc có tác dụng lợi tiểu thẩm thấu, làm tăng lưu lượng máu thận, giúp bảo vệ chức năng thận trong suy thận cấp.
– Giảm áp lực nội sọ và áp lực nhãn cầu. Tuy nhiên, tác dụng này ngắn, xuất hiện trong vòng 15 phút sau khi bắt đầu truyền và kéo dài từ 3-8 giờ sau khi ngừng truyền, tác dụng lợi tiểu xuất hiện sau khi truyền từ 1-3 giờ.
– Giảm độ nhớt của máu, làm tăng tính biến dạng của hồng cầu và làm tăng huyết áp động mạch.
– Mannitol có tác dụng mạnh do ít bị chuyển hoá trong cơ thể (bị đào thải nhiều ra khỏi cơ thể trước khi bị chuyển hoá) và ít bị tái hấp thu ở ống thận.
Chỉ định
Thuốc Osmofundin 20% được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Phòng hoại tử thận cấp do hạ huyết áp.
– Thiểu niệu sau mổ.
– Gây lợi niệu ép buộc để tăng đào thải các chất độc qua đường thận.
– Làm giảm áp lực nội sọ trong phù não.
– Làm giảm nhãn áp.
– Trước và trong các phẫu thuật mắt.
– Test thăm dò chức năng thận.
– Dịch rửa trong cắt nội soi tuyến tiền liệt.
Cách dùng
Cách sử dụng
Do dịch ưu trương nên chỉ dùng dung dịch Osmofundin truyền tĩnh mạch, nếu không có thể gây hoại tử mô.
Liều dùng
Chế độ liều khác nhau với từng chỉ định. Cụ thể như sau:
Người lớn:
– Làm test: Truyền tĩnh mạch 0,2g/kg trong 3 đến 5 phút. Sau đó, thuốc gây bài xuất nước tiểu ít nhất là 30 đến 50 ml mỗi giờ, từ 2 đến 3 giờ.
+ Nếu đáp ứng với lần thứ nhất không tốt: làm lại test lần thứ hai.
+ Nếu lưu lượng nước tiểu sau khi làm test 2 – 3 giờ ở mức dưới 30 – 50 ml/giờ: thận đã bị tổn thương thực thể nên sẽ không được dùng Osmofundin trong trường hợp này.
– Phòng ngừa suy thận cấp: Làm test như trên với liều truyền tĩnh mạch thông thường từ 50 đến 100g. Tốc độ truyền thường điều chỉnh để lưu lượng nước tiểu ít nhất dao động từ 30 đến 50 ml/giờ.
– Tăng đào thải các độc tố: Làm test như trên, lưu lượng nước tiểu duy trì ít nhất 100 ml/giờ. Thông thường duy trì ở mức 500ml/giờ và cân bằng dương tính về dịch tới 1 – 2 lít.
– Giảm độc tính của Cisplatin lên thận:
+ Truyền nhanh 12,5g ngay trước khi dùng Cisplatin.
+ Sau đó truyền 10g/giờ trong 6 giờ.
+ Bù dịch bằng dung dịch có Natri clorid 0,45%, Kali clorid 20 – 30 mEq/lít với tốc độ 250ml/giờ trong 6 giờ.
+ Truyền tĩnh mạch Osmofundin để duy trì lưu lượng nước tiểu trên 100ml/giờ.
– Làm giảm áp lực nội sọ: liều 1 đến 2g/kg truyền tĩnh mạch nhanh trong 30 đến 60 phút.
– Làm giảm áp lực nhãn cầu: Liều 1,5 đến 2g/kg trong 30 – 60 phút. Ðiều chỉnh liều, nồng độ dịch và tốc độ truyền theo mức độ đáp ứng của người bệnh.
Trẻ em:
– Thiểu niệu hoặc vô niệu: Làm test với liều 0,2g/kg hoặc 6g/m2 như trên; liều điều trị là 2g/kg trong 2-6 giờ (hạn chế dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi).
– Giảm áp lực nội sọ hoặc áp lực nhãn cầu: Liều 2g/kg hoặc 60g/m2 trong 30 – 60 phút.
Người cao tuổi: Bắt đầu bằng liều ban đầu thấp nhất và điều chỉnh theo đáp ứng.
Cách xử trí khi quá liều
– Quá liều thuốc Osmofundin có thể dẫn đến quá tải tuần hoàn (như phù phổi), suy thận cấp, mất cân bằng điện giải, nhiễm độc thần kinh.
– Nếu sử dụng kéo dài hoặc truyền nhanh với liều cao sẽ gây ra quá tải thể tích tuần hoàn và nhiễm toan với các dấu hiệu ban đầu như: đau đầu, nôn, rét run, không thay đổi nhiệt độ; sau đó có thể xuất hiện triệu chứng thờ ơ, co giật, choáng váng và hôn mê.
Trong trường hợp này cần ngừng truyền dịch ngay lập tức, theo dõi các triệu chứng, cân bằng điện giải và sử dụng các biện pháp hỗ trợ (như chạy thận nhân tạo).
Chống chỉ định
Dịch truyền Osmofundin không được dùng trong các trường hợp sau:
– Mất nước
– Suy tim sung huyết, các bệnh tim
– Phù phổi, sung huyết phổi.
– Chảy máu nội sọ sau chấn thương sọ não (trừ trong lúc phẫu thuật mở hộp sọ)
– Suy thận nặng (trừ trường hợp có đáp ứng với test gây lợi tiểu)
– Thiểu niệu hoặc vô niệu sau khi làm test Osmofundin.
Tác dụng không mong muốn
Trong thời gian truyền dịch, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:
– Tăng thể tích dịch ngoại bào gây quá tải tuần hoàn (đặc biệt khi dùng liều cao).
– Viêm tắc tĩnh mạch, toàn thân (rét run, sốt, đau đầu).
– Bí tiểu.
– Khô miệng.
– Đau ngực.
– Mờ mắt.
– Phù.
– Hoại tử tại chỗ
– Rối loạn nước và điện giải, mất cân bằng kiềm-toan.
Đây là một số tác dụng phụ điển hình, ngoài ra có thể xảy ra các tác dụng phụ khác với tần suất ít hơn. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, phải giảm tốc độ truyền nếu người bệnh có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn.
Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào trên đây hoặc các biểu hiện bất thường nghi ngờ do thuốc, cần liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng Osmofundin đồng thời với các thuốc sau cần chú ý vì có thể xảy ra tương tác thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gây ra các tác dụng không mong muốn:
– Benazepril: cần theo dõi huyết áp vì tác dụng hạ huyết áp hiệp đồng của hai thuốc này.
– Paroxetin: có thể làm tăng nguy cơ hạ natri máu.
– Lithi: theo dõi đáp ứng với thuốc khi dùng cùng Osmofundin.
Nên lập một danh sách các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng đưa cho bác sĩ để được tư vấn cách dùng hợp lý nhất.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Trên phụ nữ mang thai: Hiện nay chưa có dữ liệu đầy đủ việc sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai.
– Trường hợp cho con bú: Không có thông tin về sự bài tiết của thuốc vào sữa mẹ.
Chỉ sử dụng cho những đối tượng đặc biệt này khi thực sự cần thiết và phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Người lái xe và vận hành máy móc
Không có báo cáo thuốc Osmofundin gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, do đó có thể sử dụng trên các đối tượng này.
Thận trọng khi sử dụng
– Trước khi dùng phải đảm bảo người bệnh không bị mất nước và kiểm tra sự tương hợp của các chất thêm vào dung dịch truyền.
– Bộ dây truyền tĩnh mạch cần phải khớp với bộ phận lọc gắn liền.
– Không được truyền cùng với máu toàn phần.
– Trong khi truyền cần theo dõi: cân bằng dịch và điện giải, chức năng thận, độ thẩm thấu của huyết tương, các dấu hiệu sinh tồn.
– Nếu lưu lượng dịch truyền vào nhiều hơn lưu lượng nước tiểu thì có thể gây ngộ độc nước.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi tránh ánh sáng.
– Ở nhiệt độ không quá 30 độ C.
– Không để đông lạnh.
Thuốc Osmofundin 20% 250ml giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Osmofundin 20% 250ml đang được bán tại một số cơ sơ được cấp phép trên thị trường với giá dao động khoảng 55.000 VNĐ, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ TẬN TÂM NHẤT. Sự hài lòng của khách hàng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Dịch truyền Osmofundin 20% có tốt không? Có hiệu quả không? Hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau để được giải đáp thắc mắc:
Ưu điểm
– Tác dụng lợi tiểu mạnh hơn dextrose vì ít bị chuyển hoá và ít bị tái hấp thu ở ống thận.
– Hiệu quả tương đương nhưng ít gây tác dụng phụ hơn ure.
Nhược điểm
– Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nên cần tuân thủ theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Phải chú ý khi sử dụng trên một số đối tượng đặc biệt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.