Thân rễ đã phơi hay sấy khô của các loài Thăng ma Cimicifuga heracleifolia Kom., Cimicifuga dahurica (Turez.) Maxim, hoặc Cimicifuga foetida L., họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Mô tả
Thân rễ là những khối dài ngắn không đều, thường phân nhánh nhiều, có nhiều mấu nhỏ, dài 10 cm đến 20 cm, đường kính 2 cm đến 4 cm. Mặt ngoài màu nâu đển hoặc nâu, thô nháp, còn sót lại nhiều rễ nhỏ. Phần trên thân rễ có một số vết sẹo của thân, dạng lỗ tròn, mặt trong của lỗ có vân dạng mạng lưới. Phần dưới thân rễ lồi lõm không phẳng, có sẹo của các rễ nhỏ. Chất nhẹ, cứng, khó bẻ. Mặt bẻ gãy không phẳng, có xơ, màu vàng lọc hoặc vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi đắng và chát.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Toluen – cloroform – acid acetic (6 : 1 : 0,5).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 96 % (TT), đun sôi hồi lưu trong 1 h, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol (TT) được dung dịch thử.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan acid ferulic và acid isoferulic chuẩn trong ethanol 96 % (TT) để được hai dung dịch chuẩn tương ứng có nồng độ 1 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 1 g bột Thăng ma (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ul mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng từ ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu, cùng giá trị Rf với các vết của acid ferulic và acid isoferuhe trên sắc ký đồ của dung dịch các chất đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu, cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.
Xem thêm: THIÊN MA (Thân rễ) (Rhizoma Gastrodiae elatae) – Dược Điển Việt Nam 5
Độ ẩm
Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).
Tro toàn phần
Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).
Tro không tan trong acid
Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).
Tạp chất
Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10).
Dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.
Định lượng
Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Acetonitril – dung dịch acid phosphoric 0,1 % (13:87)
Dung dịch tĩnh : Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây số 710) vào bình nón nút mài, thêm chính xác 25 ml ethanol 10 % (TT), đậy nút, cân. Đun hồi lưu trong 2.5 h. để nguội, đậy nút, cân lại, bổ sung khối lượng bị mất bằng ethanol 10 % (TT), trộn đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 10 mg acid isoicrulic chuẩn vào bình định mức 50 ml màu nâu, thêm ethanol 10 % (TT) để hòa tan và pha loãng vừa đủ thể tích với cùng dung môi, trộn đều. Lấy chính xác 1 ml dung dịch này cho vào bình định mức 10 ml màu nâu và thêm ethanol 10 % (TT) đến vạch, trộn đều được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 20 pg/ml.
Điều kiện sắc ký:
Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm).
Derector quang phổ từ ngoại đặt ở bước sóng 316 nm.
Tốc độ dòng: 1 ml đến 2 ml/min.
Thể tích tiêm: 10 µl.
Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn. Tính số đĩa lý thuyết, số đĩa lý thuvết của cột không được dưới 5000 tính theo pic của acid isoierulic.
Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Dựa vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C10H10O4 của acid isoferulic chuẩn, tính hàm lượng acid isoferulic trong dược liệu. Hàm lượng acid isoicrulic (C10H10O4) không được dưới 0,10 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, đào thân rễ về, rửa sạch, cắt bỏ thân mầm, phơi đến khi rễ con khô. Dùng lửa đốt hoặc cắt bỏ rễ con rồi phơi đến khô.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm qua, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng.
Tính vị, quy kinh
Tân, vi cam, vi hàn. Vào các kinh phế, tỳ, vị, đại tràng.
Công năng, chủ trị
Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí.
Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Thường phối hợp với một số vị thuốc khác