banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Ích Mẫu (Herba Leonuri japonici) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Ích mẫu

Phần trên mặt đất đã được cắt thành từng đoạn phơi hay sấy khô của cây Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Dược liệu là những đoạn thân, có hoặc không có lá, dài từ 5 cm đến 7 cm, đường kính 0,2 cm đển 1 cm, thiết diện vuông, bổn mặt lõm, thẳng, mặt ngoài có nhiều rãnh dọc, lông bao phủ ngắn. Thân có màu xanh xám hoặc màu xanh hơi vàng, chỗ rãnh màu nhạt hơn. Chất nhẹ, dai, vết bẻ có ruột ở giữa. Trên các đoạn thân, phần lớn mang lá mọc đối; lá có cuống, ở phần phía trên cuống ngắn hơn. Lá phía gốc và trên ngọn có hình dáng thay đổi. Lá mọc đối, phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, mỗi thùy lại chia 3 phần không đều, thùy mép nguyên hoặc hơi xẻ răng cưa. Lá màu xanh xám, thường nhàu nát và gãy vụn, dễ bị rụng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành vòng dày đặc, càng lên phía ngọn cụm hoa càng dày đặc. Tràng hoa màu hồng tím khi tươi. Khi khô chun sít lại. Quả nhò có 3 cạnh, nhẵn, màu xám nâu. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Thân: Mặt cắt ngang hình gần vuông, lồi ờ 4 góc. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, được bao phủ bời một lớp cutin ở phía ngoài, mang lông che chở đa bào và lông tiết, lông che chở nhiều ở 4 góc lồi. Lông tiết có đầu gồm 4 đến 8 tế bào, chân đơn bào. Mô dày gồm 6 đến 10 hàng tế bào thành dày rất phát triển ờ 4 góc lồi. Mô mềm vỏ có từ 3 đến 4 hàng tế bào nhỏ, thành mỏng. Trong mô mềm vỏ sát libe có sợi xếp thành từng đám nhỏ. Gỗ gồm các mạch gỗ to xếp thành hàng rải rác trong mô gỗ. Libe khá hẹp gồm những tế bào nhỏ, xếp liên tục thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh nằm giữa libe và gỗ, gồm những tể bào hình chữ nhật, hoặc vuông, thành mỏng, xếp thành vòng. Mô mềm ruột khá rộng gồm những tế bào kích thước lớn, thành mỏng, càng vào giữa tế bào càng lớn hơn. Một số tế bào có chứa tinh thể calci oxalat hình kim và hình lăng trụ nhỏ.
Gân giữa lá: Biểu bì trên hoặc dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết. Mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới, gồm những tế bào thành dày. Mô dày trên gồm 2 đển 3 hàng tế bảo. Mô dày dưới tạo thành hình vòng cung, chỗ dày nhất gồm 2 đen 3 hàng tế bào. Mô mềm gồm những tể bào tròn, thành mỏng. Libe-gỗ xếp thành hình vòng cung ở giữa, gỗ xếp ở trên và libe ở dưới; đôi khi cung libe-gỗ chia thành các cụm. Thỉnh thoảng trên cung chính có thêm một cung nhỏ với libe ở trên và gỗ ở dưới.
Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật. Tế bào biểu bì trên có kích thước tương đối lớn, tế bào biểu bì dưới nhỏ và dẹt hơn. Cả 2 mặt phiến lá đều mang lông che chở, lông tiết; biểu bì dưới có lỗ khí. Mô dậu và mô khuyết gồm các tế bào hình giậu không đều hoặc các tế bào hình gần tròn.

Bột

Bột có màu lục xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, hơi cong, thành dày, bề mặt có nhiều u lồi nhỏ. Lông tiết có đầu gồm 4 đến 8 tế bào, nhìn từ đỉnh có hình gần tròn hoặc ellip, chân rất ngắn. Mảnh mạch có lỗ trao đổi hình thang hoặc hình xoắn. Hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 20 μm đến 22 μm, 3 rãnh, bề mặt có chấm mờ. Sợi có thành dày, tụ thành đảm. Mảnh biểu bì mang lông che chở, lông tiết, lỗ khí. Mảnh lá có mạch gỗ xoắn.

Định tính

A. Lấy khoảng 3 g bột dược liệu, loại tạp bằng ether dầu hòa (30°C đến 600°C)(TT) trong dụng cụ Soxhlet 2 h. Lấy bã dược liệu cho bay hết ether dầu hòa, thấm ẩm bằng 5 ml đển 7 ml amoniac đậm đặc (TT). Thêm 20 ml ether (TT), lắc đều và để ngâm trong 2 h. Lọc, cất thu hồi dung môi ether đến cắn, thêm vào cán 5 ml đến 7 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT), lắc kỹ, ly tâm. Gạn và chia dịch ly tâm vào 3 ồng nghiệm để làm các phản ứng sau:
Ống 1 : Nhỏ 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa trắng.

Ống 2: Nhỏ 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa vàng cam.
Ống 3: Nhỏ 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel 60F254
Dung môi khai triển: n-Butanol – acid hydrocloric – ethyl acetat (8 : 2 : 0,5).
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột thô dược liệu, chuyển vào túi giấy lọc rồi cho vào bình chiết Soxhlet. Thêm 300 ml ethanol (TT) vào bình cầu đáy tròn dung tích 500 ml. Tiến hành chiết trong khoảng 15 h. Lấy dịch chiết ethanol, cô dưới áp suất giảm đến còn khoảng 5 ml, chuyển dịch chiết đậm đặc vào cột nhôm oxyd trung tính đã được chuẩn bị trước {10 g nhôm oxyd trung tính dùng cho sắc ký cột, cỡ hạt 0,063 – 0,200 mm, được nhồi ướt bằng ethanol 95 % (TT) vào cột thủy tinh có khóa, đường kính trong từ 1,5 cm đến 1,8 cm để có chiều cao khoảng 4 cm}. Rửa giải bằng 200 ml ethanol (TT), gộp dịch rửa giải vào bình cầu 250 ml, cô cạn dưới áp suất giảm trong máy cất quay chân không. Hòa tan và chuyển toàn bộ can bằng hỗn hợp acetonitril – dung dịch acid acetic 0,1 % (2 : 8) vào bình định mức 10 ml, thêm cùng dung môi đến vạch, lắc đều (được dung dịch A). Lấy 3 ml dung dịch A, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 0,5 ml ethanol (TT) được dung dịch thử.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan stachydrin hydroclorid chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có stachydrin hydroclorid chuẩn thì dùng 0,5 g bột thô Ích mẫu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả trong phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí rồi phun thuốc thử Dragendorff (TT) đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết stachydrin hydroclorid của dung dịch đối chất chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Xem thêm: Đảng sâm Việt Nam (Rễ) (Radix Codonopsis javanicae) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không quá 13,5 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C, 4 h).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.12).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.
Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 55,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 13,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng nước lảm dung môi.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Acetonitril – nước (80 : 20).
Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan stachydrin hydroclorid chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 2 mg/ml.
Dung dịch chuẩn (2): Pha loãng 1 ml dung dung dịch chuẩn (1) bằng ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ stachydrin hydroclorid vào khoảng 0,4 mg/ml.
Dung dịch thử: Lấy phần dung dịch A thu được trong phép thử định tính B, lọc qua màng lọc 0,45 μm.
Điều kiện sắc ký
Cột kích thước (15 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh aininopropyl liên kết silica gel dùng cho sắc ký (5 μm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 203 nm
Tốc độ dòng: 1 ml/min.
Thể tích tiêm: 20 μl.
Cách tiến hành:
Kiểm tra tính phù hợp cùa hệ thống: Tiêm 6 lần dung dich chuẩn (1). Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic stachydrin hydroclorid của 6 lần tiêm không được lớn hơn 2,0 %.
Tiêm riêng biệt dung dịch chuẩn (2), dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn (2) và hàm lượng C7H13NO2.HCl của stachydrin hvdroclorid chuẩn, tính hàm lượng của stachydrin hydroclorid trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5 % stachydrin hyđroclorid (C7H13N02.HCl), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Vào mùa hè (khoảng tháng 5 đến 6), khi có tới một nửa số hoa trên cây đã nở, có thể tiến hành thu hái. Chặt lấy phần trên mặt đất dài không quá 40 cm kể từ ngọn xuống, phơi hay sấy khô. Bó lại thành từng bó. Cũng có thể, sau khi phơi khô, chặt từng đoạn 5 cm đến 7 cm, rồi đóng gói vào các bao tải, để nơi thoáng mát. Trước khi dùng cần sao vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, hơi hàn. Vào các kinh can, tâm bào.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thủy tiêu phù.

Chủ trị: Rối loạn kinh nguyệt, kinh đau, kinh bế, khí hư bạch đới, rong kinh, rong huyết, huyết hôi ra không hết, phù thũng, tiểu tiện không lợi.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người huyết hư không có huyết ứ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *