banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

THƯƠNG LỤC (Rễ củ) (Radix Phytolaccae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
THƯƠNG LỤC (Rễ củ)

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Thương lục (Phylolacca esculenta Van Houtte), họ Thương lục (Phytolaccaceae).

Mô tả

Dược liệu là những phiến mỏng hoặc những mảnh cắt ngang, dọc, dày mỏng không đều. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu xám. Những mảnh cắt ngang có hình dạng cong queo, mép ngoài teo lại, đường kính 2 cm đến 8 cm. Mặt cắt ngang màu trắng ngà đến nâu vàng nhạt, gỗ lồi lên cao thành nhiều vòng đồng tâm. Những lát cắt dọc thường bị cong lên hoặc cuộn lại, dài khoảng 5 cm đến 8 cm, rộng  khoảng 1 cm đến 2 cm, có thể thấy những vân gỗ lồi lên, song song với nhau. Thể chất cứng. Mùi thơm nhẹ; vị hơi ngọt sau tê.

Vi phẫu

Lớp bần có từ vài hàng tế bào đến trên 10 hàng. Vỏ hẹp. Mô mềm vỏ có cấu trúc cấp 3 với nhiều vòng tầng phát sinh libe-gỗ đồng tâm, mỗi vòng gồm nhiều bó libe-gỗ. Libe ở phía ngoài, gồ ở phía trong. Sợi gỗ nhiều, thường tụ thành đám hoặc bao quanh mạch gỗ. Tế bào mô mềm có chứa tinh thế calci oxalat hình kim, một số ít tế bào chứa các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ đứng riêng lẻ hoặc từng đám; tế bào mô mềm còn chứa các hạt tinh bột. Tia ruột hẹp.

Xem thêm: THỤC ĐỊA (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) – Dược Điển Việt Nam 5

Bột

Bột màu xám nhạt, soi kính hiển vi thấy; Tinh thể calci oxalat dạng hình kim nhỏ, dài 40 µm đến 72 µm hợp thành bó hoặc đứng rải rác; tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, riêng lẻ hoặc từng đám. Sợi gỗ phần lớn xếp thành bó, đường kính 10 µm đến 20 µm, thành dày hoặc hơi dày với nhiều vết lõm hình chữ X. Tế bào bần màu vàng nâu, hình chữ nhật hoặc hình đa giác, một số ít chứa những hạt nhỏ. Hạt tinh bột đơn, hình gần tròn hoặc hình thuôn, đường kính 3 µm đến 28 µm, rốn hình khe nứt, dạng điểm, hình sao và hình chữ V, vân không lỗ; ở những hạt lớn có thể thấy rõ vân tăng trưởng đồng tâm, rốn lệch tâm; hạt tinh bột kép 2 đến 3, ít gặp.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Clroform – methanol (7 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột thô dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96 % (TT), lắc siêu âm trong 10 min, lọc. Bã được chiết như trên một lần nữa. Gộp các dịch chiết ethanol, bốc hơi trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol (TT). Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Thương lục (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 30 µl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT), sấy ở 120 °C đến khi hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có những vết tương tự về Rf và màu sắc với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Xem thêm: THUYỀN THOÁI (Periostracum Cicadae) – Dược Điển Việt Nam 5

Tro không tan trong acid

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).

Kim loại nặng

Không quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 7,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu cho đến đầu mùa xuân, loại bỏ rễ con, đất cát phơi khô.

Bào chế

Thương lục phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát, hay cắt thành đoạn, phơi hay sấy khô.

Thố thương lục (Chế dấm): Thương lục rửa sạch, ủ mềm, thái lát, ủ với dấm cho mềm, thái lát, ủ với dấm cho thấm đều, sao nhỏ lửa cho tới khô. Dùng 3 L dấm cho 10 kg Thương lục.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn, có độc. Vào kinh thận.

Công năng, chủ trị

Công năng: Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm.

Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài, đắp tại chỗ với lượng thích hợp rễ tươi nghiền nát hay bột của rễ khô.

Kiêng kỵ

Không dùng cho phụ nữ có thai, người thủy thũng do tỳ hư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *