Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai, thường xuất hiện khi mang thai trên 4 tháng và tự khỏi sau khi sinh khoảng 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi như thai chết lưu, sinh non hay nguy cơ khó thở, béo phì, tiểu đường tuýp 2 ở trẻ mới sinh.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

I. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn

Chế độ ăn lành mạnh rất cần thiết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, ngăn ngừa bệnh tật. Nguyên tắc dinh dưỡng:

– Hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột.

– Bổ sung đạm từ ức gà, cá, trứng…

– Ăn nhiều rau củ, trái cây. Nên tránh dùng quá nhiều dầu mỡ, tha

– Chia nhỏ phần ăn, nên ăn nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều trong một bữa. Ăn đúng giờ và không bỏ bữa.

Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bà bầu ổn định đường huyết trong thai kỳ, bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

II. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

1. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp chủ yếu là rau xanh, hoa quả, chúng rất giàu chất xơ, vitamin, là những yếu tố quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh.

Lựa chọn các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp mẹ bầu vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi mà vẫn kiểm soát được lượng đường huyết một cách hiệu quả, kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ.

Thực phẩm ít làm tăng đường huyết có thể kể đến như:

– Các loại rau xanh, đậu (đậu nành, đậu hà lan).

– Một số trái cây như táo, lê, nho, kiwi, chuối, mận…

– Sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt… 

Tăng cường sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (56 – 69), làm tăng đường huyết ở mức độ vừa phải như nước cam, cháo gạo nếp, khoai tây nấu chín… 

Thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh chóng, có chỉ số đường huyết cao như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì…

Mẹ nên sử dụng nhiều các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua tất cả các thực phẩm khác mà cần lựa chọn thực phẩm phù hợp để ổn định nồng độ Glucose máu.

2. Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hầu hết các nguồn Protein động vật từ thịt, trứng, sữa cung cấp cấp đủ các Acid amin cho cơ thể, trong khi Protein từ thực vật như ngũ cốc, các loại hạt, đậu hay rau thường thiếu một vài loại Acid amin thiết yếu. Tuy nhiên, không nên chỉ sử dụng các sản phẩm từ động vật mà cần bổ sung cả protein từ thực vật mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.

Protein từ thực vật giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Protein từ thực vật giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, mẹ bầu cần chú ý:

– Ăn các thực phẩm giàu Protein như đậu, các loại hạt, cá, thịt gà, trứng.

– Hạn chế sử dụng các loại thịt đã được chế biến sẵn và thịt đỏ.

– Chế độ ăn giàu Protein và chất béo có nguồn gốc thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lựa chọn Protein từ thực vật thay vì từ động vật sẽ giúp cơ thể dễ dàng chuyển hóa các chất hơn và ít làm tăng đường huyết. 

3. Chất béo không bão hòa

Nhắc đến chất béo, nhiều người e ngại vì chúng có thể gây tác động xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có loại chất béo tốt cho sức khỏe, là chất béo không bão hòa. Các chất béo không bão hòa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tiểu đường, giảm Cholesterol xấu. Chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.

Các chất béo không bão hòa giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như tiểu đường thai kỳ. Chúng giúp hạ đường huyết bằng cách cải thiện tình trạng kháng Insulin.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: Dầu ô liu, dầu lạc, bơ, các loại hạt, cá hồi, cá ngừ…

III. Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

1. Thực phẩm nhiều đường

Đường huyết tăng lên khi sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là các sản phẩm được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên tránh đồ ngọt càng nhiều càng tốt.

Nên hạn chế các sản phẩm nhiều đường

Nên hạn chế các sản phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường cần tránh như các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước ép trái cây có đường, bánh rán, bánh ngọt…

2. Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa, chất béo từ mỡ động vật làm giảm nồng độ Cholesterol “tốt”, giảm độ nhạy của Insulin, dẫn đến giảm chuyển hóa đường trong cơ thể, làm tăng nồng độ đường trong máu, từ đó tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Các thực phẩm chứa nguồn chất béo bão hòa lớn phụ nữ mang thai cần tránh như:

– Sữa tươi, bơ và các món tráng miệng.

– Thịt và các sản phẩm từ thịt.

– Đồ ăn nhanh như Pizza, Humberger, Phomai…

3. Tinh bột

Có nhiều sản phẩm tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, cơm tẻ, mì gạo, phở, bún… làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Khi sử dụng các sản phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu dẫn đến tuyến tụy phải hoạt động chăm chỉ hơn để đưa lượng đường huyết về bình thường. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho việc sản xuất Insulin và hấp thu đường giảm, tăng nguy cơ tiểu đường.

Không ăn quá nhiều tinh bột mỗi ngày

Không ăn quá nhiều tinh bột mỗi ngày

Các thực phẩm này thường được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn để tránh nguy cơ mắc bệnh. Tổng lượng tinh bột nạp hàng ngày chỉ nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng năng lượng và chia đều cho 6 bữa ăn để giảm sự tăng đường huyết.

4. Da và nội tạng động vật

Người mắc tiểu đường thai kỳ cần tránh các sản phẩm này do chúng cung cấp nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa, làm giảm độ nhạy của Insulin, gây khó khăn trong quá trình kiểm soát đường huyết.

IV. Thực đơn gợi ý cho bà bầu

Phụ nữ mang thai đặc biệt là người mắc tiểu đường thai kỳ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 6 bữa: 3 bữa chính sáng – trưa – tối và 3 bữa phụ để tránh sự tăng đột ngột đường huyết sau các bữa ăn.

1. Bữa sáng

Nếu buổi sáng không hoạt động nhiều, mẹ bầu có thể ăn ít hơn các bữa còn lại. Nên bổ sung đầy đủ tinh bột, đạm, vitamin và chất béo cho cơ thể.

Một số món ăn đơn giản phù hợp cho bữa sáng:

– Trứng chiên kèm bánh mì và rau trộn salad.

– Phở, bún.

– Cháo yến mạch nấu với thịt băm.

– Sữa không đường.

2. Bữa trưa và tối

Thực đơn cho trưa và tối có thể phong phú hơn và có thể lựa chọn món ăn phù hợp với yêu thích nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Gợi ý cho bữa trưa và tối:

– Sandwich gà kèm salad rau quả.

– Cá hồi nướng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp.

– Cơm trắng, canh rau và thịt hầm.

3. Bữa phụ

Các bữa ăn phụ cung cấp cho mẹ năng lượng và điều hòa đường huyết cho các hoạt động trong ngày.

Một số gợi ý cho bữa phụ đơn giản gồm sữa chua trái cây, salad cá hồi, bánh mì phết bơ… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bữa ăn phụ là một phần bữa ăn chính chia nhỏ ta, không phải là phần ăn thêm sau một bữa ăn chính thịnh soạn.

 

Bữa ăn

Món ăn

Số lượng

Năng lượng

(Kcal)

Sáng

– Phở bò

– 200g Bánh phở

– 150g Thịt bò

– Rau thơm các loại

468

Trưa

– Cơm

– 2 chén nhỏ

1020

– Cá rô kho

– 150g Cá rô đồng

– Dầu thực vật

– Rau muống xào tỏi

– 150g Rau muống

– Tỏi, dầu thực vật

– Canh đu đủ

– 130g Đu đủ

– 30g Thịt nạc heo

– Mận

– 200g

Xế trưa

– Sữa tươi không đường

– 200ml

122

Trưa

– Cơm

– 2 chén nhỏ

790

– Đậu nhồi thịt

– 100g đậu trắng

– 40g thịt nạc

– Dầu ăn

– Rau lang luộc

– 150g rau lang

– Canh bí xanh

– 120g Bí xanh

– 30g Thịt nạc heo

– Bưởi

– 150g

Tổng 2.400 Kcal/ngày/người

Gợi ý khẩu phần ăn 1 ngày cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp ổn định đường huyết thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần khám thai định kỳ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, thông qua đó hạn chế các ảnh hưởng không tốt do tiểu đường thai kỳ gây ra.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *