Cảnh báo nguy cơ đột quỵ hậu COVID
Đại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với nhiều mặt kể cả về kinh tế hay xã hội của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc điều trị, ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch luôn được đặt lên hàng đầu thì nỗi lo về Hội chứng hậu COVID nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo thống kê có đến 20% trường hợp ở mọi lứa tuổi và giới tính từ già đến trẻ sau khi được chữa khỏi bệnh có những biểu hiện của hậu COVID. Trong các biến chứng thì gia tăng nguy cơ bị đột quỵ là đáng lo nhất.
1. Vì sao người bệnh lại có nguy cơ bị đột quỵ hậu COVID-19?
Các biểu hiện của Hội chứng hậu COVID xuất hiện ở những bệnh nhân nhiễm bệnh và kéo dài ít nhất trong 2 tháng. Dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng làm việc, các hoạt động tinh thần, thể chất của người bệnh. Theo quan sát cho thấy Hội chứng hậu COVID đặc biệt làm gia tăng các bệnh lý trên tim mạch kể cả ở người khỏe mạnh và chưa có tiền sử bị bệnh. Trong báo cáo thống kê đã chỉ ra có 0,4 đến 2,7% bệnh nhân nhập viện xảy ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ liên quan đến COVID-19 trong khi tỷ lệ xuất huyết nội sọ là 0,3 – 0,9%.
Người bệnh mắc COVID-19 thường có biểu hiện của đột quỵ vào tuần thứ 1-3 sau khi khởi phát triệu chứng của bệnh. Nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Ở những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng (thường nằm ICU) có tỷ lệ cao lên tới 6%, trong khi ơ những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ tỷ lệ này chỉ khoảng < 1%. Mặc dù đột quỵ không thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng hậu quả mà nó gây ra thì đặc biệt nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.
Cục máu đông là nguy cơ gây đột quỵ hậu COVID
Theo các chuyên gia y tế nhận định yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ hậu COVID là do di chứng cục máu đông gây ra. Có đến ⅕ các bệnh nhân bị tổn thương tim kéo dài sau 2 tháng mắc bệnh. Và nhiều trường hợp bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim ở thời điểm vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi đã được chữa khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông dù trước đó họ không có tiền sử mắc các bệnh lý làm tăng yếu tố bệnh tim mạch như huyết áp cao, rối loạn lipid máu, thừa cân – béo phì, đái tháo đường.
2. Nguyên nhân hình thành cục máu đông hậu COVID-19
Cho đến nay cục máu đông đang là yếu tố chủ yếu gây đột quỵ hậu COVID. Nguyên nhân được cho rằng liên quan đến phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu ở giai đoạn hồi phục. Khi nhiễm Coronavirus, chúng tấn công nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có cả nội mạc mạch máu, gây viêm mạch máu, tổn thương các vi mạch. Khi tiến hành nghiên cứu mẫu máu của các bệnh nhân được chữa khỏi COVID-19 các nhà khoa học tìm thấy các tế bào nội mô mạch máu bị tổn thương xuất hiện trong máu nhiều hơn gấp 2 lần so với những người khỏe mạnh không mắc COVID-19. Kết quả này cũng tương tự ở những bệnh nhân mắc COVID mà có bệnh mạn tính như huyết áp cao, mỡ máu hay tiểu đường.
Bên cạnh các tế bào mạch máu tổn thương thì 1 yếu tố nữa góp phần tăng hình thành cục máu đông là do các cytokine – đây là các protein gây viêm do các tế bào miễn dịch sản xuất ra. Ngoài ra trong máu người bệnh hậu COVID còn quan sát thấy nồng độ cao bất thường của tế bào lympho T để tiêu diệt virus. Tuy nhiên ngay cả khi đã khỏi bệnh, nghĩa là virus đã không còn nhưng hệ miễn dịch vẫn phản ứng quá mức, làm tăng nồng độ của các cytokine và lympho T. Chính điều đó cũng góp phần làm tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Ảnh hưởng của cục máu đông lên các bộ phận của cơ thể
3. Hậu quả của cục máu đông gây đột quỵ
Cục máu đông gây cản trở lưu thông máu, là nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng bệnh lý như nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, thuyên tắc phổi, tắc mạch ở chi…
– Trường hợp cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu trong não sẽ gây gián đoạn lưu thông dòng máu đến não. Nếu cục máu đông chỉ tạm thời làm giảm lưu lượng máu sẽ gây cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Trong trường hợp nặng sẽ khiến não thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi tế bào. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ là 10-20% mỗi năm và nếu có qua khỏi cũng để lại rất nhiều di chứng.
– Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi, chặn dòng máu đến nuôi tế bào phổi làm giảm nồng độ oxy gây tổn thương phổi.
– Cục máu đông cũng là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim do làm ngưng trệ máu động mạch vành đến nuôi tim với biểu hiện là cơn đau thắt ngực xuất hiện dữ dội.
– Ngoài ra với những cục máu đông nhỏ di chuyển đến các mạch máu nhỏ ở các chi có thể gây tắc mạch chi và dẫn đến hoại tử chi. Nếu gây tắc mạch thận sẽ ngăn cản dòng máu đến thận gây tổn thương thận, làm giảm chức năng thận và có thể làm suy thận.
Một số di chứng hậu COVID
4. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ hậu COVID-19
Đột quỵ hậu COVID có thể xảy ra ở mọi đối tượng và nguy cơ cao hơn ở những người có bệnh lý tim mạch mãn tính càng làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Vì vậy để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ sau COVID và những biến chứng do cục máu đông gây ra thì việc chăm sóc hồi phục sức khỏe rất là quan trọng.
Những lời khuyên của chuyên gia y tế đưa ra mọi người cần chú ý để phòng tránh nguy cơ đột quỵ xảy ra sau COVID đó chính là thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, ưu tiên bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất đạm, chất béo tốt và hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ chiên, rán. Uống đủ từ 1,5-2l nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước ép từ rau, củ, quả để thêm nhiều vitamin và khoáng chất, tăng sức đề kháng…
– Thực hiện chế độ thể dục thể thao thường xuyên. Mỗi ngày nên dành ra ít nhất từ 30 phút đến 1h để tập thể dục với nhiều lựa chọn như đi bộ, chơi cầu lông… với địa điểm tập hợp lý như sân nhà, công viên hay phòng tập (chú ý vẫn tuân thủ nguyên tắc 5K). Những bệnh nhân vừa điều trị khỏi COVID-19 cũng nên chọn môn thể thao nhẹ nhàng để cơ thể dần thích nghi, tránh những môn nặng. Ngay cả với những công việc cần ngồi lâu thì cũng nên đứng dậy và đi lại sau mỗi 1-2h ngồi.
– Những người thừa cân – béo phì cần thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Cần tuyệt đối không được hút thuốc lá bởi vì chất nicotin trong thuốc lá gây tổn thương niêm mạc mạch máu, làm tăng thêm nguy cơ hình thành cục máu đông.
– Đối với các bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý có sẵn cần lưu ý việc dùng thuốc, các tác dụng phụ của thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây huyết khối.
– Những bệnh nhân sau khi khỏi COVID nên được khám tổng quát cũng như tái khám định kỳ để phát hiện tình trạng cục máu đông cũng như các rối loạn khác để được chữa trị kịp thời. Nếu có các biểu hiện như đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi… cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp can thiệp hợp lý, tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
– Và cách phòng tránh hữu hiệu nhất đó chính là tránh nhiễm và tái nhiễm bệnh. Vì vậy cần tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước đề ra để phòng tránh dịch như nguyên tắc 5K, tiêm phòng vắc – xin, khai báo y tế đầy đủ… Điều đó không chỉ là phòng bệnh cho chính bản thân mình mà còn cho người thân và toàn xã hội.
Bệnh nhân bị COVID nên đi khám tổng quát sau khi khỏi bệnh
Ngoài sử dụng các thuốc điều trị để giảm hình thành huyết khối, người bệnh có thể tham khảo nhiều loại thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa đột quỵ Trong số đó viên uống HT Stroken được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả phòng ngừa tai biến, đột quỵ và bệnh tim mạch khác. Sản phẩm được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng Học viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất và được Công ty TNHH dịch vụ Y tế Hưng Thành phân phối độc quyền. Thành phần của HT Stroken gồm các nguyên liệu quý như Sâm Ngọc linh, Đông trùng hạ thảo, tỏi đen, cao Bạch quả, Nattokinase… mang đến nhiều tác dụng vượt trội như ngăn ngừa hình thành và hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ tai biến; làm giảm nồng độ cao lipid và cholesterol trong máu, giúp hạ huyết áp; chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể; tăng lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi… Có thể thấy HT Stroken là một sản phẩm hữu ích đối với bệnh nhân hậu COVID, vừa làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây tai biến, vừa bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Đột quỵ là một trong những di chứng nặng nề nhất của nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh. Khi mắc COVID-19 cần tuân thủ việc điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh. Sau khi khỏi mọi người cần chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cẩn thận hơn để cơ thể nhanh hồi phục và hạn chế tối đa mắc Hội chứng hậu COVID, trong đó có đột quỵ.