banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

TÍA TÔ (Quả) (Fructus Perillae frutescensis) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
TÍA TÔ (Quả)

Tía Tô (Quả) hay Tô tử

Quả chín già phơi khô của cây Tía tô [Perilla frutescens (L.) Britt.], họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Quả hình trứng hoặc gần hình cầu, đường kính khoảng 1,5 mm. Bên ngoài màu nâu xám và tía thẫm, có các gợn hình vân lưới hơi lồi. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có hai lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị hơi cay.

Bột

Màu nâu xám. Tế bào biểu bì của vỏ hạt hình ép dẹt khi nhìn ở mặt bên, hình bầu dục khi nhìn trên bề mặt, thành dày cong queo có vết như tạc khắc dày đặc. Các tế bào vò ngoài màu nâu vàng, dẹt khi nhìn ở mặt bên, thành có nhiều u lồi nhỏ; hình gần tròn khi nhìn trên bề mặt, có các vạch cutin nhỏ, hơi cong. Tế bào đá của vỏ quả trong hình dạng không đều khi nhìn ở mặt bên, hình gân đa giác khi nhìn trên bề mặt, tế bào viền không rõ, khoang hình sao. Tế bào lá mầm hình gân chữ nhật, chứa đầy các giọt dầu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n – Hexan – toluen – ethyl acetat – acid formic (2 : 5 : 2,5 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 25 ml methanol (TT), siêu âm trong 30 min. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1g bột quả Tía tô (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch nhôm clorid 5 % (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có huỳnh quang cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Xem thêm: TÍA TÔ (Lá) (Folium Perillae frutescensis) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín già, cắt cả cây Tía tô, đập lấy quả, loại tạp chất, phơi khô.

Tô tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô.

Tô tử sao: Lấy Tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nở đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào kinh phế.

Xem thêm: THƯƠNG TRUẬT (Thân rễ) (Rhizoma Atractylodis) – Dược Điển Việt Nam 5

Công năng, chủ trị

Công năng: Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trưởng.

Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *