10 MẸO chữa ĐAU DẠ DÀY tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Giảm đau dạ dày ở nhà

Giảm đau dạ dày ở nhà

Đau dạ dày (đau bao tử) khiến bạn cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống bị giảm sút, bạn loay hoay tìm cách giảm đau dạ dày nhanh chóng ngay tại nhà. Hãy bỏ túi 9 mẹo trị đau dạ dày tại nhà dưới đây để có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Nghệ có chứa hàm lượng cao hoạt chất Curcumin, có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp phát triển, giảm bài tiết acid dịch vị, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các bước có thể thực hiện đơn giản tại nhà như sau:

– Nghệ tươi đem bỏ sạch vỏ, để ráo.

– Giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Uống vào buổi sáng.

Chỉ sau vài tuần kiên trì sử dụng, bạn sẽ thấy hiệu quả chứng đau dạ dày được cải thiện rõ rệt.

Chữa đau dạ dày bằng nghệ

Chữa đau dạ dày bằng nghệ

2. Dùng dừa để giảm đau dạ dày

Nước dừa chứa nhiều enzyme có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển vi sinh vật gây hại đường ruột. Ngoài ra, dừa còn chứa nhiều khoáng chất như Canxi, Kali,… và muối khoáng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách thực hiện như sau:

– Dừa tươi chắt lấy nước, tách riêng cùi. Nạo và xay nhuyễn cùi dừa thành bột.

– Lấy đem đun với 200ml nước trong lửa nhỏ khoảng 10-15 phút. Khuấy đều, sao cho được hỗn hợp đặc quánh. Sau đó chắt lấy nước cốt dừa. Đun tiếp đến khi được hỗn hợp màu vàng và sánh mịn.

– Mỗi ngày uống 1 lần bằng cách pha với nước ấm.

Tuy hơi tốn thời gian nhưng đảm bảo hiệu quả, an toàn, giảm đau và cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Chữa đau dạ dày bằng dừa

Chữa đau dạ dày bằng dừa

Theo nghiên cứu, lá đu đủ có chứa enzyme Papain, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, giảm gánh nặng cho dạ dày. Enzyme này còn cải thiện triệu chứng đau dạ dày như đầy bụng, ợ chua, ăn không tiêu,… Ngoài ra còn tăng cường đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Lá đu đủ còn có Chymopapain, với tác dụng kháng viêm, nhanh chóng làm lành vết thương, do đó thúc đẩy quá trình lành vết loét. Các Vitamin A, E, C và khoáng chất Kali, chất xơ, acid béo,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Lá đu đủ hiệu quả rõ rệt trong giai đoạn đầu của bệnh, khi triệu chứng còn nhẹ, dễ điều trị.

Có nhiều cách để sử dụng lá đu đủ khác nhau như:

– Phơi khô lá đu đủ tươi. Đem sắc 1 lít nước, để lửa nhỏ 10 phút rồi tắt. Đem uống mỗi ngày thay nước lọc.

– Hoặc có thể sử dụng lá đu đủ tươi. Rửa sạch, để ráo, thái nhỏ. Đem đun sôi với lửa nhỏ khoảng 15 phút. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

– Ngoài ra có thể kết hợp lá đu đủ với nhiều dược liệu khác nhau như gừng, mật ong, sả,…

Không chỉ đem lại nhiều tác dụng với làn da, lô hội còn hiệu quả trong chữa trị đau dạ dày. Nó giúp chữa lành các tổn thương, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón, ức chế lượng acid bài tiết ở dạ dày. Cùng với đó là khả năng làm lành vết loét, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ, lấy phần thịt bên trong.

– Ép lấy phần dịch lọc.

– Uống mỗi ngày, thấy rõ hiệu quả trong 15 – 20 ngày.

Lô hội giảm đau dạ dày

Lô hội giảm đau dạ dày

Gọt phần vỏ ngoài của nghệ tươi, sau đó giã nát lấy nước cốt. Lấy 3 thìa cà phê nước cốt, 2 thìa cà phê mật ong loại nguyên chất pha với khoảng 100ml nước ấm. Khuấy đều, uống sau bữa ăn 30 phút. Bài thuốc này có thể giảm cơn đau dạ dày âm ỉ, khó chịu giúp cơ thể thoải mái, khỏe khoắn.

Mật ong và nghệ chữa đau dạ dày

Mật ong và nghệ chữa đau dạ dày

Nhọ nồi có tính hàn, vị hơi chua, ngọt, có chứa Tanin, Vitamin K, Flavonoid,… với tác dụng chữa chảy máu dạ dày, đau dạ dày, viêm họng, đi ngoài ra máu. Lá nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất có dược tính, do đó người ta sử dụng lá để chữa đau dạ dày với cách sử dụng vô cùng đơn giản.

Cách thực hiện như sau:

– Rửa sạch lá nhọ nồi, để loại bỏ vi khuẩn gây hại, bụi bẩn cần ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Sau đó, vớt lá ra, để ráo.

– Xay nhọ nồi cùng với 200ml nước đun sôi để nguội.

– Lọc, bỏ phần bã, uống phần nước cốt.

– Thời điểm tốt nhất để uống là vào buổi sáng và tối, nên uống trong ngày, không nên để quá lâu. Kiên trì thực hiện trong khoảng 5-10 ngày, triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi, nóng rát dạ dày cải thiện đáng kể.

Cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày

Cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày

Ngoài những mẹo sử dụng thảo dược, mẹo chườm nóng khi đau làm giảm mức độ và tần suất đua hiệu quả. Sở dĩ, nó đem lại hiệu quả nhờ lượng nhiệt tỏa ra giúp máu được lưu thông tốt hơn, khiến cơn đau được cải thiện.

– Chườm nóng bằng nước: Cho nước nóng vào chai hoặc dụng cụ chứa thích hợp, đậy tín. Hoặc có thể dùng khăn nhúng vào nước ấm rồi chườm lên vùng bụng. Thư giãn, giúp cơn đau dần dần thuyên giảm.

– Chườm nóng bằng muối: Đem rang nóng một lượng muối hột vừa đủ. Sau đó bọc trong khăn, chườm lên phần bụng bị đau, từ từ cơn đau sẽ giảm và biến mất.

Nếu không có điều kiện đủ để chườm nóng phần bụng, người bệnh cũng có thể massage nhẹ nhàng cho dạ dày được dễ chịu, kích thích hoạt động, làm dịu nhẹ cơn đau.

Thực hiện đơn giản mà không phải sử dụng các dụng cụ khác. Người bệnh chỉ cần nằm ở tư thế thoải mái nhất, xoa lòng bàn tay vào nhau cho ấm sau đó áp lên phần bụng, massage theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, có thể kết hợp với một số loại tinh dầu khác nhau như đinh hương, quế,… để giảm cơn đau nhanh chóng hơn. Các loại tinh dầu có khả năng kháng viêm, giảm đau an toàn, hiệu quả.

Massage đúng cách - chữa đau dạ dày

Massage đúng cách – chữa đau dạ dày

Nếu cơn đau xuất hiện, bạn có thể nằm nghiêng sang bên trái để giảm đau. Bởi vì, tư thế này giúp đường tiêu hóa nghiêng về phía ruột kết, bệnh nhân tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Từ đó giảm cơn đau nhanh chóng mà hiệu quả.

Nằm nghiêng giúp giảm cơn đau dạ dày

Nằm nghiêng giúp giảm cơn đau dạ dày

10. Dùng gừng để giảm đau dạ dày

Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, từ đó làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày gây ra.

Thực hiện đơn giản bằng các pha trà gừng. Uống vào mỗi buổi sáng và tối, duy trì liên tục trong 2-3 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

Cách khác: Gừng đem xay nhuyễn hoặc giã lấy nước cốt. Cho vào cốc nước ấm, thêm ít chanh, mật ong, khuấy đều để uống. Nên uống vào sáng sớm để cải thiện chứng đau dạ dày.

Bên cạnh những biện pháp thường được áp dụng trên, một số các khác có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh bao gồm:

– Uống trà cam thảo, hoa cúc.

– Giấm.

– Tinh dầu bạc hà giúp thư giãn…

– Mật ong kết hợp nước cốt chanh hoặc gừng.

Ngoài những bài thuốc cổ truyền, dân gian ở trên để khắc phục tình trạng đau dạ dày cần chú ý xây dựng hoặc điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý như:

– Hạn chế căng thằng.

– Thực hiện động tác masage bụng thường xuyên.

– Rèn luyện thể dục thể thao: chạy bộ, đi bộ, bơi lội… để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cho người đau dạ dày: Không ăn quá lo, quá muộn…

– Thực hiện các biện pháp dự phòng đúng cách để ngăn ngừa các cơn đau dạ dày xảy ra.

Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu cơn đau càng dữ dội, xảy ra thường xuyên, chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám bác sĩ để chẩn đoán đúng nguyên nhân để có các điều trị hiệu quả nhất.

Lời kết

Bệnh đau dạ dày có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Người bệnh sau khi được chẩn đoán có thể điều trị tại nhà bằng thuốc tây, hoặc kết hợp với một số phương pháp đông y được liệt kê phía bên trên để giảm đau hiệu quả.

Mong rằng với nội dung chi tiết mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể lựa chọn phương pháp hiệu quả riêng cho bản thân trong điều trị dạ dày. Chúc bạn có hệ tiêu hóa tốt, một sức khỏe tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *