Thuốc Stafloxin 200 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH Liên doanh Stella Pharm.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên nén có chứa:
– Ofloxacin 200mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Stafloxin 200
Tác dụng của Ofloxacin trong công thức
– Dẫn xuất Acid carboxylic thuộc nhóm kháng sinh Quinolon.
– Phổ kháng khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương, được dùng trong điều trị viêm nhiễm do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Chỉ định
Thuốc Stafloxin 200 được dùng trong các trường hợp sau đây:
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Viêm tuyến tiền liệt.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu.
– Bệnh nhân suy thận.
– Đợt cấp của viêm phế quản mạn.
– Viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo không do lậu cầu.
– Nhiễm lậu cầu niệu đạo/cổ tử cung không biến chứng.
Cách dùng
Đọc kỹ các thông tin chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng về cách dùng, liều lượng để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
– Dùng đường uống, thời điểm sử dụng tốt nhất là buổi sáng.
– Uống nguyên viên, không nhai, nghiền viên nén.
Liều dùng
Tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng khuyến cá được đưa ra như sau:
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm: 2 viên/lần, ngày 2 lần.
– Viêm tuyến tiền liệt: 300mg/lần mỗi 12 giờ. Dùng trong 6 tuần.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu:
+ 1-2 viên/ngày.
+ Có thể tăng lên 2 viên/lần, ngày 2 lần nếu cần thiết.
– Bệnh nhân suy thận: Sau liều khởi đầu thông thường, nên giảm liều điều trị.
– Đợt cấp của viêm phế quản mạn: 2 viên/ngày. Có thể tăng lên 2 viên/lần, ngày 2 lần.
– Viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo không do lậu cầu: 2 viên/ngày đơn liều hoặc chia liều.
– Nhiễm lậu cầu niệu đạo/cổ tử cung không biến chứng: Dùng 1 liều duy nhất 400mg (2 viên).
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Dùng liều thay thế ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên. Không uống gấp đôi liều để bù.
Quá liều:
– Có thể gặp các triệu chứng lú lẫn, co giật, ảo giác và các rối loạn gân – cơ, rối loạn tiêu hóa, kéo dài khoảng QT.
– Không có thuốc giải độc đặc hiệu, nếu lỡ uống quá liều hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị hỗ trợ. Thẩm phân máu, thẩm phân màng bụng không có hiệu quả khi quá liều Ofloxacin.
Chống chỉ định
Thuốc Stafloxin 200 không dùng cho các trường hợp sau:
– Tiền sử viêm gân.
– Tiền sử động kinh hoặc có ngưỡng động kinh thấp.
– Trẻ em dưới 18 tuổi.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Thiếu hụt hoặc thiếu hụt tiềm ẩn enzyme Glucose-6-phosphat dehydrogenase.
– Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
– Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Stafloxin 200 có nguy cơ không hồi phục và gây tàn tật như viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên, các phản ứng phụ trên thần kinh trung ương.
– Một có tác dụng ngoại ý thường gặp khác:
+ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
+ Phát ban, ngứa, phản ứng quá mẫn trên da.
+ Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, run.
+ Mất ngủ, buồn ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác.
Nếu có bất thường xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và giúp đỡ.
Tương tác thuốc
Thuốc Stafloxin 200 có thể gây ra một số tương tác với các thuốc khác như:
– Các thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt nhóm NSAIDs như Aspirin, Diclofenac, Paracetamol: Không làm tăng tác dụng gây rối loạn tâm thần.
– Amoxicillin không ảnh hưởng sự hấp thu Ofloxacin.
– Các thuốc kháng Acid chứa Magie, Nhôm: Làm giảm tác dụng điều trị của Ofloxacin.
Báo với bác sĩ về toàn bộ các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng cũng như tiền sử bệnh để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Nghiên cứu trên động vật cho thấy, thuốc Stafloxin 200 có thể gây tổn thương sụn khớp ở thai nhi và con non sau sinh. Không dùng ở phụ nữ mang thai.
– Thuốc thải trừ qua sữa mẹ, khuyến cáo không cho con bú khi dùng thuốc hoặc ngừng uống thuốc khi cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Stafloxin 200 gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn thị giác. Thận trọng khi sử dụng trên người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Tránh sử dụng cho người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng khi dùng kháng sinh nhóm Fluoroquinolone.
– Ngưng dùng thuốc nếu xuất hiện tình trạng quá mẫn, đau, viêm, đứt gân.
– Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử mắc chứng loạn thần kinh, bệnh tâm thần, suy thận.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
– Tuyệt đối không dùng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Stafloxin 200 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với nhiều mức giá khác nhau.
Nếu có nhu cầu mua hàng, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Chúng tôi cam kết là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng, giá cả cạnh tranh cùng sự tư vấn tận tình của đội ngũ dược sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, dịch vụ giao hàng tiện lợi. Phát hiện hàng giả hoàn tiền gấp đôi.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Stafloxin 200 có tốt không? Hiệu quả như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều người trước khi quyết định sử dụng sản phẩm. Để an tâm khi dùng, hãy cùng Dược Điển Việt Nam điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Điều trị hiệu quả các viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm đường tiết niệu…
– Giá thành hợp lý.
Nhược điểm
– Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Có thể gây viêm gân, đứt gân không hồi phục và một số tác dụng phụ khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.