Thuốc Solu-Medrol 40mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Pfizer Manufacturing Belgium NV.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ bột vô khuẩn và dung môi pha tiêm (trong lọ Act-O-Vial 1ml).
Dạng bào chế
Bột vô khuẩn pha tiêm và dung môi pha tiêm.
Thành phần
Thành phần thuốc gồm:
– Methylprednisolon (dưới dạng Methylprednisolone sodium succinate) 40mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Methylprednisolon trong công thức
– Methylprednisolon là Steroid chống viêm có hiệu quả chống viêm lớn hơn và cũng ít gây giữ nước và Natri hơn prednisolon.
– Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Rối loạn nội tiết:
+ Suy thượng thận nguyên hoặc thứ phát.
+ Suy vỏ thượng thận cấp tính.
+ Dùng trước phẫu thuật hoặc chấn thương nghiêm trọng.
+ Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
+ Sốc thứ phát do suy vỏ thượng thận.
– Rối loạn thấp khớp, điều trị ngắn hạn trong đợt cấp hoặc kịch phát:
+ Viêm xương khớp sau chấn thương.
+ Viêm bao gân cấp không đặc hiệu.
+ Viêm khớp dạng thấp.
+ Viêm mỏm lồi cầu xương.
+ Viêm khớp cấp tính do Gout.
+ Viêm màng hoạt dịch.
+ Viêm khớp vảy nến.
+ Viêm cột sống dính khớp.
– Bệnh về mắt (viêm và dị ứng nghiêm trọng):
+ Nhiễm trùng giác mạc do Herpes zoster.
+ Viêm mống mắt.
+ Viêm thần kinh thị giác.
+ Viêm màng mạch-võng mạc.
+ Nhãn viêm giao cảm.
+ Viêm tiền phòng.
+ Viêm kết mạc dị ứng.
+ Viêm giác mạc.
– Bệnh hệ thống tạo keo và bệnh phức hợp miễn dịch:
+ Viêm tim cấp do thấp.
+ Viêm da cơ toàn thân.
+ Lupus ban đỏ hệ thống.
+ Hội chứng Goodpasture.
– Bệnh hô hấp:
+ Ngộ độc Berylli.
+ Bệnh lao phổi lan tỏa hoặc bùng phát.
+ Hội chứng Loeffler không thể kiểm soát bằng liệu pháp khác.
+ Viêm phổi hít.
+ Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci ở bệnh nhân AIDS.
+ Bệnh Sarcoid có triệu chứng.
+ Đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
– Bệnh về da:
+ Bệnh Pemphigus.
+ Vảy nến nặng.
+ Viêm da.
+ Stevens-Johnson.
+ Viêm da bọng nước dạng Herpes.
– Bệnh tiêu hóa (đưa bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch):
+ Viêm loét đại tràng.
+ Viêm đoạn ruột non.
– Bệnh ung thư:
+ Bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn.
+ Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
– Rối loạn về máu:
+ Thiếu máu tan máu tự miễn.
+ Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở người lớn.
+ Chứng giảm nguyên hồng cầu.
+ Thiếu máu giảm sản bẩm sinh.
– Hệ thần kinh:
+ Đợt bùng phát của bệnh đa xơ cứng.
+ Phù não.
+ Chấn thương tủy sống cấp.
– Tình trạng phù: Giúp bài niệu và giảm protein niệu trong hội chứng thận hư.
– Tình trạng dị ứng (kiểm soát tình trạng nặng khi đã thất bại với liệu pháp thông thường):
+ Hen phế quản.
+ Viêm da.
+ Bệnh huyết thanh.
+ Viêm mũi.
+ Phản ứng quá mẫn với thuốc.
+ Phù thanh quản cấp.
– Chỉ định khác:
+ Bệnh giun xoắn.
+ Lao màng não.
+ Cấy ghép nội tạng.
+ Ngăn ngừa buồn nôn và nôn khi điều trị ung thư bằng hóa trị.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
– Cách sử dụng lọ thuốc:
+ Tháo nắp bảo vệ, vặn ¼ nút piston và ấn đẩy dung môi vào khoang dưới.
+ Lắc nhẹ để hòa tan dung dịch.
+ Tiệt khuẩn nắp của nút piston.
+ Đâm kim tiêm vào giữa nút piston đến khi nhìn thấy đầu kim.
+ Dốc ngược lọ thuốc và rút hết dung dịch.
+ Dung dịch thuốc chỉ sử dụng trong 48 giờ.
Liều dùng
Liều lượng khuyến cáo dùng thuốc như sau:
– Đe dọa tính mạng: tiêm tĩnh mạch 30mg/kg trong ít nhất 30 phút. Có thể tiêm lại sau 4-6 giờ trong 48 giờ.
– Rối loạn thấp khớp: tiêm tĩnh mạch ít nhất 30 phút 1g/ngày trong 1-4 ngày hoặc 1g/tháng trong 6 tháng, lặp lại chế độ liều nếu chưa cải thiện sau 1 tuần.
– Lupus ban đỏ: tiêm tĩnh mạch 1g/ngày, thời gian 3 ngày, tiêm ít nhất 30 phút, lặp lại chế độ liều nếu chưa cải thiện sau 1 tuần.
– Đa xơ cứng: tiêm tĩnh mạch 1g/ngày, thời gian 3-5 ngày, ít nhất 30 phút, lặp lại chế độ liều nếu chưa cải thiện sau 1 tuần.
– Trạng thái phù: tiêm tĩnh mạch ít nhất 30 phút liều: 30mg/kg cách nhật, thời gian 4 ngày hoặc 1g/ngày, thời gian 3,5 hoặc 7 ngày.
– Ung thư giai đoạn cuối: tiêm tĩnh mạch 125mg/ngày, tối đa 8 tuần.
– Ngăn ngừa nôn và buồn nôn trong hóa trị ung thư:
+ Trung bình: tiêm tĩnh mạch 250mg ít nhất 5 phút, 1 giờ trước hóa trị liệu. Nhắc lại liều khi bắt đầu hóa trị và khi kết thúc.
+ Nghiêm trọng: tiêm tĩnh mạch 250mg, ít nhất 5 phút, kết hợp với metoclopramid hoặc butyrophenon 1 giờ trước hóa trị liệu, lặp lại liều khi bắt đầu hóa trị và khi kết thúc.
– Tổn thương tủy sống cấp tính: tiêm tĩnh mạch 30mg/kg, trong 15 phút, nghỉ 45 phút, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục liều 5,4mg/kg/giờ trong 23-47 giờ.
– Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci ở bệnh nhân AIDS: tiêm tĩnh mạch 40mg/6-12 giờ, tối đa 21 ngày hoặc đến khi kết thúc quá trình điều trị Pneumocystis.
– Đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
+ Tiêm tĩnh mạch 125mg/6 giờ, trong 72 giờ, rồi chuyển qua dạng corticoid uống với liều giảm dần. Thời gian điều trị ít nhất 2 tuần.
+ Tiêm tĩnh mạch 0,5mg/kg/6 giờ, trong 72 giờ.
+ Chỉ định khác: liều khởi đầu tiêm tĩnh mạch 10-500mg, tùy thuộc vào điều kiện lâm sàng.
– Trẻ em: không nên thấp hơn 0,5mg/kg mỗi 24 giờ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quá liều: chưa gặp các hội chứng lâm sàng về quá liều cấp tính khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp quá liều, không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ và làm giảm triệu chứng.
– Quên liều: tham khảo ý kiến bác sĩ nếu không may quên liều.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc trong những trường hợp sau:
– Bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân.
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Dùng đường nội tủy, đường ngoài màng cứng.
– Dùng Vacxin sống, giảm độc lực ở những người dùng liều corticosteroid ức chế miễn dịch.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
– Nhiễm trùng, tăng bạch cầu.
– Phản ứng quá mẫn.
– Hội chứng dạng Cushing, suy giảm chức năng tuyến yên.
– Giữ Kali, nước, tích mỡ, rối loạn mỡ máu, tăng Ure máu, tăng cảm giác thèm ăn.
– Rối loạn cảm xúc, hành vi, rối loạn tâm thần, ảo giác, lú lẫn…
– Chứng tích mỡ ngoài màng cứng, tăng áp lực nội sọ, phù gai thị.
– Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, lồi mắt.
– Nhịp tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, huyết áp.
– Loét đường tiêu hóa, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm màng bụng, thực quản, trướng bụng, viêm gan.
– Rối loạn kinh nguyệt.
– Tăng calci niệu, hạ kali máu, tăng nhãn áp…
– Khó lành vết thương, mệt mỏi, khó chịu.
– Yếu cơ, đau cơ, teo xương, loãng xương, gãy xương, đứt gân.
– Nổi mụn, mày đay, chậm tăng trưởng.
Tương tác thuốc
Những tương tác đặc hiệu của thuốc:
– Chất ức chế CYP3A4 (isoniazid, aprepitant, thuốc kháng virus…): gây giảm độ thanh thải ở gan và tăng nồng độ methylprednisolon trong huyết tương.
– Chất cảm ứng CYP3A4 (phenytoin, phenobarbital…): làm tăng độ thanh thải ở gan, do đó làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương.
– Cơ chất của CYP3A4 (carbamazepin, ketoconazol…): quá trình thanh thải qua gan của thuốc bị ảnh hưởng.
– Thuốc chống đông dạng uống: làm thay đổi tác dụng chống đông.
– Thuốc kháng cholinergic: có thể gây bệnh cơ cấp tính.
– Thuốc kháng cholinesterase: các steroid làm giảm tác dụng của thuốc kháng cholinesterase dùng điều trị nhược cơ.
– Thuốc trị tiểu đường: do các corticoid làm tăng glucose máu nên cần điều chỉnh liều thuốc tiểu đường.
– Thuốc ức chế Aromatase: làm trầm trọng thêm các thay đổi về nội tiết.
– NSAIDs: tăng tỷ lệ xuất huyết và loét đường tiêu hóa.
– Thuốc làm tăng thải kali máu (lợi tiểu, amphotericin B…): làm tăng nguy cơ hạ kali máu.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Mang thai: nghiên cứu cho thấy các corticoid có vẻ không gây nguy hiểm cho bào thai, tuy nhiên không thể loại trừ các rủi ro, do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
– Cho con bú: corticosteroid được tiết vào sữa mẹ, có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sản xuất corticosteroid ở trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Các tác dụng không mong muốn như hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Không nên ngừng liều thuốc đột ngột.
– Tránh dùng thuốc trên những bệnh nhân Cushing.
– Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị động kinh, nhược cơ năng, cao huyết áp, rối loạn huyết khối, suy thận, bệnh nhân nhiễm Herpes simplex ở mắt.
– Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết.
– Cần theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi dùng thuốc kéo dài.
– Thuốc bán theo đơn, chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ và có mặt của nhân viên y tế có chuyên môn.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản sản phẩm chưa pha chế ở nhiệt độ phòng có kiểm soát 15-30oC.
– Bảo quản dung dịch đã pha chế ở nhiệt độ phòng có kiểm soát dưới 25oC.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Solu-Medrol 40mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Để được tư vấn sử dụng đúng cách và mua thuốc chất lượng tốt với giá cả hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Solu-Medrol 40mg có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Chỉ định điều trị đa dạng.
– Thường dùng trong trường hợp cấp cứu, nguy kịch, bệnh nặng.
– Bao bì thiết kế tiện lợi, dễ sử dụng.
– Giá thành hợp lý.
Nhược điểm
– Tương đối nhiều tác dụng phụ và tương tác.
– Là thuốc tiêm nên phải phụ thuộc vào nhân viên y tế.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.