Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư máu
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh ung thư máu bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu ngay những loại thực phẩm người bệnh ung thư máu nên ăn, không nên ăn qua bài viết sau đây!
1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư máu
Người bệnh ung thư máu thường phải tiến hành điều trị bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị… Ngoài việc suy giảm sức khỏe do bệnh tật, liệu pháp hóa – xạ trị cũng gây ra những tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn khiến người bệnh sụt cân nghiêm trọng. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho những đối tượng này cũng cần được quan tâm, giúp tăng cường sức khỏe, tái tạo các tế bào, mô bị tổn thương trong quá trình điều trị.
Khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu, cần chú ý:
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường, người bệnh nên chia nhỏ lượng thức ăn cũng như bữa ăn thành 5 – 6 lần trong ngày để giúp cơ thể không phải nạp quá nhiều thức ăn mỗi lần lại giúp đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể, giảm tình trạng buồn nôn, tiêu hóa kém.
– Hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư nói chung, bao gồm người bị ung thư máu thường rất kém. Do đó, để bảo vệ đường tiêu hóa nhạy cảm này, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm cay nóng. Nên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, bánh mì…
– Uống mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít nước giúp tăng cường chuyển hóa, thải trừ các chất. Nên uống nước ngay cả khi không khát, có thể uống các loại nước ép hoa quả, sữa, tuy nhiên nên tránh các loại đồ uống chứa Cafein, đồ uống có gas.
– Bệnh nhân ung thư máu thường bị sụt cân nghiêm trọng, để hạn chế tình trạng này, nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng:
+ Thực phẩm giàu Protein như thịt gà, trứng, sữa, tôm, cua, cá, thịt bò…
+ Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, yến mạch…
+ Bổ sung các chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu, bơ, cá…, hạn chế các chất béo không tốt từ các loại thịt đỏ.
– Buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng rất thường gặp của người bệnh. Do đó, nên tránh cả thực phẩm có vị chua để giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng trước và sau khi ăn để có cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.
Người bệnh ung thư máu cần xây dựng chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng
2. Ung thư máu nên ăn gì ?
Cà rốt
Củ cà rốt – một loại thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới có chứa nhiều Carotene (tiền Vitamin A). Trong cà rốt cũng chứa nhiều các vitamin khác như C, E, B, D… và các khoáng chất như Canxi, sắt, Phospho. Ngoài ra, loại củ này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa của các tế bào trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tật, ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư.
Khác với các loại rau củ, ăn sống sẽ mang lại hiệu quả cao hơn thì chúng ta nên nấu chín cà rốt. Vách tế bào của cà rốt rất cứng, khi nấu chín các vách Cellulose bị phá vỡ giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn.
Cà rốt giúp ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư
Táo tàu
Táo tàu là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc Đông Y. Táo tàu thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, gan, tăng cường sức khỏe.
Trong táo tàu có chứa vitamin C, Axit Betulinic có công dụng chống Oxy hóa, tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn cản sự phát triển của chúng.
Đu đủ
Đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Đây cũng là loại quả được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư máu. Trong đu đủ có chứa lượng Carotene (tiền chất của Vitamin A) rất dồi dào. Khi Carotene được hấp thu vào cơ thể, dưới tác dụng của các enzym, chúng chuyển hóa thành Vitamin A mang lại khả năng chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh ung thư.
Trong đu đủ cũng chứa các loại vitamin khác như B1, B2, C, các khoáng chất như Kali, Magie, sắt và kẽm giúp tăng tạo máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ nên ăn đu đủ với lượng vừa phải do ăn quá nhiều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy…
Đu đủ là thực phẩm người bệnh ung thư máu nên ăn
Thịt trắng
Protein rất cần thiết cho sức khỏe mỗi người. Người bệnh ung thư máu cần bổ sung đủ Protein từ thịt mà không cần thực hiện chế độ ăn chay giúp tăng cường miễn dịch để chống lại căn bệnh ác tính này và phục hồi sau những đợt trị liệu bằng hóa chất hoặc xạ trị.
Thịt động vật được chia thành 2 nhóm chính: Thịt đỏ và thịt trắng. Cách phân loại thịt đỏ và thịt trắng dựa vào nồng độ Myoglobin có trong các mô cơ.
– Thịt đỏ là các loại thịt có màu đỏ đến hồng nhạt khi sống và chuyển sang màu sẫm hơn khi được nấu chín, có chứa lượng Myoglobin nhiều hơn trong thịt trắng. Các loại thịt đỏ thường được sử dụng như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt thú rừng, thịt chó…
– Các loại thịt trắng có lượng Myoglobin thấp hơn, dẫn đến màu sắc nhạt hơn các loại thịt đỏ. Thịt trắng chủ yếu là các loại cá, gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng,..
Các loại thịt đều chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng trong thịt đỏ nhiều hơn một chút so với thịt trắng. Tuy nhiên trong thị trắng có nhiều chất béo không bão hòa, mang lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn.
Thực phẩm giàu vitamin
Các Vitamin rất quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các vitamin C, A, D, E có khả năng chống oxy hóa, ức chế sự tăng sinh mạnh mẽ của các tế bào ung thư. Mặt khác, các vitamin cũng giúp bổ sung dưỡng chất, phục hồi thể lực người bệnh sau hóa trị, xạ trị.
Các vitamin thường có nhiều trong hoa quả, rau xanh như bông cải xanh, đu đủ, xoài, carot, quả bơ, nho, dâu tây, cam… mỗi ngày giúp cơ thể chống chọi lại với căn bệnh ung thư máu.
Bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều trái cây mỗi ngày
Sữa ong chúa
Sữa ong chúa là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng góp phần cải thiện sắc đẹp, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ở bệnh nhân ung thư máu, sữa ong chúa cũng có khả năng đẩy lùi bệnh hiệu quả nhờ sự ức chế mạnh mẽ các tế bào ung thư.
Hoạt chất 10-HAC có trong sữa ong chúa giúp giúp tăng sản xuất bạch cầu, phá hủy các tế bào ung thư, làm chậm sự tiến triển của bệnh
3. Ung thư máu không nên ăn gì?
Tỏi sống, hành sống
Tỏi sống, hành sống có nhiều hoạt chất kháng sinh, chống oxy hóa giúp kháng lại các tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn tỏi sống, hành sống.
Hệ tiêu hóa của người bệnh ung thư máu rất yếu, do đó, không nên bổ sung hành, tỏi sống cho các đối tượng này bởi nguy cơ gây xuất huyết đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng.
Đồ cay, nóng
Đây cũng là loại thực phẩm người bệnh cần tránh do nguy cơ gây kích ứng đường tiêu hóa. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm có tính cay, nóng khiến tăng nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa, giảm vị giác, kích ứng ngoài da…
Đồ cay nóng có tác dụng kích thích vị giác, ngăn ngừa cảm lạnh nếu ăn với một lượng vừa phải. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên sử dụng các thực phẩm không có tính cay nóng để tránh các nguy cơ có thể xảy ra.
Các loại thịt hun khói, thịt muối, thực phẩm đóng hộp
Ung thư máu khiến sức khỏe của cơ thể yếu đi, hoạt động của các cơ quan cũng không được linh hoạt như trước. Các sản phẩm chứa nhiều gia vị sẽ khiến cho các cơ quan như gan, mật, tụy phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa chúng.
Ngoài ra, trong các loại thịt chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp cũng chứa nhiều chất gây hại, làm nặng thêm tình trạng bệnh ung thư. Do đó, thức ăn tươi sống vẫn là lựa chọn số 1 cho các đối tượng này.
Thực phẩm chiên, rán
Các nhà khoa học đã tìm ra một hoạt chất có tên là Acrylamide trong thực phẩm chiên, rán có nguy cơ gây ra một số loại ung thư. Các loại thực phẩm chiên rán thường có màu sắc bắt mắt, mùi vị hấp dẫn nhưng lại có lượng lớn chất béo xấu và các hoạt chất làm tăng nặng thêm tình trạng bệnh ung thư.
Do đó, cần “kìm nén” bản thân trước “cám dỗ” này để bảo vệ sức khỏe bản thân, ngăn cản bệnh tiến triển nặng thêm.
Nói không với đồ chiên rán
Đường, hoa quả sấy khô
Đường là nguồn dưỡng chất lớn của các tế bào ung thư. Hạn chế bổ sung đường sẽ giúp ức chế sự phát triển của bệnh. Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lên đến 70%.
Hoa quả sấy khô cũng chứa một lượng lớn đường, do đó cần hạn chế tiêu thụ chúng để ngăn ngừa ung thư máu tiến triển.
Rượu bia
Khi mắc bệnh ung thư máu, sức khỏe của cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Nếu uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, Ethanol có trong rượu bia ức chế sự sản xuất các tế bào bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.
Do đó, người bệnh ung thư máu nên hạn chế tiêu thụ rượu bia ít nhất có thể để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Hạn chế rượu bia khi bị ung thư máu
Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, làm chậm tiến triển của bệnh. Do đó, cần xây dựng thực đơn lành mạnh, hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này!