Bệnh thủy đậu kiêng gì? Quan niệm sai lầm trong kiêng cữ thủy đậu

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Thủy đậu rất dễ để lại sẹo, cần chú ý chăm sóc da

Thủy đậu rất dễ để lại sẹo, cần chú ý chăm sóc da

Thủy đậu là bệnh do nguyên nhân virus Varicella-Zoster gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc phải. Thủy đậu gây ra các tổn thương ở da như mụn nước, kích thước 1-3mm. Các vết mụn nước này thường hết sau 7-10 ngày và không để lại sẹo trừ khi có bội nhiễm.

Chăm sóc da khi bị thủy đậu như thế nào để tránh để lại sẹo, có được tắm hay không, có cần kiêng gió không là những vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Bị thủy đậu có được tắm không?

Thủy đậu rất dễ để lại sẹo, nếu không chăm sóc, giữ gìn vệ sinh đúng cách thì nguy cơ gây ra sẹo rất lớn. Khi trẻ mắc thủy đậu, các bậc phụ huynh thường được nhiều người khuyên nên kiêng nước để bệnh nhanh khỏi hơn.

Tuy nhiên, đây là quan niệm dân gian chưa đúng đắn. Theo ý kiến của các bác sĩ da liễu, không cần kiêng nước khi bị thủy đậu.

Khi mắc thủy đậu, cần vệ sinh da sạch sẽ để nhanh khỏi bệnh

Khi mắc thủy đậu, cần vệ sinh da sạch sẽ để nhanh khỏi bệnh

Nhiều bậc cha mẹ vì không có kiến thức đầy đủ về bệnh đã không tắm, vệ sinh da cho trẻ, giữ ấm quá mức. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho các nốt thủy đậu gây ngứa, khó chịu. Khi cơ thể người bệnh đổ mồ hôi, nóng bức nhưng không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho vi khuẩn cơ hội sản sinh nhanh chóng, phát triển gây nhiễm khuẩn nặng hơn, tăng nguy cơ biến chứng để lại sẹo. Trường hợp nghiêm trọng, các nốt viêm có thể vỡ ra, lây lan sang vùng da lành. Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm da, nhiễm trùng máu…

Như vậy, khi bị thủy đậu, người bệnh cần TẮM RỬA sạch sẽ hàng ngày. Tuy nhiên quá trình này cần thực hiện nhẹ nhàng và sử dụng nước ấm sạch. Sau khi tắm, phải dùng khăn bông khô, mềm nhẹ nhàng lau sạch nước đọng trên da.

2. Tắm rửa đúng cách khi bị thủy đậu

Người bệnh được phép tắm rửa khi bị thủy đậu, tuy nhiên cần thực hiện nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh khiến các mụn nước vỡ ra và lan rộng hơn. Ngoài ra, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

– Tắm bằng nước ấm, sạch trong khoảng 5-10 phút, không tắm quá lâu.

– Hạn chế tối đa nguy cơ các mụn nước bị vỡ để tránh gây ra tình trạng bội nhiễm.

– Vệ sinh phòng tắm, bồn tắm trước và sau khi tắm.

Dùng khăn thấm nhẹ nước trên da, tránh chà xát mạnh

Dùng khăn thấm nhẹ nước trên da, tránh chà xát mạnh

Bị thủy đậu có thể tắm bằng nước muối loãng hoặc xà phòng trung tính để làm sạch da, xoa dịu cơn ngứa. Không dùng xà phòng, sữa tắm có độ pH quá cao gây kích ứng những nốt mụn nước, ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Ngoài ra, trong quá trình tắm, dùng xà phòng chà xát lên vùng da bị thủy đậu khiến xà phòng cũng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, có thể lây lan cho người khác nếu dùng chung xà phòng.

3. Bệnh thủy đậu tắm lá gì?

Có một số mẹo dân gian chỉ ra cách tắm lá giúp bệnh nhân thủy đậu nhanh chóng khỏi bệnh, giảm các vết ngứa, giảm nguy cơ hình thành sẹo. Đặc biệt là ở mẹ bầu bị thủy đậu, việc sử dụng thuốc có gây ra những tác dụng phụ nên việc tắm lá được nhiều người truyền tai nhau và sử dụng. Tuy nhiên có một lưu ý khi sử dụng các mẹo này như sau:

– Cần phải tìm hiểu xem bệnh nhân có bị kích ứng với các loại lá gì hay không.

– Phải rửa sạch sẽ lá, ngâm nước muỗi để đảm bảo nước tắm phải sạch, tránh nguy cơ bội nhiễm lên vết thủy đậu.

– Chỉ dùng nước để tắm, các lá cây phải được vớt ra hết để tránh cọ xát với các nốt thủy đậu, gây lan rộng và nhiễm trùng.

– Chỉ nên dùng đang ở giai đoạn sớm của bệnh, khi bệnh đã lây lan nhiều, gia đình nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ để khám chữa bệnh, kê các loại thuốc bôi phù hợp với từng tình trạng bệnh.

3.1 Chè xanh

Có một số mẹo dân gian chỉ ra cách tắm lá giúp bệnh nhân thủy đậu nhanh chóng khỏi bệnh, giảm các vết ngứa, giảm nguy cơ hình thành sẹo. Tuy nhiên có một lưu ý khi sử dụng các mẹo này chính lTrà xanh chứa các hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa như Tanin, Flavonol, Polyphenol… Không chỉ dùng để pha trà, lá chè xanh nấu nước tắm còn có tác dụng chống viêm, giúp vết thương nhanh lành.

Chè xanh giúp chống viêm, nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhanh khỏi

Chè xanh giúp chống viêm, nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhanh khỏi

Cách thực hiện:

– Dùng 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch, vò nát, thêm 1 ít muối và đun với khoảng 2 lít nước.

– Pha thêm với nước lạnh rồi dùng tắm.

– Nên thực hiện 2-3 lần/tuần cho đến khi khỏi hẳn.

3.2 Lá khế

Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng chữa mụn nhọt, lở ngứa do nóng trong. Đây là một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Cách thực hiện:

– Lấy khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch, thêm 1 ít muối rồi đun với khoảng 3 lít nước.

– Sau khi nước sôi, để nguội cho vừa đủ ấm rồi dùng tắm.

– Tắm lại một lần nữa bằng nước ấm để làm sạch da.

3.3 Lá mướp đắng

Lá mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mịn da, giúp vết thương nhanh lành, giảm ngứa hiệu quả. Dùng lá mướp đắng làm nước tắm hàng ngày sẽ cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng.

Lá mướp đắng giúp giảm ngứa, mụn nhọt hiệu quả

Lá mướp đắng giúp giảm ngứa, mụn nhọt hiệu quả

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nắm lá mướp đắng (có thể lấy thêm 1 nắm lá kinh giới) rửa sạch, đem giã nát.

– Lọc lấy nước, thêm một ít muối và pha với nước ấm để tắm.

Các loại lá này khá an toàn và lành tính, tuy nhiên cần thận trọng do người bệnh có thể bị dị ứng với một loại lá nào đó.

4. Kiêng gió quạt khi mắc thủy đậu – quan điểm sai lầm

Ngoài vấn đề khi bị thủy đậu có được tắm gội không, có cần kiêng nước không thì việc kiêng gió quạt, kiêng gió cũng được rất nhiều người quan tâm. Bệnh thủy đậu có được nằm quạt không? Bệnh thủy đậu có kiêng gió không?

Tuy nhiên, đây là quan niệm SAI lầm. Theo ý kiến của các chuyên gia, người bệnh cần hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh và có gió, do khi mắc bệnh, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh yếu, tăng nguy cơ cảm lạnh và nhiễm bệnh. Thế nhưng người bệnh cũng nên nằm nghỉ ở vị trí thoáng đãng, thoải mái, không ở trong phòng kín, gây ngột ngạt, bí bách.

Bệnh thủy đậu thường dễ xuất hiện vào mùa xuân – hè, người bệnh có thể sử dụng quạt để tạo không khí thoáng mát, dễ chịu. Nếu để cơ thể quá nóng bức, không có gió thì sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng. Tuy nhiên, không được dùng quạt ở công suất quá lớn hay ra đường khi trời nổi gió.

Không cần kiêng dùng quạt khi mắc thủy đậu

Không cần kiêng dùng quạt khi mắc thủy đậu

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị thủy đậu nhưng được cha mẹ ủ ấm với nhiều lớp quần áo và tránh ở phòng kín. Trời quá nóng, mồ hôi đổ nhiều mà không được dùng quạt, không được vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, thậm chí là nhiễm trùng huyết.

Như vậy, người mắc bệnh thủy đậu nên kiêng gió trời cho đến khi khỏi bệnh và có thể nằm quạt ở công suất vừa phải, không quá lớn.

5. Bệnh thủy đậu kiêng gì mới đúng?

Không kiêng tắm, không kiêng gió quạt, vậy nên kiêng gì khi bị thủy đậu. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên như sau:

– Kiêng đến nơi đông người: Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, nếu đến nơi đông người sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho người khác. Đồng thời khi đến các nơi đông người khiến cho nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên, chậm lành vết thương.

– Kiêng gãi, chạm vào các nốt của thủy đậu.

– Kiêng dùng chung đồ dùng dụng cá nhân với người khác như quần áo, khắn tắm, khăn mặt, chăn gối… Nên có các đồ dùng sinh hoạt của riêng mình để tránh lây nhiễm cho người khác.

– Kiêng các loại thức ăn dễ gây kích ứng, ảnh hưởng đến quả trình hồi phục của da như:

+ Hải sản, đồ tanh như tôm, cua cá, thịt gà, thịt bò…

+ Các gia vị cay nóng như gừng, tỏi, ớt, tiêu, thì là…

+ Đồ cay nóng, chiên xào như đồ ăn nhanh…

+ Rau muống: Tránh nguy cơ hình thành sẹo lồi.

+ Sữa, các chế phẩm từ sữa: Do chúng là tác nhân kích thích tiết dịch nhờn trên da, làm chậm quá trình hồi phục.

+ Món ăn mặn: Khi ăn mặn sẽ khiến cơ thể dễ mất nước, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi bị

6. Thủy đậu nên ăn gì?

Khi bị thủy đậu, hệ tiêu hóa của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, bệnh nhân mệt mỏi và không muốn ăn, tuy nhiên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

– Tăng cường bổ sung vitamin từ các loại trái cây tươi và rau xanh có tính mát như rau diếp cá.

– Có thể lựa chọn cháo trong khẩu phần ăn giúp dễ nuốt hơn, nên ăn cháo đậu xanh vì đậu xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc.

– Bổ sung thêm nước ép kim ngân hoa giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

7. Nên làm gì để phòng tránh sẹo và nguy cơ biến chứng?

Khi chăm sóc đúng cách, bệnh thủy đậu sẽ tự khỏi sau 2 – 3 tuần. Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý một số điều sau:

– Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, vải mềm, tránh cọ xát gây vỡ các nốt mụn nước.

– Quần áo, khăn mặt nên được ngâm, giặt riêng và phải phơi nắng, là ủi trước khi sử dụng để tránh nguy cơ lây nhiễm do dùng chung hoặc tiếp xúc gần.

– Trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu, nên giữ tay chân sạch sẽ, cắt móng tay cho bé để tránh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, trẻ cào gãi làm vỡ mụn nước.

– Nếu sau khi tắm, các nốt mụn nước vỡ ra, cần bôi Xanh Methylen nhanh chóng để sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

– Phụ nữ mang thai không được chăm sóc người bệnh thủy đậu. Nếu có thể, nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân do nguy cơ dị tật thai nhi cao nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ.

– Nếu thấy các nốt thủy đậu có chuyển biến bất thường, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để được chăm sóc và xử trí, tránh bội nhiễm nguy hiểm.

Ăn uống đủ chất để tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật

Ăn uống đủ chất để tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật

Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, nên ăn các sản phẩm bổ dưỡng, có tính mát giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi mắc bệnh, nên ăn các thức ăn thanh đạm, ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa, chống nhiễm trùng và phòng ngừa sẹo lõm. Tránh các thức ăn có tính cay, nóng, nhiều gia vị, có thể gây kích ứng, chậm hồi phục vết loét.
Xem thêm: Thủy đậu khi mang thai – Thảm họa khôn lường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *