banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Ổi (Lá) (Folium Psidii guajavae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Lá ổi

Lá đã phơi hoặc sấy khô của cây Ổi (Psidium guajava L.). họ Sim (Myrtaceae).

Mô tả

Lá đơn, nguyên, phiến lá hình bầu dục dài 9 cm đến 11 cm, rộng 3 cm đến 6 cm, gốc tròn, đầu hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn và có gân nổi rõ.

Vi phẫu

Gân chính: Lồi ở mặt dưới, mặt trên hơi lõm. Biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi một lớp tế bào tròn nhỏ, xếp đều đặn, có lông che chở đơn bào. Rải rác có túi tiết nằm sát lớp biểu bì. Sau biểu bì là lớp mô dày góc. Mô mềm gồm những tế bào tròn to, thành mỏng, kích thước không đều. Trong mô mềm rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai và hình khối. Sợi xếp thành vòng gần như liên tục bao quanh các bó libe-gỗ. Bó libe-gỗ hình cung nằm giữa gân lá có thể nối với 1 – 2 cung libe-gỗ nhỏ hơn ở mỗi bên, libe xếp thành vòng liên tục bao quanh gỗ, trong libe có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối. Gỗ gồm các mạch gỗ xếp thành dãy.
Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi một lớp tế bào hình chữ nhật nhỏ, xếp đều đặn, có nhiều lông che chở đơn bào. Dưới lớp biểu bì là hạ bì, cấu tạo bởi lóp lế bào thành mỏng có kích thước tương đối lớn. Mô giậu gồm 2 đến 3 hàng tế bào hình chữ nhật xếp vuông góc với mặt lá. Trong mô giậu và mô khuyét có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác.

Bột

Bột màu nâu thẫm, mùi thơm nhẹ, vị hơi chát. Soi dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đơn bào, mảnh biểu bì mang lông che chở, mảnh biểu bì mang lỗ khí. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hình khối. Bó sợi, mảnh phiến lá mang túi tiết, mảnh mạch.

Xem thêm: Bách Bộ (Rễ) (Radix Stemonae tuberosae) – Dược Điển Việt Nam 5

Định tính

A. Sử dụng dung dịch thử thu được từ Định tính B (dung dịch A) để làm các phản ứng sau đây:
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 2 giọt acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT), lắc nhẹ, xuất hiện màu nâu đỏ.
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), dung dịch phải chuyển thành màu xanh đen.
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm vài giọt dung dịch gelatin 1 % (TT), xuất hiện tủa bông trắng.
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 10% (TT), xuất hiện tủa bông.
Nhỏ 2 giọt dung dịch A lên giấy lọc, để khô rồi đặt lên miệng lọ amoniac (TT) vừa mờ nắp, sẽ thấy màu vàng ở vết đậm lên.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: Butyl acetat – acid formic – nước (7 : 2,5 : 2,5).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 90 % (TT), lắc đều, đun trên cách thủy sôi trong 10 min, lọc, cô dịch lọc tới khô, cho 20 ml nước nóng vào cắn, khuấy đều, gạn dịch chiết vào bình gạn, cắn được chiết lặp lại thêm 2 lần nữa, mỗi lần với 10 ml nước nóng, để nguội, lắc dịch chiết thu được với ethyl acetat (TT) 3 lần, mồi lần 20 ml. Gộp dịch chiết ethyl acetat, bốc hơi tới khô, hòa tan cắn bằng 6 ml ethanol 90 % (TT) được dung dịch chấm sắc ký (dung dịch A).
Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Lá ổi (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra. Để khô ở nhiệt độ phòng. Hiện màu bằng hơi amoniac (TT) hoặc phun lên bản mỏng dung dịch sắt (III) clorid 5 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Xem thêm: Diếp Cá (Herba Houttuyniae cordatae) – Dược Điển Việt Nam 5

Tạp chất

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không được ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10) dùng ethanol 90 % (TT) làm dung môi

Chế biến

Thu hái lá bánh tẻ, loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, chát, hơi chua, tính ấm. Vào kinh đại tràng, vị.

Công năng, chủ trị

Sáp trường chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau bụng tiêu chảy, lỵ.
Dùng ngoài: Nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt lở loét với lượng thích hợp.

Liều lượng, cách dùng

Ngày dùng 15 g đến 20 g, dạng thuốc sắc, hoặc hãm; thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *