Thuốc Pylomed là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Medley Pharmaceutical Ltd. – Ấn Độ.
Quy cách đóng gói
Hộp 7 Kit.
Mỗi Kit gồm 2 viên Tinidazole, 2 viên Clarithromycin, 2 viên Lansoprazole.
Dạng bào chế
Kit đựng viên nang và viên nén bao phim.
Thành phần chính
Mỗi Kit gồm:
– Hai viên nang bao trong ruột Lansoprazole. Mỗi viên chứa 30mg hoạt chất.
– Hai viên nén bao phim Tinidazole. Mỗi viên chứa 500mg hoạt chất.
– Hai viên nén bao phim Clarithromycin. Mỗi viên chứa 250mg hoạt chất.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính
Lansoprazole:
– Là hoạt chất thuộc nhóm ức chế bơm Proton (PPI), giảm tiết Acid dạ dày.
– Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế gắn kết với bơm H+/K+-ATPase trên tế bào thành dạ dày, dẫn đến ngăn chặn con đường chung cuối cùng của sự bài tiết Acid dịch vị. Lansoprazole tác dụng đặc hiệu và không hồi phục lên hệ thống bơm Proton. Do đó, làm giảm tiết acid dạy dày, kéo dài.
– Được sử dụng để điều trị loét dạ dày – tá tràng, khó tiêu, ợ chua, trào ngược, hội chứng tăng tiết acid,…
Tinidazole:
– Là một kháng sinh thuộc nhóm Nitroimidazole, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và ký sinh trùng.
– Điều trị nhiễm trùng ruột, nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc trùng roi Trichomonas gây ra. Đặc biệt, Tinidazole nhạy cảm với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) có khả năng sống trong môi trường Acid dạ dày, gây viêm loét mạn tính.
Clarithromycin:
– Là kháng sinh nhóm Macrolide, có tác dụng diệt khuẩn ở liều cao đối với những chủng vi khuẩn nhạy cảm hoặc tác dụng kìm khuẩn ở liều thấp.
– Cơ chế tác động dược lú: Clarithromycin gắn với tiểu phân 50S của Ribosom. Từ đó, ức chế quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn, dẫn đến cái chết của chúng.
– Chỉ định đối với viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu sinh dục, viêm da và mô mềm. Hoặc phối hợp với thuốc ức chế tiết Acid dạ dày để điều trị vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
Chỉ định
Thuốc Pylomed được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP hoặc viêm loét dạ dày mãn tính.
Ngoài ra, có thể dùng để hỗ trợ kháng khuẩn đường ruột, giảm tiết acid dịch vị.
Cách dùng
Cách sử dụng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, chú ý:
– Nuốt nguyên viên với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
– Không nhai hay nghiền nát viên.
– Uống trước ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng. Vì viên nang Lansoprazole bao tan trong ruột, khi uống lúc đói dạ dày nhanh tháo rỗng, thuốc không bị dịch vị phá hủy.
Liều dùng
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Có thể tham khảo liều dùng sau:
– Dùng liên tục trong vòng 1 tuần.
– Chia ngày 2 lần sáng – tối, mỗi lần 3 viên từng loại.
– Sau 7 ngày tái khám và điều trị duy trì nếu cần.
Cách xử trí khi quên liều và quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng ngay sau khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Ví dụ nếu quên uống trước ăn thì sử dụng sau khi ăn. Hoặc buổi sáng lỡ quên, có thể uống bù vào buổi trưa.
+ Không uống 2 liều cùng một lúc.
– Khi quá liều:
+ Chưa có báo cáo về giới hạn quá liều.
+ Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… sau khi dùng quá nhiều thuốc, phải báo với bác sĩ và chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Pylomed cho trường hợp:
– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Người bị ung thư dạ dày hoặc có khối u ác tính.
– Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng cho những đối tượng sau:
– Bệnh nhân suy gan, suy thận.
– Người bị động kinh, có tiền sử co giật.
– Bệnh nhân thiếu máu và suy giảm hệ miễn dịch.
– Người nghiện rượu.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, xảy ra một số tác dụng phụ sau:
– Do Lansoprazole gây ra:
+ Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân lẫn máu.
+ Đau mỏi cơ, lưng, hông, đùi, chuột rút.
+ Bí tiểu, sưng phù, tăng cân.
+ Chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh, không đều.
+ Bồn chồn, lo lắng.
+ Làm bệnh Lupus trầm trọng hơn: đau khớp, phát ban da.
– Do Tinidazole gây ra:
+ Sốt, ớn lạnh.
+ Đau nhức cơ thể.
+ Tê bì, đau rát, ngứa ran.
+ Buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón, đau bụng do co thắt dạ dày.
+ Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
– Do Clarithromycin gây ra:
+ Đau bụng, nôn mửa, thay đổi khẩu bị.
+ Đau đầu, đau cơ, chóng mặt.
+ Tức ngực, hụt hơi, nhịp tim bất thường.
+ Tiêu chảy nặng, phân lẫn máu.
+ Da đỏ, ngứa, phồng rộp.
+ Loét miệng, cổ họng.
+ Dị ứng kèm sốt, khó nuốt, khàn giọng.
Thông báo cho bác sĩ nếu thấy bất cứ tác dụng tiêu cực nào.
Tương tác thuốc
Các hoạt chất trong công thức có khả năng tương tác với một số thuốc sau:
– Lansoprazole:
+ Cản trở sự hấp thu của Levothyroxine, giảm hiệu quả điều trị thiểu năng tuyến giáp.
+ Làm tăng nồng độ Atorvastatin trong máu, tăng nguy cơ tổn thương gan, cơ vân, mô xương. Cần điều chỉnh liều và theo dõi thường xuyên khi sử dụng kết hợp.
+ Dùng chung Duloxetine bao tan trong ruột với Lansoprazole sẽ làm tăng thời gian giải phóng Duloxetine, khiến cho hoạt chất này bị phá hủy bởi Acid dạ dày.
+ Làm giảm sinh khả dụng của Aspirin và các dẫn chất Salicylat khác. Dẫn đến thay đổi tác dụng hạ sốt, giảm đau của Aspirin.
– Tinidazole:
+ Làm giảm tác dụng của Vacxin chống lao (BCG), trị tả, thương hàn. Tránh kết hợp hoặc không tiêm chủng trong vòng 2 tuần sau khi dùng kháng sinh.
+ Tăng độc tính của muối Disulfiram. Hạn chế dùng chung.
+ Tăng tác dụng điều trị của men Lactobacillus.
+ Giảm hiệu quả của Sodium Picosulfate. Cân nhắc sử dụng kết hợp.
– Clarithromycin:
+ Làm tăng nồng độ của Abemaciclib, Almotriptan, Alosetron, Aliskiren,… trong huyết tương. Cần giảm liều, theo dõi chặt chẽ nếu kết hợp.
+ Làm tăng nồng độ của Alfuzosin, Acalabrutinib, Abametapir, Aprepitant, Astemizole, Asunaprevir,… Tránh phối hợp.
+ Giảm hiệu quả điều trị của Vacxin BCG. Cần giám sát và cân nhắc kết hợp.
+ Bosentan có thể làm giảm sinh khả dụng của Clarithromycin. Đồng thời kháng sinh làm tăng nồng độ Bosentan trong máu. Do đó, nếu đang dùng Bosentan, cần xem xét kháng sinh thay thế.
Hãy thông báo với bác sĩ những thuốc hoặc thực phẩm chức năng hiện bệnh nhân đang sử dụng để tránh tương tác không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Cả Tinidazole, Clarithromycin đều có khả năng đi qua nhau thai. Theo nghiên cứu trên động vật, Clarithromycin làm thai nhi chậm phát triển, gây sảy thai tự nhiên, tăng tỷ lệ hở hàm ếch,… Khuyến cáo không nên sử dụng các dược chất này khi đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai. Đối với Lansoprazole, chưa ghi nhận nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh khi dùng thuốc trong thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, không dùng thuốc Pylomed cho phụ nữ mang thai.
– Ba hoạt chất đều được bài tiết vào sữa mẹ. Nếu hàm lượng thấp sẽ không gây tác dụng phụ trên trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, đã có chứng minh trẻ sơ sinh dùng sữa mẹ chứa kháng sinh Macrolide có nguy cơ hẹp môn vị phì đại. Do đó, chỉ khuyên dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú nếu lợi ích của mẹ vượt trội nguy cơ đối với con.
Người lái xe và vận hành máy móc
Chưa rõ các phản ứng gây bất lợi đến việc lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong quá trình sử dụng.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Pylomed mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 120.000 VND/hộp, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Do đó, hiểu được mong muốn mua hàng với giá tốt nhất, chúng tôi cam kết cung cấp thuốc chính hãng, chất lượng, giá ưu đãi. Hãy liên hệ qua số Hotline.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về thuốc
Thuốc Pylomed có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Điều trị vi khuẩn HP tận gốc.
– Kết hợp đồng thời kháng sinh, thuốc ức chế bài tiết Acid dạ dày nên hiệu quả điều trị cao.
– Giá thành hợp lý.
Nhược điểm
– Không sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
– Nhiều tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.