Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên thì vấn đề bảo vệ sức khỏe cũng được rất được quan tâm. Một trong những biện pháp giúp tăng sức đề kháng hiệu quả nhất là bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cho các chuyển hóa cũng như vận động của mỗi người.
Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về các thực phẩm có công dụng tăng cường miễn dịch này để sử dụng chúng một cách hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe.
1. Các trái cây thuộc họ cam quýt
Những trái cây họ cam quýt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin C. Đã có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, một quả cam nhỏ thôi cũng đã cung cấp đủ Vitamin C cần thiết cho một ngày dài hoạt động. Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin C, do đó việc bổ sung bằng các trái cây họ cam quýt là vô cùng cần thiết.
Cam quýt chứa hàm lượng lớn Vitamin C
Ngoài ra, các trái cây này cung cấp một lượng lớn các khoáng chất và vitamin như đồng, photpho, Vitamin B… Các dưỡng chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như giữ cho làn da đàn hồi.
Các trái cây họ cam quýt chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất khác có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm Cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa…
Những nghiên cứu gần đây cũng chứng minh các Flavonoid có trong loại trái cây này còn giúp tăng cường chức năng não bộ, ức chế các quá trình thoái hóa của thần kinh, đặc biệt là ở người cao tuổi.
2. Ớt chuông đỏ
Trong ớt chuông đỏ có chứa rất nhiều hoạt chất như Phytochemical, Carotenoid, Beta-carotene… Chúng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm từ đó ngăn chặn các gốc tự do. Đặc biệt, Lycopene trong ớt chuông còn có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư.
Ngoài ra, ớt chuông đỏ còn chứa nhiều Vitamin A, C, E, B6… giúp tăng cường thị lực, chống đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể như Vitamin K, Calci giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương. Ngoài ra còn có nhiều Vitamin A, C, B6… và các khoáng chất như Kali, Photpho, Kẽm… giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Lutein và Zeaxanthin, Glucoraphanin có nhiều trong bông cải xanh là những hoạt chất có tác dụng chống Oxy hóa hiệu quả, bảo vệ tế bào trước tác động của các gốc tự do gây ra, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.
Nghiên cứu cho thấy, bông cải xanh còn có tác dụng chống bảo vệ chức năng tim mạch, giảm nguy cơ gây bệnh nhồi máu cơ tim, điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.
4. Gừng
Trong y học cổ truyền, gừng được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. Gừng chứa 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là β – Zingiberen, Eucalyptol…
Gừng có vị cay, tính ấm có nhiều tác dụng nổi trội được nhiều người biết đến như trị cảm lạnh, làm ấm dạ dày, chống nôn. Do đó, người bị say tàu xe có thể mang gừng theo bên người hoặc thái lát, dán vào tay, chân.
Gừng có vị cay, tính ấm, trị cảm lạnh, chống nôn
Uống một chút trà gừng giúp lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả hơn, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy sự trao đổi chất của con người. Gừng không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới mà còn cải thiện khả năng tình dục, ngăn ngừa bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới.
Nên sử dụng gừng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc kết với với các vị thuốc khác theo liều ngày 4 – 12g/ngày. Tuy nhiên, gừng có thể gây ra co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, vì vậy, không nên dùng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.
5. Tỏi
Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Ngoài ra, nó cũng là một vị thuốc mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể.
Trong tỏi có chứa lượng lớn Allicin, giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ thoái hóa hệ thần kinh trung ương và một số bệnh khác gặp ở người lớn tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là tỏi đen nhờ vào hàm lượng Selen và Germanium cao, giúp chống lại các gốc tự do, ức chế quá trình Nitrat hóa của dịch vị, từ đó cản trở quá trình chuyển hóa Nitrat thành Nitrosamine, gây ung thư dạ dày.
6. Rau chân vịt
Còn được biết đến với tên gọi khác như cải bó xôi, rau bina. Rau chân vịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Rau chân vịt cung cấp sắt, Calci cùng nhiều chất cần thiết khác giúp cho xương chắc khỏe, cần thiết cho bà bầu và trẻ nhỏ.
Trong rau Bina có chứa lượng lớn Kaempferol – Flavonoid có khả năng làm giảm nguy cơ xuất hiện ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau chân vịt còn có tác dụng điều hòa huyết áp, bảo vệ thần kinh, tim mạch.
Lutein, vitamin A, Zeaxanthin có trong rau chân vịt giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, từ đó bảo vệ sức khỏe của mắt.
7. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều Protein, Vitamin, Acid Amin cùng rất nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể.
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa các Acid Amin cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, bổ sung năng lượng.
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa, tăng cường miễn dịch một cách mạnh mẽ.
Sữa chua cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột
Các vi chất như Magie, Selen, Kẽm trong sữa chua cũng góp phần không nhỏ với sức khỏe, giúp chống Oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch cùng nhiều tác dụng khác.
8. Quả hạnh nhân
Hạnh nhân là thực phẩm giàu chất béo, chất xơ và chất đạm nhưng có chỉ chứa rất ít đường, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường và người có các vấn đề về chuyển hóa.
Ngoài ra, nó chứa Biotin, Vitamin E cùng các chất Flavonoid, Acid Phenolic có tác dụng chống Oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, ngăn ngừa sỏi mật, ung thư.
9. Nghệ
Nghệ là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian và các bữa ăn hàng ngày. Hoạt chất chính trong nghệ là Curcumin, có tác dụng chống Oxy hóa, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nghệ còn chứa các Vitamin và khoáng chất như Vitamin E, Kali, sắt… có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, ngăn ngừa một số loại ung thư đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều do có thể gây ra tiêu chảy và buồn nôn. Do đó, chỉ nên dùng 100-150mg nghệ mỗi ngày để tránh các tác dụng không tốt.
10. Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều EGCG có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống lại các tác nhân gây ung thư, đồng thời bảo vệ não, làm giảm các tổn thương thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, Parkinson.
Trà xanh có thể làm giảm lượng Cholesterol, từ đó ngăn chặn nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ tấn công. Với hàm lượng Florua cao, nó cũng giúp bảo vệ xương khớp cùng như tăng cường sức đề kháng.
Cũng cần lưu ý không nên uống trà lúc đói do có thể gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa… Tốt nhất nên uống trà xanh vào buổi sáng sau khi đã sử dụng đồ ăn nhẹ.
11. Đu đủ
Đu đủ là trái cây quen thuộc với tất cả mọi người, chứa Enzyme Papain, Lycopene và Vitamin C cùng nhiều dưỡng chất khác giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.
Carotenoid trong đu đủ có khả năng ức chế tác dụng của các gốc tự do cực hiệu quả. Đu đủ có khả năng làm giảm tình trạng tiến triển của một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày…
Lycopene giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm các nếp nhăn, ngăn ngừa sự phát triển của mụn. Trong đu đủ chín, chứa nhiều Beta-caroten, Choline, Folate, Kali, Vitamin tốt cho sự phát triển của thai nhi.
12. Quả kiwi
Trong kiwi chứa nhiều Vitamin C, E, K, Folate, Kali… giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tim mạch cùng nhiều tác dụng khác như duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa đường huyết, điều trị hen suyễn, giảm ho…
Kiwi chứa nhiều Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, làm bền thành mạch, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Vitamin E là chất chống Oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ da móng, tóc.
13. Gia cầm
Thịt gà, thịt ngan, thịt vịt,… được coi là một trong những nguồn cung cấp protein lành mạnh nhất đối với cơ thể. Trong đó, thịt gà là loại phổ biến nhất và cũng chứa rất nhiều Protein mặc dù lượng chất béo thấp. Ở thịt gia cầm, lượng Cholesterol thấp hơn hẳn so với các loại thịt đỏ, rất tốt cho tim mạch.
Thịt gia cầm cũng chứa rất nhiều Photpho, vitamin B6, hỗ trợ cho sự phát triển của răng và xương, trao đổi chất ở tế bào.
Tuy nhiên, để phòng bệnh cho gia cầm cùng với kích thích tăng trưởng để nhanh có nguồn hàng tiêu thụ, nhiều người chăn nuôi đã đưa vào cơ thể chúng các chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh. Nếu sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên có thể gây ra nhiều hậu quả lâu dài như kháng thuốc, ngộ độc, dậy thì sớm ở trẻ… Do đó, cần thận trọng khi lựa chọn thực phẩm.
14. Hải sản
Hải sản là thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn của gia đình. Chúng mang lại nguồn chất dinh dưỡng dồi dào từ biển như acid béo, Vitamin A, Vitamin D, canxi. Các chất này giúp tăng sức đề kháng, cải thiện thị lực, điều trị trầm cảm cũng như bồi bổ toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, Protein có trong hải sản có tác động làm hạn chế lão hóa ở phụ nữ cũng như thúc đẩy sản sinh Collagen cho cơ thể. Thực tế cho thấy nếu sử dụng hải sản thường xuyên sẽ có thể cải thiện được các vấn đề xương khớp.
Đồng thời, cần chú ý với một số đối tượng không nên ăn quá nhiều hải sản như người bị dị ứng, bệnh nhân gout…
Như vậy, cần có chế độ ăn hợp lý cùng với chế độ rèn luyện thể dục thể thao phù hợp, giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.