Trĩ luôn là căn bệnh đáng sợ với chúng ta, và nó còn trở thành ác mộng với chị em giai đoạn vừa sinh em bé xong. Nếu không được chữa trị đúng cách, mức độ của bệnh trĩ tăng lên, gây khó chịu cho mẹ sau sinh và các mẹ không thể tự chữa ở nhà được nữa mà cần phải đến các cơ sở y tế – đây là kết quả mà không chị em nào muốn vì bản thân đang trong giai đoạn bận bịu “nghiện” con !
Trĩ là gì?
Bệnh trĩ (“hemorrhoids”) là hiện tượng giãn các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và phần trực tràng phía dưới.
Bệnh trĩ được công nhận là một trong những tình trạng y tế phổ biến nhất trong dân số nói chung. Nó có đặc điểm lâm sàng là chảy máu trực tràng không đau khi đi đại tiện có hoặc không có sa hậu môn.
Thông thường, bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại thường không cần điều trị đặc hiệu trừ khi nó bị huyết khối cấp tính hoặc khiến bệnh nhân khó chịu. Trong khi đó, trĩ nội độ nhẹ có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc và các biện pháp không phẫu thuật (chẳng hạn như thắt dây cao su và liệu pháp tiêm xơ).
Phẫu thuật được chỉ định cho trĩ nội độ nặng, hoặc khi các phương pháp không phẫu thuật thất bại, hoặc đã xảy ra biến chứng.
Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ trĩ vẫn là phẫu thuật chính đối với trĩ tiến triển và trĩ phức tạp, một số phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (bao gồm phẫu thuật cắt trĩ bằng dây chằng, thắt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của doppler và ghim cắt trĩ) đã được đưa vào thực hành phẫu thuật để tránh đau sau khi cắt trĩ.
Tại sao sau sinh lại bị trĩ?
Các nguyên nhân chính dẫn đến việc các mẹ bị trĩ sau khi sinh nở:
- Do trọng lượng cơ thể của bé: Bé hồi còn trong bụng lớn quá sẽ tạo áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn khiến các tĩnh mạch quanh đó bị chèn ép, làm cho máu khó lưu thông, dẫn tới căng lên, làm giãn mạch máu và cuối cùng tạo thành trĩ.
- Dặn nhiều và mạnh trong quá trình sinh nở: Việc mẹ bầu khi sinh rặn sai cách hoặc dặn quá nhiều sẽ làm cho tử cung mở căng, tăng áp lực lên phần khoang châu, gây tụ máu sưng phù hậu môn, khiến các búi trĩ tòi ra ngoài.
- Đã từng bị trĩ: Việc tiền sử bị trí sẽ làm cho bệnh trĩ ở mẹ sau sinh có xu hướng năng thêm. Hormone progesterone tăng cao trong khi đang mang bầu sẽ khiến cho các tĩnh mạch giãn ra, ứ máu tăng lên dần dần là nguy cơ bệnh trĩ tái lại tăng lên rất cao.
- Táo bón: Mẹ bầu bị táo bón lâu ngày sẽ rất dễ dẫn đến trĩ.
Mẹ sau sinh bôi thuốc trĩ sao cho đúng?
Để tác dụng của thuốc bôi trĩ được phát huy tốt nhất thì việc bôi đúng cách cũng là điều mà các mẹ sau sinh cần chú ý nha! Hãy thực hiện theo các bước sau để quá trình cải thiện được diễn ra nhanh chóng:
- Bước 1: Để tránh viêm nhiễm, mẹ sau sinh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi bôi. Hãy dùng nước ấm hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh.
- Bước 2: Lau sạch và thấm khô khu vực cần bôi thuốc trước khi bắt đầu.
- Bước 3: Vệ sinh tay sạch sẽ, bóp một lượng thuốc bôi trĩ đủ dùng (~ hạt đậu).
- Bước 4: Bôi lớp mỏng, nhẹ nhàng xung quanh búi trĩ. Tuyệt đối không bôi thuốc lên các khu vực khác ngoài vùng hậu môn.
- Bước 5: Giữ yên tư thế nằm 15 – 20 phút để thuốc thấm và khô. Sau đó mặc quần và vận động sinh hoạt bình thường.
Top 5 thuốc bôi trĩ lành tính cho mẹ sau sinh
Cotripro Gel
Thành phần chính: Chiết xuất Ngải Cứu, Chiết xuất Cúc Tần, Chiết xuất Lá Lốt, Chiết xuất Lá Sung, Tinh chất Nghệ.
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Việt Nam.
Tác dụng:
- Giúp săn se niêm mạc, đồng thời cũng làm mát niêm mạc da vùng hậu môn.
- Hỗ trợ làm giảm cơn đau, rát, làm dịu da do búi trĩ gây nên.
- Ngăn chặn hiện tượng nóng, ngứa, chảy máu, viêm hậu môn.
- Hỗ trợ co, làm giảm kích thước búi trĩ.
Thuốc Cotripro Gel
Ưu điểm:
- Sản xuất theo công nghệ hiện đại.
- Dùng để chữa cả trĩ nội và trĩ ngoại.
- Thành phần tự nhiên an toàn, lành tính.
- Giá cả ở mức trung bình so với các loại thuốc bôi trĩ khác.
- Dùng được cho mẹ bầu và sau sinh bị trĩ.
Nhược điểm: Cần dùng đủ liệu trình mới có tác dụng làm co và giảm kích thước búi trĩ.
Giá: 250.000đ – 350.000đ.
Thuốc bôi trĩ Rectostop
Thành phần chính: Cao hạt dẻ ngựa, Cây phỉ, Panthenol, Kẽm Oxyd, Hương Peru.
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Phần Lan.
Tác dụng:
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng trĩ cấp tính.
- Làm săn se niêm mạc.
- Hỗ trợ co nhỏ kích thước búi trĩ.
- Giúp đưa búi trĩ về đúng vị trí ban đầu.
- Hình thành màng bảo vệ, giúp chống lại các tổn thương ở vùng da hậu môn, từ đó ngăn ngừa các nhiễm trùng khác.
- Hỗ trợ làm sạch, tái tạo lại vùng da bị tổn thương.
Ưu điểm:
- Chiết xuất từ thảo dược lành tính, an toàn.
- Được ưa chuộng trên rất nhiều các quốc gia.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm: Không chữa được nguyên nhân gây bệnh trĩ mà chỉ làm giảm các biểu hiện mà bệnh trĩ gây nên.
Giá: 150.000đ – 250.000đ.
Thuốc Hemorrhostop
Thành phần chính: Chiết xuất cây lô hội, Keo sáp ong, Dầu hoa khói, Chiết xuất bơ hạt mỡ, Tinh dầu bạc hà, Chiết xuất hạt dẻ ngựa.
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Mỹ.
Tác dụng:
- Làm bền thành mạch, tăng sức bền mao mạch/tĩnh mạch vùng hậu môn.
- Phòng ngừa nguy cơ mắc trĩ nặng.
- Tăng lưu thông máu, giảm hiện tượng sưng, đau búi trĩ.
- Săn se niêm mạc, co kích thước búi trĩ.
- Bôi trơn, làm mát, giúp dễ chịu khiến mẹ sau sinh đi đại tiện thoải mái hơn.
Ưu điểm:
- Dùng được cho tất cả các mức độ trị: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
- Chất gel mát lạnh tạo cảm giác thoải mái.
- Các thành phần đều có nguồn gốc tự nhiên, rất an toàn cho mẹ sau sinh và cho bé.
Nhược điểm: Giá thành cao.
Giá: 650.000đ – 750.000đ.
Thuốc bôi trĩ Pandora
Thành phần chính: Nano cucurmin, Alternifolia Essential Oil, Niacinamide, Propanediol, Dipotassium glycyrrhizate, Tocopheryl acetate.
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Việt Nam
Tác dụng:
- Làm dịu vết thương da hậu môn.
- Giảm đau rát, khó chịu.
- Có chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ vùng niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại khác trước khi lành hẳn.
- Giúp giữ ẩm cho da, làm mềm da, cải thiện độ ẩm da.
- Có tạo màng bảo vệ da giúp tránh khỏi các tác nhân xấu bên ngoài.
- Giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hồi phục nhanh vết thương.
Ưu điểm:
- Giảm đau nhanh.
- Dùng được cho cả trĩ nội và trĩ ngoại.
- Thuốc có nguồn nguyên liệu và tinh dầu từ thiên nhiên nên rất lành tính và an toàn.
- Thẩm thấu vào da nhanh.
- Ngoài giúp điều trị trĩ còn giúp làm mềm da, cải thiện độ ẩm da.
Nhược điểm: Giá thành cao.
Giá: 750.000đ – 850.000đ
Thuốc bôi Titanoreine
Thành phần chính: Kẽm oxide, Carraghénates, Lidocain, Titanium dioxide
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Pháp.
Tác dụng:
- Cải thiện các triệu chứng thường gặp ở cơn trĩ cấp.
- Giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau nhức, ngứa rát, khó chịu vùng hậu môn.
- Làm co nhỏ và giảm kích thước búi trĩ.
- Ức chế dây thần kinh gây cảm giác đau tại vùng da hậu môn, giúp người bệnh có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Bôi trơn ống hậu môn – trực tràng, tạo điều kiện để phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
Ưu điểm:
- Có tác dụng nhanh và mang lại hiệu quả lâu dài khi sử dụng.
- Thành phần từ tự nhiên an toàn và lành tính.
- Chữa được cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Nhược điểm: chỉ có hiệu quả trong trường hợp trĩ ngoại và trĩ nội từ độ 1 đến độ 3.
Giá: 200.000đ – 300.000đ
Chế độ ăn uống kết hợp giúp mẹ sau sinh đẩy lùi nhanh bệnh trĩ
Bị trĩ sau sinh ăn gì?
Trong thời gian bị trĩ, mẹ thường có tâm trạng rất sa sút, chán ăn, dễ nổi nóng, nhạy cảm hơn. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý và chế độ dinh dưỡng cho cả bé cả mẹ. Việc mẹ có tâm trạng không thoải mái cũng gián tiếp khiến cho vấn đề chữa trĩ trở nên khó khăn hơn. Vậy ngoài việc bôi thuốc trĩ, các mẹ nên ăn gì để trĩ sớm khỏi?
Những vấn đề nguyên tắc mà các mẹ bị trĩ sau sinh cần nhớ
- Ăn nhiều đạm bổ dưỡng, không tốt, dễ táo bón. Nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ lợi tiêu hóa.
- Uống thật nhiều nước. Nước giúp mọi chu trình trong cơ thể diễn ra ổn định, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày sau khi sinh nở cũng giúp kích thích tiết sữa cho bé bú.
- Không nên ăn quá nhiều một lúc, hãy chia nhỏ ra để mỗi một thời điểm, áp lực lên hệ tiêu hóa của mẹ giảm đi, sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, giảm khó chịu bụng, giúp việc điều trị trĩ sau sinh diễn ra thuận lợi hơn.
- Kết hợp ăn uống với tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tiêu hóa thuận lợi, tâm trạng me thư thái hơn.
Các nhóm thức ăn mà mẹ nên dùng khi bị trĩ sau sinh
- Thực phẩm giàu protein: sữa, thịt bò, trứng, hải sản…
Thực phẩm nhóm này vừa lợi sữa, cung cấp thêm năng lượng cho mẹ sau sinh, đồng thời còn kích thích hoạt động tiêu hóa của đường ruột, làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Theo các khuyến cáo đến từ các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, lượng protein tốt nhất đối với phụ nữ sau sinh sẽ là < 80g/ngày trong 6 tháng đầu và < 73g/ngày với 6 tháng tiếp theo.
- Thực phẩm giàu tinh bột: gạo lứt, yến mạch, khoai lang…
Tinh bột là nhóm thực phẩm đóng vai trò cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Tinh bột trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng khắp các cơ quan, bộ phận.
Ngoài ra, khi ăn thực phẩm giàu tinh bột, chúng ta sẽ hấp thụ được rất nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe khác.
Đặc biệt, đồ ăn giàu tinh bột cũng chứa hàm lượng chất xơ cực kỳ phong phú, tốt cho hệ tiêu hóa.
Vì vậy, mẹ ăn nhiều tinh bột sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, tốt cho việc điều trị bệnh trĩ sau sinh.
- Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: chuối, kiwi, việt quất, đu đủ…
Vitamin và chất xơ đều có công dụng thần kỳ trọng việc thúc đẩy hệ tiêu hóa cho mẹ sau sinh, giúp nhuận tràng. Ăn nhiều chất xơ ngừa táo bón, giúp mẹ đi đại tiện dễ dàng hơn, điều này loại bỏ nguy cơ bị trĩ sau sinh nở rất là tốt. Tóm lại, việc ăn chất xơ giúp cho việc tiêu hóa của mẹ hoạt động trơn tru và hiệu quả.
- Thực phẩm giàu magie: rau màu xanh đậm, các loại hạt dinh dưỡng, bơ…
Thực phẩm giàu Magie có tác dụng nhuận tràng rất tốt, do đó phụ nữ sau sinh bị trĩ nên ăn những thực phẩm này để cải thiện bệnh.
- Các loại rau xanh.
Các loại rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng phòng ngừa táo bón rất hiệu quả. Chính vì thế, các mẹ không nên bỏ quả nhóm thực phẩm này nếu muốn cải thiện trĩ hiệu quả.
Các nhóm thức ăn các mẹ không nên dùng khi bị trĩ sau sinh:
- Đồ chiên rán dầu mỡ.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Mẹ sau sinh ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ dễ gây nóng trong – thủ phạm gây ra tình trạng táo bón nghiêm trọng. Vì thế, các mẹ chỉ nên ăn đồ thanh đạm, dễ tiêu để trĩ sớm khỏi nhé! Những người bị trĩ thường được khuyến cáo nên ăn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu.
- Đồ ăn cay nóng.
Những loại đồ ăn này rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, sau đó gây nên tình trạng táo bón, nóng trong, đau rát khi phải đi đại tiện. Do vậy tình trạng trĩ của mẹ sau sinh sẽ có xu hướng nặng thêm.
- Đồ ăn quá mặn.
Đồ ăn quá mặn sẽ làm cho lượng muối trong cơ thể mẹ tăng cao, gây ra tình trạng mất nước, gây ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng. Vấn đề này sẽ khiến các mẹ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, đồng thời còn gây đau rát hậu môn, táo bón, tạo áp lực nhiều hơn cho búi trĩ khiến bệnh nặng thêm.
- Đồ uống có chất kích thích.
Những đồ ăn loại này sẽ gây áp lực cho thành ruột, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Từ ấy, mẹ rất dễ gặp một số vấn đề rối loạn tiêu hóa, khó đi hoặc đi ngoài nhiều, khiến cho búi trĩ bị ảnh hưởng, làm khó chịu, đau.
Lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh trĩ sau sinh ở phụ nữ
Các bài tập thể dục vừa mang lại sức khỏe cho cơ thể, giúp tinh thần thư thái lại nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó giúp các mẹ sau sinh có môi trường tốt để bệnh trĩ mau khỏi.
Việc tập luyện sẽ hỗ trợ tăng trương lực vùng hạ vị, đẩy nhanh lưu thông máu trong cơ thể, giảm kích thước và co búi trĩ. Các bài tập với phụ nữ sau sinh nhẹ nhàng, không gây sức ép quá lớn đối với vùng hậu môn. Các mẹ có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:
Tập đi bộ
Các mẹ nên dành 30 phút đi bộ vào buổi sáng, chiều hoặc tối để vừa giúp nhanh khỏi bệnh lại khiến cơ thể sau sinh được phục hồi tốt hơn so với việc chỉ nằm hoặc ngồi ì một chỗ.
Đi bộ sao cho đúng cách?
- Đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, bàn tay hơi khép.
- Bước một chân lên, đồng thời thót hậu môn lại và bước tiếp chân còn lại. Bước nhẹ nhàng.
- Cứ lặp đi lặp lại với nhịp tiếp theo.
Các mẹ nên mặc quần áo thoải mái, thoáng mát khi đi bộ để máu được lưu thông dễ dàng hơn.
Tập co thắt hậu môn
Bài tập này rất là tốt, nó giúp các mẹ sau sinh nói riêng và người bị trĩ nói chung tránh được khỏi việc sa búi trĩ.
Các bước thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Thả lỏng cơ thể, hít 1 hơi thật sâu, kẹp chặt 2 mông và đùi.
- Bước 2: Co thắt hậu môn như nhịn đại tiện, lưỡi uốn lên hàm trên.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế, nín thở khoảng 10 giây, rồi từ từ thở ra, thả lỏng hậu môn.
- Bước 4: Thả lỏng khoảng 30 giây rồi lặp lại động tác nhiều lần.
Tập thể dục tư thế con cá
Đây là một bài tập tương đối dễ dàng, rất thích hợp để các mẹ sau sinh vận động nhẹ nhàng. Đây cũng là một bài tập ưa thích của nhiều người khi bị trĩ:
- Bước 1: Nằm xuống thảm, đầu gối khép vào nhau, chân duỗi thẳng.
- Bước 2: Hai tay úp dưới sàn và đặt dưới mông.
- Bước 3: Hít sâu, rồi đưa ngực và phần thân trên từ từ lên, trọng tâm dồn vào hai tay.
- Bước 4: Hít vào thở ra khoảng 5 lần, rồi quay về tư thế như ban đầu.
Mỗi ngày nên tập 4-5 lần, mỗi lần khoảng 20 phút, mẹ sau sinh bị trĩ sẽ thấy tác động làm mờ đi triệu chứng của bệnh trĩ rất rõ ràng.
Tài liệu tham khảo
- Dược sĩ Lưu Anh (Cập nhật ngày 29 tháng 12 năm 2022). 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Và An Toàn Nhất Hiện Nay, Trung tâm thuốc Central Pharmacy. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
- Varut Lohsiriwat (Cập nhật ngày 21 tháng 8 năm 2015). Treatment of hemorrhoids: A coloproctologist’s view, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.