Mỗi khi nhắc đến tự kỷ, hầu hết mọi người đều nghĩ đến trẻ em, cho rằng chỉ có trẻ em mới mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, căn bệnh này không riêng gì trẻ em, người lớn cũng có thể mắc phải căn bệnh tâm lý này. Tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh ở người lớn để có biện pháp điều trị kịp thời.
1. Tự kỷ ở người lớn
Tự kỷ được biết đến là sự rối loạn về hệ thần kinh, gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Cũng tương tự như trẻ em, chứng tự kỷ ở người lớn khiến người bệnh sống khép kín, khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt ý nghĩ với người khác.
Với trẻ em, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể kéo dài cho đến tận khi trưởng thành. Người lớn mắc căn bệnh này thường có cảm giác cô đơn, bị xã hội bỏ rơi, họ ngày càng thu mình, khép kín hơn. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Tự kỷ không chỉ là căn bệnh của trẻ em
2. Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn
Biểu hiện tự kỷ ở mỗi người không giống nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều có những dấu hiệu như sau:
Về mối quan hệ với mọi người
– Người tự kỷ thường gặp các vấn đề trong giao tiếp xã hội, thiếu biểu cảm, không tự tin khi nói chuyện với người khác.
– Ít hoặc không có bạn bè, không hòa nhập được với bạn cùng trang lứa.
– Gặp khó khăn khi giao tiếp, diễn đạt, thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu với người khác.
Về nhận thức, công việc
– Do gặp khó khăn trong giao tiếp, nhiều người mắc chứng tự kỷ có thể tiếp thu chậm, kém so với người khác. Khoảng 40% người mắc chứng tự kỷ không bao giờ nói chuyện.
– Người bị tự kỷ cũng ít khi nói chuyện, bắt đầu một cuộc trò chuyện với người khác.
Người bị tự kỷ sống khép kín, ít khi bắt chuyện với người khác
– Rập khuôn máy móc, lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ, khó hoàn thành công việc một cách sáng tạo.
– Gặp khó khăn để hiểu được những câu nói có ẩn ý của người khác.
– Người bị tự kỷ thường chỉ quan tâm về một vấn đề, lĩnh vực nào đó, có thể bị coi như là “lập dị”.
Về cảm xúc, hành vi
– Cần sắp xếp mọi thứ theo một thứ tự cụ thể, kể cả những việc cần làm hàng ngày.
– Không quan tâm đến những hoạt động khác, chỉ bị thu hút bởi một vài chủ đề nào đó.
– Lo âu, căng thẳng khi phải giao tiếp với người khác.
– Gặp khó khăn khi phải thay đổi thói quen hàng ngày.
3. Nguyên nhân tự kỷ ở người lớn
Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Chưa các định rõ nguyên nhân chính xác gây ra tự kỷ, tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia, tự kỷ ở người lớn hay trẻ em đều có thể xảy ra do các nguyên nhân như:
– Ảnh hưởng từ mẹ:
+ Phụ nữ mang thai tiếp xúc với môi trường độc hại, tiếp xúc với hóa chất, chất độc hại nồng độ cao.
+ Mẹ dùng các thuốc an thần, thuốc trị viêm loét dạ dày, viêm khớp… khi đang mang thai.
+ Thai phụ thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu, stress, không giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ khi mang thai.
– Do di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, tự kỷ… thì có nguy cơ di truyền cho con cháu.
– Do khi còn nhỏ bị tự kỷ nhưng không được phát hiện và điều trị sớm, khiến bệnh không được chữa dứt điểm và kéo dài đến khi trưởng thành.
Bị tự kỷ từ nhỏ nhưng không được điều trị dứt điểm là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở người lớn
4. Chẩn đoán tự kỷ
Ở người trưởng thành, chẩn đoán tự kỷ cũng có thể là một thách thức do:
– Các triệu chứng tự kỷ có thể nhẹ hơn, gây khó khăn để bác sĩ đưa ra kết luận.
– Người lớn bị tự kỷ có thể có suy nghĩ giấu bệnh, họ có thể ngụy trang, quản lý các biểu hiện của bản thân.
– Cho đến hiện tại, chưa có phương pháp cụ thể để chẩn đoán chứng tự kỷ ở người trưởng thành.
Chẩn đoán tự kỷ ở người lớn gặp nhiều khó khăn
Vậy nên, nếu có nghi ngờ người bệnh bị tự kỷ, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể hỏi về các biểu hiện khi còn nhỏ, từ đó xác định bệnh:
– Hỏi về các dấu hiệu khi còn nhỏ và hiện tại.
– Quan sát, nói chuyện với người bệnh.
– Kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh.
– Nói chuyện với những người thân của bệnh nhân nếu được cho phép.
Việc chẩn đoán tự kỷ ở người lớn gặp nhiều khó khăn nhưng nếu phát hiện bệnh và điều trị sẽ giúp cho người bệnh có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, giảm bớt tâm lý tự ti, khép kín, ngại giao tiếp với mọi người, giúp mở ra cánh cửa hòa nhập cho người bị tự kỷ.
5. Điều trị tự kỷ ở người lớn
Điều trị tự kỷ ở người lớn gặp khó khăn hơn nhiều so với điều trị cho trẻ em. Nếu như trẻ em bị tự kỷ, thường có sự giúp đỡ của cả gia đình, nhà trường và các chuyên gia y tế. Thế nhưng người lớn bị tự kỷ rất hiếm khi tìm đến sự giúp đỡ y tế.
Do đó, để giúp người trưởng thành điều trị bệnh tự kỷ, hãy để cho họ nhận ra vấn đề trở ngại mà họ mắc phải. Khuyến khích người bị tự kỷ đến thăm khám bác sĩ, gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ điều trị.
– Ở người lớn bị tự kỷ, gia đình và cộng đồng vẫn đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, người thân trong gia đình cũng cần đồng hành với họ vượt qua căn bệnh này.
– Khi có các triệu chứng lo lắng, trầm cảm, rối loạn hành vi, có xu hướng tự tổn thương bản thân, thậm chí là tự tử, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Tham gia các hoạt động cộng đồng nhiều hơn để tự tin giao tiếp, nói chuyện với mọi người.
Tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn để tự tin giao tiếp, hòa nhập
– Đến gặp bác sĩ, các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ điều trị, giảm các cảm giác khó chịu và tăng thích ứng với xã hội.
Người bị tự kỷ vẫn có thể hòa nhập cộng đồng bình thường như những người khác. Do đó, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh. Hãy xóa bỏ rào cản và tự tin hòa nhập cộng đồng, đóng góp cho xã hội.