banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Gai (Rễ) (Radix Boehmeriae niveae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Gai

Tên khác: Trữ ma căn

Rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Gai làm bánh [Boehmeria nivea (L .) Gaud ], họ Gai (Urticaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, hơi cong queo, dài 8 cm đến 25 cm, đường kính 0,8 cm đến 2 cm. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu sẫm, có những vết nhăn dài theo chiều dọc và ngang, có lỗ bì và có vết tích của rễ con. Chất cứng, vết bẻ màu vàng có xơ, phần vỏ màu nâu xám, phần gỗ màu nâu nhạt, một số ở giữa có vòng đồng tâm, phân tủy (ruột) màu nâu, trong rỗng, tia ruột khá rõ. Mùi nhẹ, vị nhạt, nhai hơi dính răng.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 đến 4 hàng tế bào hình chữ nhật, màu nâu. Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng, rải rác có các tế bào chứa chất nhày và tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đôi khi có đám sợi. Bó libe-gỗ bị ngăn cách nhau bởi các tia ruột kéo dài ra tận mô mềm vỏ. Trong libe cũng có đám sợi. Mạch gỗ tròn to, chạy dài đến ruột. Mô mềm ruột hẹp.

Xem thêm: Đinh Lăng (Rễ) (Radix Polysciacis) – Dược Điển Việt Nam 5

Bột

Màu vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy: Sợi dài, rời hoặc dính lại thành bó. Mảnh mô mềm có tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng, chứa đầy tinh bột. Hạt tinh bột tròn, nhỏ. Mảnh mạch gỗ rộng. Mảnh bần màu vàng sẫm, dày. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 5,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ hic 12.10). Dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Xem thêm: Địa Du (Rễ) (Radix Sanguisorbae) – Dược Điển Việt Nam 5

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hạ hay mùa thu. Đào lấy rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, để nguyên hay thái phiến, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn. Vào kinh can, tâm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu.

Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 20 g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Lấy rễ tươi giã lấy nước để bôi, đắp hoặc sắc lấy nước rửa.

Kiêng kỵ

Vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *