Táo bón kéo dài – Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Phương pháp nào điều trị táo bón kéo dài hiệu quả?

Phương pháp nào điều trị táo bón kéo dài hiệu quả?

Táo bón là tình trạng hay gặp ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Phải làm như thế nào để khắc phục cũng như phòng ngừa tình trạng này xảy ra, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Táo bón kéo dài là gì?

Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn và phải rặn mất nhiều sức, giảm số lần đi ngoài, phân nhỏ hoặc rắn, lổn nhổn, vón cục như phân dê. Trong y học, táo bón được định nghĩa là dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần. Tình trạng này kéo dài dưới 3 tuần được xếp vào táo bón cấp tính và trên 4 tuần được liệt vào táo bón kéo dài.

Các tiêu chí của Rome III được dùng để xác định táo bón kéo dài bao gồm:

– Ít nhất ¼ số lần đi vệ sinh gặp phải các tình trạng:

+ Khó đi đại tiện.

+ Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc rắn chắc.

+ Cảm giác đi đại tiện không trọn vẹn

+ Cảm giác tắc nghẽn hậu môn.

– Phải dùng tay hoặc can thiệp y tế trong mỗi lần đi đại tiện.

– Số lần đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.

Bệnh nhân được xem là mắc bệnh táo bón khi có hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu kể trên.

Bệnh táo bón kéo dài nếu không có biện pháp chữa trị sẽ dẫn tới bệnh trĩ và một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa.

II. Biểu hiện của bệnh táo bón kéo dài

Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh táo bón kéo dài:

– Táo bón >12 tuần/năm trước đó, có thể không liên tục. Tình trạng táo bón kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

– Tần suất đi đại tiện của mỗi tuần ít hơn 3 lần và giảm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của táo bón.

– Phân cứng, lổn nhổn, vón thành các cục giống như cục phân dê. Mỗi lần đi ngoài phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài như dùng tay, các biện pháp can thiệp y tế khác.

– Khó khăn trong mỗi lần đi ngoài, phải dùng nhiều sức để rặn và đặc biệt là phải vận động các cơ bụng và cơ hoành nhiều.

– Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân là do rặn quá mức dẫn đến tổn thương các niêm mạc hậu môn. Bên cạnh đó, phân còn lẫn thêm cả chất nhầy.

– Vì hậu môn liên tục bị tổn thương nên thường gây ra các bệnh như trĩ nội, trĩ ngoại và bệnh trực tràng khác khó chữa trị.

– Bệnh nhân thường bị đau bụng với mức độ đau khác nhau tùy theo tình trạng của mỗi người. Đôi khi, có thể gặp trường hợp bệnh nhân bị đau bụng dữ dội và kèm theo đầy bụng và chướng hơi.

– Cảm giác đi đại tiện dễ dàng hơn khi có tác động từ bên ngoài. Vì vậy, bệnh nhân thường xoa bụng hay ấn nhẹ vào bụng trong mỗi lần đi ngoài.

Do đó, để phát hiện chính xác các biểu hiện của táo bón kéo dài, bệnh nhân phải chú ý quan sát đến đặc tính của phân, tần số đi ngoài và những bất thường khác. Từ đó, có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Những dấu hiệu để nhận biết bệnh táo bón

Những dấu hiệu để nhận biết bệnh táo bón kéo dài

III. Nguyên nhân dẫn tới bệnh táo bón kéo dài

1. Nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hóa

– Nguyên nhân nội tiết: Do ảnh hưởng từ các bệnh lý nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng, đái tháo đường dẫn đến táo bón và nếu không điều trị thì lâu ngày sẽ gây táo bón kéo dài.

– Nguyên nhân thần kinh: Một trong số các nguyên nhân gây táo bón là các bệnh lý và tổn thương thần kinh. Chẳng hạn như táo bón sau chấn thương tủy sống, Parkinson, tai biến mạch máu não,…

– Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tình trạng táo bón thường gặp ở những người ăn quá ít chất xơ. Ngoài ra, uống không đủ lượng nước cần thiết hoặc ăn các thực phẩm dễ gây táo bón như ổi, hồng xiêm chưa chín,…cũng là những tác nhân gây táo bón.

– Nguyên nhân toàn thân: Sốt cao hoặc nằm bất động kéo dài dẫn đến táo bón, lâu dần là táo bón kéo dài.

– Rối loạn các chất điện giải: Do những chất điện giải có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều hòa các hoạt động cơ thể nên khi chúng bị rối loạn có thể gây táo bón kéo dài.

– Do sử dụng thuốc: Táo bón có thể gây ra do ảnh hưởng khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc bao niêm mạc dạ dày, thuốc chứa sắt, thuốc nhuận tràng…Khi dùng thuốc trong thời gian dài cũng làm tình trạng táo bón kéo dài.

– Ngoài ra, bệnh có thể từ thói quen ngồi nhiều, ít vận động, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, đặc biệt là chì.

– Một trong những thói quen xấu dẫn đến táo bón là ngại đi ngoài, thường nhịn đi ngoài. Từ đó, làm thay đổi thói quen đi đại tiện của bản thân và gây ra táo bón kéo dài.

Nguyên nhân ra gây bệnh táo bón

Nguyên nhân ra gây bệnh táo bón

2. Nguyên nhân liên quan đến bộ máy tiêu hóa và ổ bụng

Tác nhân gây bệnh là do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh lý đại tràng bao gồm: To đại tràng bẩm sinh hoặc to không rõ nguyên nhân, rối loạn trương lực đại tràng, đại tràng dài, viêm đại tràng mãn tính, polyp đại tràng, sa trực tràng….Những bệnh lý trên gây bất thường đối với con đường đào thải phân ra ngoài và từ đó dễ dàng gây táo bón kéo dài.

IV. Những đối tượng hay mắc táo bón kéo dài

Táo bón là tình trạng có thể gặp ở lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn, người già, không phân biệt giới tính. Sau đây là những đối tượng dễ mắc bệnh táo bón kéo dài:

– Người làm việc văn phòng: Do thời gian ngồi lâu ít hoạt động, kết hợp với ăn uống không khoa học, thường ăn nhiều đồ cay, nóng, sử dụng rượu bia, stress…chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài.

– Người cao tuổi: Là đối tượng hay gặp nhất vì chức năng của đường ruột suy giảm, giảm nhu động ruột, thường ít vận động nên dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài.

– Phụ nữ có thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, thường ăn nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong thời gian kéo dài nên rất dễ gây ra táo bón.

V. Biến chứng của táo bón kéo dài gây ra

Táo bón kéo dài nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

– Trĩ: Táo bón kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Khi cố gắng rặn trong mỗi lần đi ngoài dẫn đến hiện tượng tăng áp lực ổ bụng, làm cho các búi trĩ ngày càng to ra và phân có dính máu.

– Nhiễm độc: Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Từ quá trình phân giải chúng sẽ sinh ra những độc và khi hấp thu vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm độc mãn tính.

– Tắc ruột: Do khối lượng phân rắn tích trữ trong đại tràng nhiều, lâu ngày có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Đồng thời, bệnh nhân sẽ gặp phải các cơn đau bụng liên tục, chướng bụng, đầy hơi, không đánh hơi hay đi ngoài được, khối phân rắn.

– Ung thư hậu môn – trực tràng: Trong phân của người bị táo bón thường chứa các độc tố và chất gây ung thư như Lithocholic acid, Deoxycholic acid và phức hợp Nitroso (NOCs) cao hơn so với phân của người bình thường. Đồng thời, do phân lưu lại trong đại tràng trong thời gian lâu cũng là nguyên nhân gây ung thư.

– Ngoài ra, bị táo bón kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon, ngủ kém, sa sút về sức khỏe và tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống.

Táo bón kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng

Táo bón kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng

VI. Cách phòng bệnh táo bón kéo dài

Để phòng tránh nguy cơ gặp táo bón kéo dài cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, cùng với khắc phục các thói quen xấu không lành mạnh như nhịn đi vệ sinh, lười uống nước…

1. Tập thể dục thường xuyên

– Luyện tập thể dục, thể thao hường xuyên làm tăng nhu động ruột, giúp cho các hoạt động của ruột diễn ra bình thường và từ đó hạn chế táo bón.

– Đồng thời, việc tập thể dục còn làm giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn và tăng chất lượng cuộc sống.

– Nên tập những bài tập nhẹ nhàng, có cường độ tập luyện hợp lý phù hợp với cơ thể như yoga, múa, bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh,… để tăng cường sức khỏe và cải thiện tinh thần.

2. Chế độ ăn uống khoa học

– Ăn đủ bữa trong ngày, đủ các dưỡng chất, đúng giờ, không làm việc khác khi ăn.

– Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như các loại rau và trái cây tươi. Một số loại trái cây, rau nên ăn đó là khoai lang, cà rốt, rau cải xoăn, cải bó xôi, mâm xôi, táo chuối,…

– Ăn thực phẩm tươi sống, gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.

– Nên ăn nhiều sữa chua vì trong đó có chứa vi khuẩn Probiotic – loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Hạn chế các đồ ăn dễ gây ra táo bón như bánh mì trắng và thực phẩm có nguồn gốc từ ngô.

– Theo Trung tâm Y tế Mayo Clinic, phụ nữ nên sử dụng chất xơ từ 21 – 25 gam/ngày, còn nam giới từ 35 – 38 gam/ngày.

– Tránh đồ uống và chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia.

Các loại thực phẩm giúp giảm táo bón kéo dài

Các loại thực phẩm giúp giảm táo bón kéo dài

3. Uống đủ nước

– Việc uống không đủ nước mỗi ngày sẽ làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Khi cung cấp đủ nước, ruột già sẽ hấp thụ nước trong phần còn lại của thức ăn ít hơn, giúp phân mềm ra và quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống một cốc nước ngay khi thức dậy.

– Đặc biệt, khi tăng sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ thì phải đảm bảo cơ thể đủ nước để tránh tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.

– Do đó, để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hãy hình thành thói quen luôn mang chai nước bên mình và uống nước mọi lúc, không nên đợi lúc khát mới uống.

4. Giảm căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn và trở thành táo bón kéo dài. Do đó, nên tạo cho bản thân một cuộc sống thật thoải mái, thư giãn. Có thể áp dụng một trong số các cách như ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đạp xe hít thở không khí, bài tập thở đến tư vấn tâm lý, massage.

5. Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn

– Nên tập đi vệ sinh mỗi buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn và vào khung giờ cố định. Buổi sáng là thời điểm ruột kết hoạt động mạnh nhất nên việc đi vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.

– Không được nhịn đi vệ sinh khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh.

– Ngoài ra, có thể sử dụng vòi hòa sen, xả nước ấm với áp lực nhỏ vào hậu môn giúp phân mềm ra và giảm đau ở hậu môn.

– Giữ tinh thần thoải mái khi đi vệ sinh, tránh ngồi quá lâu. Không nên cố sức rặn nếu phân quá cứng vì có thể làm rách niêm mạc hậu môn, xuất hiện hiện tượng đi ngoài ra máu, gây đau hậu môn trực tràng,…

– Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh: Có 2 cách phổ biến là ngồi xổm và ngồi bệt. Trong đó, tư thế ngồi xổm là cách tốt nhất, khi ở tư thế này đường ống hậu môn sẽ thẳng, giúp phân được đẩy ra dễ dàng và tự nhiên hơn và sẽ tốn ít sức để rặn phân ra ngoài.

VII. Biện pháp điều trị táo bón kéo dài

1. Sử dụng thuốc Tân dược điều trị táo bón kéo dài

– Thuốc Forlax:

+ Là một trong số các thuốc nhuận tràng có hiệu quả cao dùng điều trị táo bón kéo dài. Thành phần chính của thuốc là Macrogol –  có khả năng hút nước, tăng lượng nước ở ruột. Do đó, giúp làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón tốt hơn.

+ Sau khi uống, thuốc có tác dụng trong vòng từ 24 – 48 giờ đồng hồ. Thuốc khá an toàn do không hấp thụ vào máu nên không gây hại cho cơ thể.

+ Được bào chế ở dạng bột pha dung dịch. Khi uống, pha bột thuốc với 125ml nước lọc. Liều dùng 1 – 2 gói/ngày, uống vào buổi sáng.

+ Ngưng dùng thuốc khi chứng táo bón đã khỏi.

– Thuốc Normacol:

+ Được bào chế từ chất nhầy có nguồn gốc tự nhiên. Với thành phần chính là chất Sterculia, được bào chế ở dạng cốm bao đường.

+ Thuốc khi đi vào ruột, sẽ hút nước và giữ nước, giúp cho phân ở ruột ẩm, mềm, giúp đi đại tiện dễ hơn.

+ Thường dùng được cho người lớn và trẻ trên 6 tuổi. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc Bisacodyl:

+ Được bào chế ở dạng viên nén, tan trong ruột.

+ Cơ chế tác dụng của thuốc là tác động trực tiếp lên cơ trơn của ruột, làm giảm các rối loạn trong thành ruột, kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm.

+ Thường được sử dụng để điều trị chứng táo bón ở người lớn và trẻ em.

+ Liều dùng cho người lớn 1 – 2 viên/ngày.

– Thuốc Sorbitol:

+ Là một trong những loại thuốc thông dụng để điều trị bệnh táo bón và có hiệu quả cao. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha dung dịch.

+ Thuốc có tác dụng lợi mật và kích thích hoạt động của mật. Vì vậy, ruột luôn ẩm ướt dẫn đến khối phân khi đi qua sẽ mềm, không bị chắc cứng, người bệnh sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

+ Không sử dụng để điều trị táo bón ở bệnh nhân bị viêm đại tràng, bị tắc ruột và đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

7.2 Phẫu thuật để điều trị táo bón kéo dài

Nếu việc sử dụng thuốc để điều trị táo bón kéo dài không mang lại kết quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật.

Việc phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh,… Tuy nhiên, cách này không giúp điều trị tận gốc và có thể xảy ra biến chứng nên ít khi được sử dụng.

Phẫu thuật có thể giải quyết các vấn đề về:

– Tắc nghẽn ruột.

– Sa trực tràng (một phần trực tràng phình ra bên ngoài cơ thể).

– Rò hậu môn.

3. Điều trị táo bón kéo dài bằng thuốc Đông dược

Theo nguyên tắc chữa bệnh của Đông y, để điều trị tận gốc táo bón lâu ngày, thì phải bồi bổ chân khí, lưu thông khí huyết. Thông qua đó sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu và đào thào tốt hơn. Bên cạnh đó, còn phải dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng để hỗ trợ giúp bệnh nhanh khỏi.

Sử dụng các bài thuốc từ các dược liệu như Tam thất, Nghệ, Thăng ma, Sài hồ,…có tác dụng hoạt trường, thanh nhiệt giải độc, giảm đau, điều huyết,…

Các bài thuốc Đông y thường khá an toàn dùng được cho mọi đối tượng và rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón kéo dài.

Trên đây là một số thông tin về bệnh táo bón kéo dài giúp mọi người hiểu được nguyên nhân làm sao để ngăn ngừa và cách điều trị bệnh. Để điều trị khỏi táo bón hãy tạo cho bản thân một thói quen sinh hoạt, ăn uống, đi vệ sinh đúng cách và nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các thuốc để điều trị.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *