Phải làm gì khi bị nấm da đầu?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Phải làm gì khi bị nấm da đầu?

Phải làm gì khi bị nấm da đầu?

Nấm da đầu là một trong những căn bệnh phổ biến tại các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Nó gây ngứa ngáy, khó chịu và mất vẻ thẩm mỹ. Vậy nấm da đầu là gì? Cần làm gì khi bị bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm các thông tin chi tiết.

1. Nấm da đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra trên da đầu, liên quan đến cả da và tóc, hay còn được gọi là bệnh hắc lào da đầu. Nó tạo ra các vết tròn trên da, thường có tâm phẳng và đường viền nổi lên, ảnh hưởng đến da đầu và các sợi tóc, gây ra các mảng da nhỏ ngứa và có vảy.

Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là gì?

2. Ai có thể bị nấm da đầu?

Nấm da đầu chủ yếu gặp phải ở trẻ em, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong độ tuổi từ 3 – 7 tuổi. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người bị suy giảm miễn dịch.

Nấm da đầu xuất hiện hầu hết các nơi trên thế giới, tùy thuộc sự phổ biến của một loài nấm cụ thể theo vùng địa lý. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tiếp xúc với động vật, sự đông đúc trong gia đình, tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn, môi trường ẩm ướt.

3. Nấm da đầu có lây không?

Đây là một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan, có thể bị nhiễm nấm khi tiếp xúc với người bị bệnh, bao gồm cả những người mang mầm bệnh không có triệu chứng.

Nếu dùng chung lược, mũ, chăn, gối hoặc các đồ vật khác của người bị bệnh thì cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vật nuôi trong nhà, chẳng hạn như chó, mèo cũng có thể là nguyên nhân lây truyền nấm da đầu.

4. Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu

Các triệu chứng của bệnh nấm da đầu được chia thành 3 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng là:

Giai đoạn 1:

Bệnh nhân ngứa, xuất hiện vảy gàu và rụng tóc. Đây là giai đoạn khởi đầu của bệnh. Thông thường những triệu chứng này không đặc trưng dễ bị bỏ qua. Người bệnh chỉ nghĩ là do vệ sinh da đầu chưa sạch nhưng khi đã vệ sinh rồi không cải thiện được tình trạng này.

Giai đoạn 2: 

– Bắt đầu xuất hiện các mụn nhỏ hay vảy rải rác trên da đầu, sau đó lan rộng dần ra. Những vùng mụn nước nổi đỏ, sưng lên, bị viêm gây cảm giác đau đớn. Hơn nữa chúng còn làm tổn thương nang tóc khiến tóc rụng nhiều hơn.  

– Cộng thêm đó vi sinh vật làm tăng tiết bã nhờn, da chết khiến cảm giác ngứa ngày càng tăng thêm. Người bệnh luôn cảm thấy bứt dứt và gãi không ngừng. Khi gãi quá mạnh sẽ gây trầy xước da đầu càng tạo cơ hội cho nhiều tác nhân xấu xâm nhập làm bệnh ngày càng nặng hơn.

Giai đoạn 3:

– Khi chuyển sang giai đoạn này hiện tượng rụng tóc xảy ra nhiều, tóc rụng từng mảng to không kiểm soát.

– Các mảng viêm da lan rộng hơn, các mảng tròn vảy da khô, các vùng da bị phồng rộp, có chứa mủ.

Bệnh nấm da đầu do các loài nấm da có khả năng lây nhiễm chất sừng và mô sừng bao gồm cả tóc. Nguyên nhân chủ yếu do nấm Dermatophytes, bao gồm một số chi như Trichophyton, MicrosporumEpidermophyton. Một số loài phổ biến thường gây bệnh như Trichophyton Sudan, Trichophyton amidan, Trichophyton verrucous, Trichophyton rubrumMicrosporum canis.

1. Phân loại nấm da đầu theo đường lây truyền

Sự lây truyền nhiễm trùng diễn ra khi tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật từ:

– Con người (loài Anthropophilic): Những loại nấm này thường gây bệnh nấm da đầu mạn tính, có viêm nhẹ hoặc không.

+ Trichophyton amidan.

+ T. violaceum.

+ T. soudanese.

+ T. schoenleinii.

+ T. rubrum.

+ M. audouinii.

– Động vật (loài Zoophilic): Gây viêm cấp tính, viêm nặng (mụn mủ và có thể có mụn nước). Một số loài Zoophilic gây nấm da đầu bao gồm:

+ Microsporum canis có nguồn gốc ở mèo.

+ M. nanum nguồn gốc từ lợn.

+ M. distortum (biến thể của M. canis).

+ T. Equinium nguồn lây từ ngựa.

+ T. verrucosum lây từ gia súc.

– Đất (Geophilic): Những loại nấm lây nhiễm từ đất chỉ gây ra viêm trung bình, là nguyên nhân hiếm gặp của bệnh nấm da đầu, ví dụ M.gypseum.

2. Các yếu tố nguy cơ

Nấm da đầu thường phát triển ở những vùng da ẩm ướt, do đó có một số yếu tố góp phần phát triển nấm ở da đầu như:

– Vệ sinh da đầu, tóc không sạch sẽ, thường xuyên để đầu tóc bẩn, bết tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. 

– Chà xát mạnh vào da đầu gây ra những vết trầy xước cũng là một yếu tố tạo môi trường cho nấm.

– Để tóc ướt, ẩm đi ngủ, đội mũ…

– Nguồn nước không sạch sẽ.

– Môi trường sống ô nhiễm.

– Dùng chung đồ với người bị nấm da đầu như: lược, mũ, gối, khăn tắm…

– Lây nhiễm từ vật nuôi trong nhà.

Vệ sinh tóc không sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm da đầu

Vệ sinh tóc không sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm da đầu

Kiểm tra hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nấm trên da đầu. Bác sĩ có thể sử dụng đèn Wood để chiếu sáng da đầu và xác định các dấu hiệu nhiễm nấm.

Ngoài ra, cũng có thể dùng phương pháp soi da để chẩn đoán. Một mẫu tóc hoặc da có chứa vảy sẽ được lấy ra để mang đi soi dưới kính hiển vi, hình ảnh qua kính hiển vi sẽ cho biết chính xác về bệnh. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng cần tầm soát bệnh da đầu và có biện pháp điều trị đồng thời.

Chẩn đoán nấm da đầu bằng phương pháp soi da

Chẩn đoán nấm da đầu bằng phương pháp soi da

IV. Điều trị nấm da đầu

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau như:

1. Dùng thuốc trị nấm

Bệnh nấm da có thể điều trị được bằng thuốc kháng nấm toàn thân.

– Thuốc trị nấm hàng đầu cho bệnh nấm da đầu là Griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG) và Terbinafine hydrochloride (Lamisil). Cả hai đều là thuốc uống, được dùng trong khoảng sáu tuần. Một số tác dụng phụ chung mà bệnh nhân có thể gặp bao gồm tiêu chảy và đau bụng. Bác sĩ nên khuyên bệnh nhân dùng những loại thuốc này với thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng hoặc kem.

– Thuốc chống nấm Azole như itraconazole và fluconazole cũng là những lựa chọn điều trị thay thế.

Sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân để trị nấm da đầu

Sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân để trị nấm da đầu

Các biểu hiện cụ thể như viêm cần điều trị bằng steroid toàn thân trong thời gian ngắn để giúp giảm phản ứng viêm và do đó giảm nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn. Điều trị tại chỗ thường không được khuyến khích vì không mang lại hiệu quả do thuốc không thể xâm nhập được vào gốc nang lông để tác động đến vi nấm sâu bên trong.

4.2 Dùng dầu gội trị nấm

Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một loại dầu gội để loại bỏ nấm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Dầu gội đầu có chứa thành phần chống nấm như ketoconazole hoặc selen sulfide. Đây là một phần của liệu trình điều trị giúp ngăn ngừa lây lan nhưng không phải là phương pháp điều trị chính. Kem cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nhưng không phải là cách điều trị đặc hiệu.

Dùng dầu gội kết hợp với thuốc để điều trị nấm da đầu

Dùng dầu gội kết hợp với thuốc để điều trị nấm da đầu

V. Các biện pháp phòng ngừa và làm giảm nấm da đầu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả để tránh nhiễm bệnh và lây lan:

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ da đầu, đặc biệt những người ở trong các khu tập thể, kí túc xá, trẻ em ở trong nhà trẻ, trường học…

– Trong thời tiết nắng nóng, phải luôn giữ cho đầu tóc khô thoáng, không dùng những loại mũ bít kín, đặc biệt không đội mũ khi tóc còn ẩm ướt.

– Phải làm khô tóc ngay sau khi tắm, bị ướt mưa. Không để đầu tóc ẩm ướt khi đi ngủ.

– Không dùng chung đồ với người lạ như mũ, gối, lược vì không thể biết được họ có bị nấm da đầu hay không.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, luôn để thông thoáng, tránh ẩm ướt trong không khí vì có thể đó sẽ là một yếu tố thúc đẩy nấm phát triển.

– Tuyệt đối không cào mạnh da đầu, đặc biệt là lúc tắm gội vì những vết xước trên da đầu có thể là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

– Khó có thể biết được vật nuôi có mang mầm bệnh nấm da đầu hay không, nhưng dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến là các mảng hói. Tránh vuốt ve bất kỳ động vật nào có các mảng da lộ ra qua bộ lông của chúng. Duy trì việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho tất cả vật nuôi và yêu cầu bác sĩ thú y kiểm tra nấm.

– Bệnh dễ lây lan nên nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trên da đầu, nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có các biện pháp xử lý.

– Không tự ý mua thuốc để uống hoặc bôi khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn uống và tạo một lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tuyệt đối không cào mạnh da đầu gây trầy xước

Tuyệt đối không cào mạnh da đầu gây trầy xước

Nấm da đầu là một bệnh ngoài da phổ biến thường gây ra ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ bề ngoài của người bệnh. Do đó, để phòng ngừa bệnh này một cách hiệu quả, chúng ta cần thực hiện những biện pháp đã nêu ở trên. Đối với bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh cũng không cần lo lắng vì đây là một bệnh có thể chữa trị được bằng cách sử dụng thuốc. Hãy bảo vệ da đầu của bạn không chỉ vì nấm da đầu mà còn nhiều loại bệnh khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *