Sai lầm chết người nếu cho rằng tai biến chỉ xảy ra 1 lần duy nhất

tai biến xảy ra lần 2 có nguyên nhân là gì?

Tai biến xảy ra lần 2 là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một căn bệnh nguy hiểm, để lại biến chứng nặng nề và có nguy cơ tái phát cao. Không ít người lầm tưởng tai biến chỉ xảy ra một lần duy nhất, tuy nhiên đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tái phát cao nhất ở những tuần và tháng đầu tiên, giai đoạn ngay sau đột quỵ lần 1, khoảng 25% bệnh nhân tái phát trong vòng 5 năm.

1. Nguyên nhân

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát tai biến như: tuổi cao, tiền sử bệnh động mạch vành, tiểu đường, nghiện rượu…

– Người cao tuổi: Tuổi càng cao, chức năng sinh lý càng giảm, dễ mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường… Thời tiết nắng nóng làm khó kiểm soát huyết áp của đối tượng này. Ngoài ra, trời lạnh cũng dễ gây tổn thương mạch máu não, sự lưu thông máu cũng kém hơn bình thường. Thời gian càng dài, nguy cơ tai biến trở lại càng cao. Những người cao tuổi, sức khỏe yếu càng cần phải đặc biệt chú ý nguy cơ tái phát.

tuổi cao là nguyên nhân dễ dẫn đến tái phát đột quỵ

Tuổi cao là nguyên nhân dễ dẫn đến tái phát đột quỵ

– Bệnh về mạch máu: có tiền sử về bệnh động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch ngoại biên, TIA hay đột quỵ thiếu máu não.

– Tiểu đường: Khi bị tiểu đường, các mạch máu trong cơ thể bị yếu đi, tuần hoàn máu kém. Đặc biệt là những bệnh nhân đã bị đột quỵ, cơ thể tổn thương nặng khó hồi phục bình thường càng làm tăng nguy cơ tái phát.

– Nghiện rượu: Nghiên cứu cho thấy, người uống 4 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn tới 38%. Ở người thường xuyên uống rượu bia, tim thường to hơn người bình thường, chức năng co bóp, bơm máu cũng không đều, dễ gây đột quỵ.

– Bệnh suy tim, van tim: Khi người bệnh có các tổn thương ở tim, khả năng bơm máu giảm, tỉ lệ đột quỵ lần 2 cũng tăng.

2. Đột quỵ lần 2 có nguy hiểm không?

Cơn đột quỵ lần 2 thường để lại triệu chứng nặng nề hơn so với lần trước. Đột quỵ không chỉ tái phát 2 lần, thậm chí có thể tái phát 3 – 4 lần. Các tổn thương ở những lần đột quỵ sau cũng nghiêm trọng và khó phục hồi bình thường hơn.

– Rối loạn nhận thức nặng nề: người bệnh khó khăn trong việc diễn đạt một vấn đề nào đó, mất kỹ năng tự chăm sóc bản thân, sử dụng các công cụ, thiết bị máy móc, không nhận biết được những người xung quanh mình.

– Liệt chân tay, không thể đi lại hay tự chủ vệ sinh được. Nặng hơn, người bệnh sau đột quỵ có thể bị liệt toàn thân, không thể vận động được.

đột quỵ lần 2 có thể dẫn đến liệt chân tay, thậm chí là liệt toàn thân

Biến chứng của đột quỵ lần 2

– Nguy cơ tử vong cao hơn nhiều so với lần đầu: Đột quỵ lần đầu, não cũng đã bị tổn thương rất nặng, khó hồi phục lại như bình thường. Nếu tiếp tục tái phát, tế bào não lại bị thiếu oxy và dưỡng chất, để lâu sẽ làm chết tế bào não, dẫn đến tử vong.

3. Phòng ngừa tái phát như thế nào?

Người đã bị đột quỵ lần 1 thì nguy cơ đột quỵ lần 2 cũng tăng lên. Tuy nhiên, nó có xảy ra tiếp hay không, mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc rất lớn vào việc xử trí, phòng bệnh ngay từ lần đầu. Do đó, cần chú ý phương pháp sau để phòng tránh tai biến xảy ra lần 2 cũng như cải thiện tình trạng của bệnh lần 1.

– Khám sức khỏe định kỳ:

Người bệnh cần chủ động đến thăm khám sức khỏe và giữ thói quen kiểm tra định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể để được điều trị kịp thời.

– Uống thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

– Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như bệnh huyết áp, tiểu đường…

– Chế độ ăn uống hợp lý:

+ Không ăn quá mặn hay nhiều muối, mỡ động vật, đồ ăn nhiều đường, tinh bột.

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ, vitamin cho cơ thể.

+ Tránh sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia, nước ngọt có gas và các chất kích thích.

dinh dưỡng hợp lý làm giảm nguy cơ tái phát

Ăn nhiều rau quả để bổ sung Vitamin, chất xơ cho cơ thể

– Thay đổi nhỏ trong chế độ sinh hoạt cũng có thể “xua tan” đợt ghé thăm của tai biến xảy ra lần 2:

Cần xây dựng một lối sống lành mạnh như:

+ Thứ nhất, người bệnh cần tăng cường vận động, kiên trì tập thể dục tối thiểu 30 phút hàng ngày. Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền hay đi bộ, chạy bộ. Hạn chế các bài tập đòi hỏi sự gắng sức nhiều.

+ Tránh căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya.

+ Làm các công việc nhẹ nhàng, không quá sức.

+ Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, hạn chế tắm đêm.

– Sử dụng các sản phẩm thảo dược được tin dùng như HT Strokend… Tuy nhiên người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của các chuyên gia để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể xem thêm bài viết dưới đây để xử lý đúng cách khi bất ngờ xảy ra đột quỵ.

Lời kết

Đột quỵ lần 2 rất nguy hiểm, do đó, thay vì lo lắng nguy cơ tái phát, người bị đột quỵ nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa bệnh quay lại và trở nên nặng hơn. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi, người thân cũng như người mắc bệnh biết phải làm gì để phòng chống hiệu quả tai biến xảy ra lần 2. Chúc mọi người nhiều sức khỏe và vui vẻ trong cuộc sống!

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được việc chẩn đoán và điều trị.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *