Thuốc TLE là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Mylan Laboratories Inc. – India.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ x 30 viên nén.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
– Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg.
– Lamivudine 300mg.
– Efavirenz 600mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên nén.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính
Lamivudine:
– Trong tế bào, lamivudine được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính – lamivudin triphosphat (3TC-TP).
– 3TC-TP có cấu trúc tương tự nucleoside, cạnh tranh vị trí gắn với nucleosid của virus. Điều này làm kết thúc sớm quá trình tạo chuỗi ADN hoặc gây bất thường chuỗi ADN.
Tenofovir disoproxil fumarate:
– Khi vào trong cơ thể chuyển hóa thành dạng hoạt tính tenofovir diphosphat.
– Tác dụng ức chế hoạt động của HIV-1 RT bằng cách cạnh tranh vị trí gắn với cơ chất tự nhiên nucleosid deoxyadenosine 5´- triphosphate trên chuỗi DNA, kết quả gây kết thúc sớm tổng hợp chuỗi DNA.
– Tenofovir diphosphat là một chất ức chế yếu đối với các DNA polymerase α, β và DNA polymerase γ trên người.
Efavirenz:
– Efavirenz ức chế không cạnh tranh men sao chép ngược HIV-1 (RT).
– Không tác dụng đáng kể đến HIV-2 RT hoặc các polymerase của acid deoxyribonucleic (DNA) tế bào (α, β, γ, và δ).
Chỉ định
Thuốc được chỉ định sử dụng cho người trên 18 tuổi trong các trường hợp sau:
– Chống phơi nhiễm, chủ động ngăn chặn lây nhiễm bệnh HIV.
– Điều trị nhiễm HIV: Ức chế sự phát triển của virus, kéo dài thời gian sống của người bệnh.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc dùng đường uống, nuốt cả viên thuốc, không nghiền nát, bẻ hay cắn viên.
– Uống thuốc khi đói, trước hoặc sau bữa ăn 2 tiếng.
Liều dùng
– Thuốc dùng cho người trên 18 tuổi.
– Liều khuyến cáo: Uống 1 viên, 1 lần trong ngày.
– Có thể điều chỉnh liều dựa vào tình hình bệnh của từng bệnh nhân và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Nếu nhớ ra trong khoảng 12 giờ kể từ thời điểm thường dùng, nên dùng thuốc càng sớm càng tốt và tiếp tục lịch dùng thuốc bình thường.
– Nếu hơn 12 giờ và gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, không nên dùng liều đã quên và chỉ cần tiếp tục lịch dùng thuốc thông thường.
– Không được tự ý uống tăng liều, gấp đôi liều để bù liều đã quên.
Quá liều:
– Một số bệnh nhân vô tình dùng 1200mg efavirenz/ngày cho thấy các triệu chứng bất lợi trên hệ thần kinh tăng lên.
– Xử trí: Thuốc không có thuốc giải độc đặc hiệu, tiến hành điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Liên hệ bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất nếu vô tình uống quá liều thuốc.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc trên các đối tượng sau:
– Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh nhân rối loạn nhịp tim, hoặc bất thường khoảng QT bẩm sinh.
– Người suy gan nặng.
– Không dùng đồng thời với thuốc voriconazole, elbasvir hay grazoprevir.
Tác dụng không mong muốn
Lamivudine:
– Hệ thần kinh: Phổ biến (1% – 10%): Đau nhức đầu, mất ngủ. Rất hiếm (<0,01%): Rối loạn thần kinh ngoại biên.
– Chung: Phổ biến (1% – 10%) là các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, sốt.
– Rối loạn tiêu hóa:
+ Thường gặp (1% – 10%): Buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc chuột rút, tiêu chảy.
+ Hiếm gặp (0,01% – 0,1%): Viêm tụy, tăng amylase huyết thanh.
– Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Thường gặp (1% – 10%): Đau khớp, rối loạn cơ.
Efavirenz:
– Thường gặp (1% – 10%):
+ Tăng triglyceride máu.
+ Trầm cảm (trường hợp nặng 1,6%), lo lắng, mất ngủ.
+ Rối loạn phối hợp tiểu não, buồn ngủ, đau nhức đầu.
– Không phổ biến (0,1% – 1%):
+ Tăng cholesterol máu.
+ Cố gắng tự tử, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, ảo giác, trạng thái hung hăng, mất bình tĩnh.
+ Suy nghĩ bất thường, mất điều hòa, kích động.
– Hiếm gặp (0,01% – 0,1%): Loạn thần kinh, ảo tưởng.
Tenofovir disoproxil:
– Rất phổ biến (≥10%): Giảm phosphat máu, chóng mặt, tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
– Thường gặp (1% – 10%): Đau đầu, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi.
– Không phổ biến (0,1% – 1%): Hạ kali máu, viêm tụy.
– Hiếm (0,01% – 0,1%): Nhiễm acid lactic.
Tương tác thuốc
Tương tác với thuốc khác:
– Lamivudine được thải trừ qua nước tiểu theo cơ chế vận chuyển chủ động, nhờ các chất vận chuyển cation (OCT). Không dùng chung thuốc với thuốc ức chế OCT hoặc thuốc có độc tính với thận.
– Tenofovir chủ yếu được thải trừ qua thận thông qua sự kết hợp giữa lọc cầu thận và bài tiết tích cực ở ống thận. Do đó không dùng đồng thời với các thuốc làm giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh bài tiết tích cực ở ống thận thông qua OAT1, OAT3 hoặc MRP4.
– Efavirenz cảm ứng của các enzym CYP3A4, CYP2B6 và UGT1A1. Các thuốc được chuyển hóa bởi enzym này có thể bị ảnh hưởng hiệu quả điều trị.
Tương tác với thức ăn:
– Thức ăn làm tăng hấp thu thuốc, tăng nguy cơ tác dụng bất lợi có thể xảy ra.
– Rượu, bia và các chất kích thích làm tăng tác dụng phụ trên hệ thần kinh.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai
– Đã có bảy báo cáo hồi cứu về dị tật ống thần kinh, bao gồm cả bệnh u màng não, tất cả ở những bà mẹ tiếp xúc với phác đồ có efavirenz.
– Không dùng thuốc trên nhóm đối tượng này.
Bà mẹ cho con bú
– Thuốc được bài tiết qua sữa mẹ.
– Không có dữ liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc đến trẻ bú mẹ khi dùng thuốc cho bà mẹ cho con bú.
– Theo nguyên tắc chung, các bà mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú trong bất kỳ trường hợp nào để tránh lây truyền HIV.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
– Thuốc có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, có thể gây suy giảm khả năng tập trung, buồn ngủ.
– Bệnh nhân không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các công việc có thể gây nguy hiểm khác khi dùng thuốc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Nếu bệnh nhân bị nôn trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc, nên uống thêm viên khác. Nếu bệnh nhân bị nôn hơn 1 giờ sau khi uống thuốc thì không cần dùng thêm liều nữa.
– Thuốc kháng virus không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây truyền qua đường tình dục.
– Bệnh nhân dùng thuốc hoặc bất kỳ liệu pháp kháng retrovirus nào khác có thể tiếp tục bị nhiễm trùng cơ hội và các biến chứng khác của nhiễm HIV, do đó cần được các bác sĩ chuyên môn theo dõi lâm sàng chặt chẽ.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
– Để nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30°C.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc TLE giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Giá bán thuốc dao động từ 850.000 đến 900.000 đồng, tùy theo từng cơ sở bán và phân phối. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để tránh mua phải thuốc kém chất lượng và được chuyên viên tư vấn một cách chi tiết nhất các chú ý trước khi dùng thuốc.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc TLE có tốt không? Đây là tâm lý lo lắng chung của mọi người trước khi quyết định dùng thuốc. Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng Dược Điển Việt Nam điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Là thuốc tác dụng tốt trong điều trị nhiễm HIV.
– Giúp dự phòng sau phơi nhiễm HIV hiệu quả.
Nhược điểm
– Thuốc kết hợp nhiều hoạt chất, tăng nguy cơ tác dụng phụ hơn.
– Cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm để tránh các nguy cơ có thể xảy ra.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.