Thuốc Tacrohope là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Yash Medicare Pvt. Ltd. – Ấn Độ.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 tuýp 10g.
Dạng bào chế
Thuốc mỡ.
Thành phần
1 tuýp thuốc có chứa:
– Tacrolimus monohydrat 0,01g.
– Tá dược vừa đủ 1 tuýp.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Tacrolimus
– Là thuốc điều trị chàm thể tạng.
– Cơ chế:
+ Chưa rõ cơ chế tác dụng chính xác của thuốc trên chàm thể tạng.
+ Tacrolimus ngăn chặn sự sao chép và tổng hợp các cytokin và phân bào bằng cách gắn đặc hiệu với FKBP12 dẫn tới ức chế đường truyền tính trạng chính phụ thuộc calci ở tế bào T.
+ Trong ống nghiệm, ở các tế bào Langerhans phân lập từ da người, Tacrolimus làm hạn chế các hoạt động kích thích tế bào T. Đồng thời ức chế giải phóng các chất gây viêm từ bạch cầu ưa acid, ưa base và dưỡng bào da.
+ Ở động vật, thuốc mỡ Tacrolimus ngăn cản phản ứng viêm trong các viêm da thí nghiệm hoặc tự phát gần giống với chàm thể tạng.
+ Trên những bệnh nhân bị chàm thể tạng, sự giảm gắn kết các thụ thể Fc trên các tế bào Langerhans và giảm hoạt động tăng kích thích tế bào T có liên quan đến việc phục hồi các tổn thương da trong điều trị bằng Tacrolimus dạng thuốc mỡ.
– Thuốc không tác động đến quá trình tổng hợp collagen ở người.
Chỉ định
Thuốc Tacrohope được sử dụng để điều trị chàm thể tạng (viêm da dị ứng mức độ vừa đến nặng) cho các đối tượng từ 16 tuổi trở lên trong những trường hợp sau:
– Điều trị bùng phát: Người không đáp ứng tốt hoặc không dung nạp với các thuốc điều trị thông thường như corticosteroid tại chỗ.
– Điều trị duy trì (phòng ngừa sự bùng phát và kéo dài khoảng thời gian vùng đỏ tổn thương) trên các bệnh nhân:
+ Đã trải qua đợt phát bệnh nặng (từ 4 lần trở lên mỗi năm).
+ Đã có đáp ứng ban đầu với Tacrolimus dạng thuốc mỡ với tối đa 6 tuần điều trị, sử dụng 2 lần/ngày (bị ảnh hưởng nhẹ, tổn thương gần như rõ rệt hoặc rõ rệt).
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng bôi ngoài da.
– Thời điểm sử dụng: Bất cứ thời điểm nào.
– Cách dùng:
+ Sử dụng trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể, gồm vùng mặt, cổ, nếp gấp (trừ màng nhầy).
+ Lấy một lượng thuốc vừa đủ, bôi thành lớp mỏng lên vùng da bị ảnh hưởng hoặc thường bị ảnh hưởng.
Liều dùng
Tuân theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Tham khảo liều sau đây:
Điều trị bùng phát:
– Điều trị nên được bắt đầu thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm da dị ứng.
– Thuốc có thể được sử dụng ngắn hạn hoặc dài hạn ngắt quãng, không nên điều trị liên tục trong thời gian dài.
– Nên sớm bắt đầu điều trị khi có dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sau đó, tiến hành điều trị duy trì. Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng tái phát, việc điều trị nên được khởi động lại.
– Người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi:
+ Bôi thuốc 2 lần/ngày cho đến khi hết tổn thương.
+ Trường hợp triệu chứng bệnh tái phát, khởi động lại với liều bôi 2 lần/ngày.
+ Có thể giảm tần suất bôi hoặc sử dụng Tacrolimus 0,03% nếu điều kiện lâm sàng cho phép.
+ Thông thường sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh sẽ thấy tiến triển. Tuy nhiên, nếu bệnh không có dấu hiệu cải thiện sau 2 tuần điều trị, nên xem xét lựa chọn điều trị khác.
– Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều.
– Trẻ em: Chỉ nên sử dụng thuốc mỡ Tacrohope cho trẻ từ 2 – 16 tuổi.
Điều trị duy trì:
Thích hợp đối với bệnh nhân đã đáp ứng điều trị bằng thuốc mỡ Tacrohope lên đến 6 tuần với liều bôi 2 lần/ngày (vùng da tổn thương nên được điều trị đến khi sạch hoàn toàn, sạch đáng kể hoặc chỉ còn ảnh hưởng nhẹ).
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng ngay sau khi nhớ ra càng sớm càng tốt.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, sử dụng liều kế tiếp như dự định.
– Khi quá liều: Hiện chưa có báo cáo về hiện tượng quá liều xảy ra. Trong trường hợp có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, ngừng sử dụng và báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp xử trí kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Tacrohope không được sử dụng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc:
– Rất thường gặp: Ngứa, nóng tại vị trí bôi thuốc.
– Thường gặp:
+ Nhiễm trùng da bất kể nguyên nhân cụ thể nào, kích ứng da hoặc đỏ mặt sau khi dùng đồ uống chứa cồn.
+ Dị cảm và loạn cảm giác, ngứa, nóng, ban đỏ, đau, kích ứng và dị cảm tại vị trí dùng thuốc.
– Không thường gặp: Viêm nang lông.
– Chưa rõ tần suất: Tăng nồng độ thuốc, trứng cá đỏ, phù tại vị trí bôi thuốc, nhiễm herpes mắt, nốt ruồi son.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
Thận trọng khi phối hợp thuốc Tacrohope với những thuốc ức chế CYP3A4 (ở bệnh nhân bị lan rộng và/hoặc đỏ da) do có khả năng làm tăng nồng độ Tacrolimus trong máu.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và những bệnh hiện mắc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát về việc sử dụng thuốc trên đối tượng này. Vì vậy, chỉ nên dùng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích vượt trội nguy cơ. Tốt nhất, tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Bà mẹ cho con bú: Tacrolimus xuất hiện trong sữa mẹ nếu sử dụng đường toàn thân. Do đó, thận trọng sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên người lái xe và vận hành máy móc. Cho phép sử dụng trên đối tượng này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thuốc được kê đơn và bán theo đơn.
– Sự phát triển của bất kỳ thay đổi mới nào khác với bệnh chàm trên vùng da đã được điều trị cần phải được tiến hành kiểm tra lại.
– Không nên dùng thuốc trong những trường hợp sau:
+ Vùng da bị tổn thương do có thể làm tăng hấp thu Tacrolimus vào tuần hoàn chung.
+ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bị thương hoặc đang điều trị gây ức chế miễn dịch.
– Thận trọng sử dụng cho những đối tượng sau:
+ Người có vùng da bị tổn thương rộng trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em.
+ Bệnh nhân bị suy gan.
– Bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em) cần được đánh giá thường xuyên về đáp ứng điều trị và nhu cầu điều trị liên tục. Sau 12 tháng, đánh giá này nên bao gồm ngừng điều trị với thuốc ở bệnh nhi.
– Chưa rõ khả năng ức chế miễn dịch trong một khoảng thời gian dài.
– Chưa đánh giá về hiệu quả và độ an toàn của thuốc trong điều trị viêm da dị ứng lâm sàng.
– Không nên sử dụng đồng thời thuốc làm mềm da trong cùng một vùng điều trị với Tacrolimus. Chưa có đánh giá hoặc kinh nghiệm trong việc sử dụng đồng thời với chế phẩm dùng tại chỗ khác, steroid hệ thống hoặc các tác nhân ức chế miễn dịch.
– Tránh tiếp xúc thuốc với mắt và niêm mạc. Loại bỏ hoàn toàn và/hoặc rửa sạch bằng nước nếu vô tình dính vào.
– Không nên dùng băng kín ở khu vực sử dụng thuốc.
– Nên rửa tay sau khi dùng thuốc.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc Tacrohope giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Tacrohope đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc với nhiều mức giá khác nhau. Trên trang web của chúng tôi, thuốc đang có giá vô cùng ưu đãi, chỉ 155.000 VNĐ.
Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Tacrohope có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc điều trị hiệu quả chàm thể tạng.
– Không tác động đến quá trình tổng hợp collagen.
– Thuốc bôi ngoài da, thuận tiện sử dụng và hầu như không hấp thu vào tuần hoàn chung.
– Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
– Chưa có báo cáo về hiện tượng quá liều xảy ra.
Nhược điểm
– Có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, nóng, ban đỏ tại vị trí bôi thuốc,…
– Thận trọng sử dụng trên các đối tượng như phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, bệnh nhân bị suy gan, người có vùng tổn thương da rộng,…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.