banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Thạch Cao (Gypsum fibrosum) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
thạch cao

Tên khác: Đại thạch cao, Băng thạch

Chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là calci sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaS04.2H2O).

Mô tả

Thạch cao là một khối tập hợp của các sợi theo chiều dải, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt.

Định tính

A. Lấy một miếng thạch cao (chế phẩm) cho vào một ống nghiệm có nút bần đã đục lỗ, đốt lên, hơi ẩm sẽ đọng lại ở thành ống nghiệm, miếng thạch cao trở nên trắng đục.
B. Lấy khoảng 0,2 g bột chế phẩm, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun nóng để hòa tan, được dung dịch A, tiến hành thử phản ứng calci và Sulfat như sau:
Sulfat:
Thêm 1 ml dung dịch bari clorid 5 % (TT) vào 3 ml dung dịch A, có tủa trắng, tủa không tan trong acid hydrocloric (TT) và acid nitric (TT).
Thêm 1 giọt đến 2 giọt dung dịch chì acetat 20 % (TT) vào 3 ml dung dịch A, có tủa màu trắng, tủa này tan trong dung dịch amoni acetat 10% hoặc dung dịch natri hydroxyd 4,3 %.
Calci:
Làm ẩm chế phẩm vói acid hydrocloric (TT), lấy que dây Bạch kim (Pt) chấm vào, hơ lên ngọn lửa không màu, sẽ thấy màu đỏ vàng nhạt.
Thêm 2 giọt dung dịch đỏ methyl (TT) vào 3 ml dung dịch A, trung hòa bằng amoniac (TT), sau đó acid hóa bằng acid hydrocloric loãng (TT), thêm vài giọt dung dịch amoni oxalat 3,5 % (TT), sẽ có tủa trắng tan trong acid hydrodoric (TT) nhưng không tan trong acid acetic (TT).

Xem thêm: Hạ Khô Thảo (Cụm quả) (Spica Prunellae) – Dược Điển Việt Nam 5

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu.
Dung dịch thử: Lấy 4 g bột chế phẩm thêm 4 ml acid acetic băng (TT) và 96 ml nước, đun sôi 10 min, để nguội, thêm nước cho vừa đúng thể tích ban đầu, lọc. Lấy 25 ml dịch lọc cho vào ống Nessler A.
Dung dịch đi chiếu: Cho vào ống Nessler B gồm 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT), 2 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5, thêm nước vừa đủ 25 ml.
Thêm vào mỗi ống Nessler trên 2 ml dung dịch thioacetamid (TT), để yên 2 min. So sánh màu của dung dịch thử và dung dịch đối chiểu bằng cách quan sát từ trên xuống dọc theo trục của ống nghiệm trên nền trắng. Màu của dung dịch thử không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu.

Lấy 1 g chế phẩm, thêm 15 ml acid hydrocloric (TT) và nước đến 40 ml, đun nóng để hòa tan. Tiến hành thử giới hạn arsen (Phụ lục 9.4.2). Dùng 2 ml dung dịch arsen mẫu 1 phần triệu As (TT) làm dung dịch so sánh.

Định lượng

Cân chính xác 0,2 g bột chế phẩm mịn, cho vào một bình nón, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun nóng để hòa tan, thêm 100 ml nước và 1 giọt dung dịch đ methyl (TT), thêm nhỏ giọt dung dịch kali hydroxyd 10 % (TT) đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt, sau đó thêm tiếp 5 ml. Thêm một lượng nhỏ hn hợp ch thị màu calcein (TT), chuẩn độ bằng dung dịch dinatri edetat 0,05 M (CĐ) đến khi huỳnh quang lục vàng nhạt mất đi và chuyên sang màu da cam. 1 ml dung dịch dinatri edetat 0.05 M (CĐ) tương đương với 8,608 mg CaSO4.2H2O. Chế phẩm phải có hàm lượng calci Sulfat dihydrat (CaSO4.2H2O) không được dưới 95,0 %.

Xem thêm: Hà Thủ Ô Trắng (Rễ) (Radix Streptocauli) – Dược Điển Việt Nam 5

Chế biến

Lấy thạch cao, rửa sạch, phơi khô, đập ra thành miếng nhỏ, loại bỏ các đá tạp, sau nghiền thành bột thô gọi là sinh thạch cao.

Bào chế

Đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao sạch, đập thành khối nhỏ, bỏ vào lò lửa không khói, nung đến khi tới bở, lấy ra, để nguội, đập vụn.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Sinh thạch cao: Cam, tân, đại hàn. Vào các kinh phế, vị, tam tiêu, tâm bào.
Đoạn thạch cao: Cam, tân, sáp, hàn.

Công năng, chủ trị

Sinh thạch cao: Thanh nhiệt tả hòa, trừ phiền chì khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi.
Đoạn thạch cao: Thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết. Chủ trị: Dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, ngứa do thấp chẩn, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương chảy máu.

Cách dùng, liều lượng

Sinh thạch cao: Ngày dùng từ 10 g đến 36 g, dạng thuốc sắc (sắc trước các loại thuốc khác).
Đoạn thạch cao: Tán bột đắp nơi đau, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Chứng hư hàn không dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *