Viêm bàng quang ở nữ giới
Phụ nữ có thể dễ gặp các triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như tiểu buốt, tiểu rắt, có hoặc không dính máu… Với tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao gấp 9 lần nam giới. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này? Có cách nào cải thiện không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao viêm bàng quang hay gặp ở nữ giới?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau góp phần khiến phụ nữ mắc bệnh viêm bàng quang cao gấp nhiều lần so với nam giới. Chúng bao gồm:
1.1. Giải phẫu học
Đây là nguyên nhân chính khiến hầu hết tình trạng viêm bàng quang xảy ra ở phụ nữ. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể của nữ giới nằm gần hậu môn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó niệu đạo của phụ nữ có chiều dài ngắn hơn nhiều so với nam giới. Niệu đạo trung bình của phụ nữ dài khoảng 3 – 5 cm, còn ở nam giới là khoảng 18cm, dài gấp 6 lần. Điều này rất quan trọng với nguy cơ nhiễm khuẩn do vi sinh vật gây bệnh. Vi khuẩn xâm nhập tại lỗ niệu đạo (lỗ mở nơi nước tiểu chảy ra). Tức là vi khuẩn có khoảng cách di chuyển để lây nhiễm sang bàng quang của nữ giới ngắn hơn so với nam giới.
Cấu tạo giải phẫu là nguyên nhân chủ yếu gây viêm bàng quang
1.2. Vùng da nhạy cảm hơn
Phần thịt bên ngoài niệu đạo ở phụ nữ phần lớn là niêm mạc, mô ẩm lót bên trong âm đạo. Vùng da này mỏng và nhạy cảm hơn hầu hết các vùng da khác trên cơ thể, không giống như ở nam giới. Do đó, niệu đạo của phụ nữ dễ bị tổn thương và kích thích hơn. Da bị kích thích tạo môi trường cho vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển trước khi di chuyển lên đoạn đường ngắn từ niệu đạo đến bàng quang.
3. Vị trí của niệu đạo
Ở phụ nữ, niệu đạo cũng nằm gần trực tràng hơn, nơi lưu trữ nhiều chất thải và vi khuẩn như E. coli. Trong khi đó, nguyên nhân số một gây nhiễm trùng bàng quang là E. coli (khoảng 51%).
4. Quan hệ tình dục
Yếu tố quan hệ tình dùng cũng là nguyên nhân gây viêm bàng quang
Cơ thể phụ nữ cũng khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiểu sau khi quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gần âm đạo xâm nhập vào niệu đạo.
5. Các loại biện pháp tránh thai cụ thể
Chất diệt tinh trùng có thể tăng nguy cơ viêm bàng quang
Sử dụng chất diệt tinh trùng hoặc màng ngăn ngừa thai cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường niệu thường xuyên hơn. Chất diệt tinh trùng có thể gây kích ứng âm đạo, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Màng chắn được sử dụng với chất diệt tinh trùng và có thể góp phần gây ra nhiễm trùng vì chúng đẩy vào niệu đạo, gây khó khăn hơn trong việc làm rỗng hoàn toàn bàng quang. Nước tiểu còn sót lại có nhiều khả năng phát triển vi khuẩn gây nhiễm trùng.
6. Thời kỳ mãn kinh
Tính nhạy cảm với nhiễm trùng đường tiết niệu như bàng quang cũng liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Khi già đi, đặc biệt là khi lượng estrogen giảm trong thời gian mãn kinh, mô âm đạo trở nên mỏng hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn.
7. Mang thai
Khi mang thai dễ bị nhiễm trùng hơn
Phụ nữ mang thai cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nhiễm trùng nặng có thể gây ra các vấn đề cho thai nhi và mẹ bầu. Vì vậy, khám định kỳ trong khi mang thai để phát hiện sớm nhiễm trùng tiểu có thể được điều trị sớm và tốt hơn.
8. Môi trường
Vệ sinh không đúng cách có thể khiến tăng nguy cơ gây viêm bàng quang
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, vào mùa hè vùng kín của phụ nữ ẩm ướt có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang và nó phát triển nhanh chóng.
Đặc biệt ở những người vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, uống ít nước và ít khi đi tiểu. Bên cạnh đó, mặc quần áo quá chật cũng khiến quần áo ẩm ướt hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên vệ sinh quá nhiều cũng chưa chắc đã tốt, sử dụng quá nhiều chất diệt khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh có thể gây khô niêm mạc âm đạo, mỏng và dễ nhiễm trùng.ư
Sử dụng vòi sen xịt trực tiếp với lưu lượng mắc có thể làm mất cân bằng vi khuẩn.
9. Mắc một số bệnh lý khác
Có những bệnh lý có thể gây tồn đọng nước tiểu trong bàng quang như táo bón sẽ làm tăng suy cơ nhiễm khuẩn. Một vài lại bệnh lý khác cũng có thể liên quan như bệnh tiểu đường, chứng bại liệt và các bệnh về thần kinh.
2. Mẹo để phòng ngừa viêm bàng quang
Hy vọng rằng thông tin ở trên đã chỉ ra rằng ngay cả khi được vệ sinh hoàn hảo, phụ nữ đơn giản là dễ bị nhiễm trùng bàng quang hơn nam giới. Nhưng có một số mẹo vệ sinh sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm bàng quang tốt hơn, bao gồm:
– Lau ngược ra trước sau khi đi tiểu có khả năng gây nhiễm trùng vi khuẩn như E. coli. Nhưng lau từ trước ra sau cũng có thể làm vi khuẩn lây lan. Thay vào đó, hãy thử thấm. Dùng giấy vệ sinh gấp sạch (tốt nhất là loại mềm, mịn và không có mùi), nhẹ nhàng thấm lên phần bên ngoài hoặc phần trên của âm đạo (niệu đạo). Thấm phần còn thừa, không giống như lau sẽ tránh đưa vi khuẩn vào niệu đạo.
– Nước tắm bồn có thể được giữ lâu hơn việc tắm vòi hoa sen nên có nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên. Nếu bạn thích ngâm mình trong bồn tắm, hãy nhớ tắm sạch lại dưới vòi hoa sen để tránh bị kích ứng và nhiễm trùng, đặc biệt là viêm bàng quang.
– Tránh thụt rửa và sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ gây kích ứng niêm mạc vùng kín. Vệ sinh hằng ngày 2 lần để đảm bảo sạch sẽ.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ngăn ngừa nhiễm khuẩn
– Đi vệ sinh sau khi quan hệ tình dục để giúp loại bỏ mọi vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
– Uống nhiều nước để đi tiểu thường xuyên hơn và tiếp tục đào thải vi khuẩn ra ngoài.
– Cố gắng đi hết phần nước tiểu trong bàng quang khi bạn cảm thấy cần đi vệ sinh.
Nhiều phụ nữ bị viêm bàng quang vào một thời điểm nào đó trong đời. Nếu không may nó xảy ra với bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các nguyên nhân có thể xảy ra và các lựa chọn điều trị. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm: Mẹo chữa viêm bàng quang tại nhà