VẮC XIN VIÊM GAN A BẤT HOẠT, HẤP PHỤ

0
1963

Mục lục

VẮC XIN VIÊM GAN A BẤT HOẠT, HẤP PHỤ
Vaccinum hepatitidis A inactivatum adsorbatum

Vắc xin viêm gan A bất hoạt, hấp phụ là chế phẩm chứa một chủng virus viêm gan A nuôi cấy trên tế  bào, được bất hoạt bằng một phương pháp đã được phê chuẩn và thường được hấp phụ với nhôm hydroxyd hoặc nhôm phosphat.

Sản xuất

Chủng virus

Phải đạt các tiêu chuẩn sau:
Có đầy đủ hồ sơ, thông tin vể nguồn gốc viras.
Đạt được các tiêu chuẩn đặt ra cho virus sử dụng để sản xuất vắc xin bất hoạt.
Đã qua thử nghiệm lâm sảng cho thấy có thể tạo ra vắc xin an toàn và hiệu quả.
Chủng sản xuất được sản xuất dựa trên hệ thống chủng giống gốc đã được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền.
Chủng sản xuất được bào quản ở dưới âm 60 °C (-60 °C).

Tế bào sản xuất

Gồm tế bào lưỡng bội người, dòng tế bào thường trực hoặc tế bào tiên phát đã được mô tả đặc tính đầy đủ và được phê chuẩn bởi cơ quan kiểm định quốc gia.

Môi trường nuôi cấy tế bào sử dụng trong sản xuất

Phải được thẩm định để đảm bảo năng xuất và hiệu quả trong sản xuất vắc xin. Tất cả các thành phần bổ sung vào môi trưởng nuôi cấy đều phải đảm bảo vô khuẩn và an toàn (huyết thanh bê, trypsin tách tế bào, chất chỉ thị pH, kháng sinh…).

Quá trình sản xuất

Chủng virus viêm gan A thường được nuôi cây trên dòng tế bào lưỡng bội người (tế bào MRC5 hoặc KMB17) hoặc dòng tế bào thường trực khác, sử dụng môi trường nuôi cấy thích hợp. Hỗn dịch virus được gặt, hộn lại, tinh sạch, bất hoạt, bổ sung chất  bảo quản, lọc, pha loãng, bổ sung tá chất và đóng ống theo quy trình đã được phê duyệt.
Trong quá trình sản xuất, tât cả các khâu đều được kiêm tra từ nguyên liệu nguồn như: Chủng virus, tế bào sử dụng cho sản xuất, môi trường nuôi cây, huyêt thanh bê, trypsin tách tế bào, chất chỉ thị pH, kháng sinh, hóa chất bất hoạt, chất bảo quản…
Trong trưởng hợp sử dụng tế bào thận khỉ tiên phát để sản xuất thì các thử nghiệm đặc hiệu để kiểm soát virus ở khỉ phải được thực hiện bao gồm thừ nghiệm: SIV, SV40,virus B và lao.

Kiểm định vắc xin bán thành phẩm

Vô khuẩn

Đạt yêu cầu vô khuẩn (Phụ lục 15.7).

Chất bảo quản

Nếu quy trình sản xuất có sử dụng các chất bảo quản, thì việc xác định hàm lượng các chất này được thực hiện bằng một phương pháp hóa học hoặc hóa lý. Hàm lượng các chất bảo quản này phải nằm trong giới hạn 85% đến 115 % lượng ghi trên nhãn.

Nhôm

Nếu sử dụng nhôm hydroxyd hoặc nhôm hydrat phosphat làm chất hấp phụ, thì hàm lượng tối đa cho phép là 1,25 mg Al+3 trong một liều đơn dùng cho ngưởi (Phụ lục 15.27).

Formaldehyd tồn dư

Không quá 0,2 g/L (Phụ lục 15.25).

Kiểm định vắc xin thành phẩm

Trường hợp các thử nghiệm kiểm tra hàm lượng formaldehyd tồn dư (nếu có sử dụng), hàm lượng chât bảo quản (nếu có) hay các thử nghiệm kiểm tra trên động vật mà đã kiểm tra trên vắc xin bán thành phẩm và cho kết quả đạt yêu cầu thì những thử nghiệm này có thể không cần kiểm tra trên vắc xin thành phẩm.

Nhận dạng

Vắc xin phải chứa kháng nguyên virus viêm gan A được nhận dạng bằng phương pháp ELISA, sử dụng kháng thể đặc hiệu hoặc bằng thử nghiệm in vivo.

Cảm quan

Khi lắc vắc xin viêm gan A bất hoạt, hỗn dịch có màu trắng đục.

Vô khuẩn

Đạt yêu cầu vô khuẩn (Phụ lục 15.7).

pH

Phải nằm trong giới hạn do nhà sản xuất đăng ký đã được phê duyệt (Phụ lục 15.33).

An toàn chung

Vắc xin viên gan A bất hoạt hấp phụ phải đạt an toàn trên chuột nhắt và chuột lang. Chuột phải khỏe mạnh, tăng cân sau 7 ngày theo dõi (Phụ lục 15.11).

Chất gây sốt

Vắc xin viêm gan A bất hoạt hấp phụ phải đạt yêu cầu về chất gây sốt trên thỏ. Tổng nhiệt độ chênh lệch của 3 thỏ không được quá 1,3°C (Phụ lục 15.12).

Nội độc tố vi khuẩn

Đạt tiêu chuẩn theo nhà sản xuất đăng ký đã được phê duyệt (Phụ lục 13.2).

Công hiệu

Công hiệu vắc xin viêm gan A bất hoạt, hấp phụ được tiến hành song song với vắc xin mẫu chuẩn. Có thể được xác định theo phương pháp gây miễn dịch trên chuột để xác định hiệu giá kháng thể thu được (công hiệu in vivo) hoặc phương pháp sử dụng kháng thể đặc hiệu thực hiện trong phòng thí nghiệm để định lượng trực tiếp hàm lượng kháng nguyên có trong vắc xin (công hiệu in vitro).
Công hiệu in vivo:
Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng (giống chuột tùy thuộc vào quy trình của các nhà sản xuất) khỏe mạnh và từ cùng một đàn, khoảng 5 tuần tuổi, tốt nhất là cùng giới.
Xác định công hiệu tương quan: Vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin mẫu thử được pha loãng thành ít nhất 3 độ pha. Dung dịch để pha loãng là nước muối sinh lý (dung dịch natri clorid 0,9%) có chứa loại tá chất được sử dụng trong mẫu kiểm tra, tiêm màng bụng 1 ml/chuột, mỗi độ pha tiêm miên dịch ít nhất 10 chuột. Sử dụng một nhóm chuột tiêm dung dịch pha loãng làm chứng. Tất cả các chuột sau gây miễn dịch được nuôi từ 28 đến 32 ngày trong điều kiện như nhau. Tiến hành gây mê, lây máu tim chuột. Các mẫu máu được ly tâm ở 3000 r/min trong 10 min ở 4°C đến 8°C, tách huyết thanh và cất riêng rẽ mẫu máu của từng chuột ở -20 °C.
Xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu kháng virus viêm gan A bằng phương pháp (ELISA) dùng kít thương phẩm có chất lượng tốt. Kết quả được tính theo chương trình Probit Analysis (WHO).
Thử nghiệm có giá trị khi:
ED50 của vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin mẫu thử đều nằm trong khoảng giữa liều tiêm lớn nhất và liều tiêm nhỏ nhất.
Phân tích thống kê cho thấy đạt yêu cầu về tuyến tính và song song.
Giới hạn tin cậy của công hiệu tương quan nằm trong khoảng 33% đến 300%.
Tiêu chuẩn công hiệu in vivo: Công hiệu tương quan (p = 95 %)

không nhỏ hơn 1 so với mẫu chuẩn.

Hàm lượng nhôm

Neu sử dụng hydroxyd nhôm hoặc nhôm hydrat phosphat là chất hấp phụ thì hàm lượng tối đa cho phép là 1,25 mg Al+3 trong một liều đơn dùng cho người (Phụ lục 15.27).

Formaldehyd tồn dư

Không được quá 0,2 g/L (Phụ lục 15.25).

Chất  bảo quản

Nếu quy trình sản xuất có sử dụng các chất bảo quản thì việc xác định hàm lượng các chất này được thực hiện bằng một phương pháp hóa học hoặc hóa lý. Hàm lượng các chất bảo quản này phải từ 85 % đến 115% lượng ghi trên nhãn.

Hàm lượng protein

Được xác định theo phương pháp phù hợp, thường là dùng phương pháp Lowry. Hàm lượng protein phải nằm trong giới hạn cho phép (Phụ lục 15.34).

 Bảo quản, hạn dùng

Vắc xin được bảo quàn ở nhiệt độ 2°C đến 8°C, tránh sáng và tránh làm vắc xin đông băng.
Các tuyên bố về hạn dùng, nhiệt độ bảo quản sẽ phải dựa trên kết quả nghiên cứu về tính ổn định của vắc xin và phải được cơ quan kiểm định quốc gia phê chuẩn.

Nhãn

Những thông tin trên nhãn, hộp, tờ hướng dẫn sử dụng phải đáp ứng những yêu cầu quy định hiện hành.

Cách dùng, liều dùng

Theo hướng dẫn sử dụng đã được phê duyệt.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây