banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

THÔNG THẢO (Lõi thân) (Medulla Tetrapanacis papyriferi) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
THÔNG THẢO (Lõi thân)

Lõi thân khô của thân cây Thông thảo [Tetrapanax papyrilera (Hook.) K. Koch], họ Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Hình trụ, dài 20 cm đến 40 cm, đường kính 1 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài có màu trắng hoặc vàng nhạt, có rãnh dọc nông. Thể nhẹ. chất mềm, xốp, hơi có tính đàn hồi, dễ bẻ gãy, mặt bè phẳng, có màu trắng bạc, sáng bóng, phần giữa có tâm rỗng, đường kính 0,3 cm đến 1,5 cm, hoặc có màng mỏng trong mờ, sắp xếp hình thang khi nhìn trên mặt cắt dọc. Ruột đặc ít thấy. Không mùi, vị nhạt.

Vi phẫu

Toàn bộ là tế bào mô mềm hình bầu dục, hình tròn hoặc hình đa giác. Tế bào phía ngoài nhỏ hơn. Lỗ vân rõ. Một số tế bào chứa cụm tinh thẻ calci oxalat có đường kính 15 µm đến 64 µm.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6. 1 g, 85 °C. 4 h).

Xem thêm: THỔ PHỤC LINH (Thân rễ) (Rhizoma Smliacis glabrae) – Dược Điển Việt Nam 5

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.4).

Chế biến

Chặt lấy thân cây thông thảo vào mùa thu, cắt thành từng đoạn dài 20 cm đến 40 cm, phơi hơi héo. Dùng gậy gỗ tròn gần bằng lõi thông thảo đẩy lõi ra, làm cho thoáng, phơi khô. Khi dùng phải loại tạp chất và thái lát.

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, vi hàn. Vào các kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Công năng: Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa.

Chủ trị: Ngũ lâm, thủy thũng, sau đẻ không ra sữa.

Xem thêm: THỔ HOÀNG LIÊN (Thân rễ) (Rhizoma Thalictri foliolosi) – Dược Điển Việt Nam 5

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 5 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người khí hư không có nhiệt, thai phụ không được dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *