Đinh lăng (rễ)

0
11499

Mục lục

Radix Polysciacis

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms], họ Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang hình tròn, quan sát dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong thấy: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp đều đặn thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ, các tế bào thành mỏng, những lớp tế bào phía ngoài thường bị ép bẹp, trong mô mềm rải rác có tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Libe tạo thành vòng, bị tia tủy chia thành các bó hình nón, tầng phát sinh libe-gỗ. Gỗ chiếm phần lớn diện tích vi phẫu, rễ càng già phần gỗ càng nhiều.

Bột

Bột màu vàng nhạt, thơm nhẹ, vị hơi ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột hình chuông, hình đa giác, đường kính 10 pm đến 20 pm đứng riêng lẻ, kép 2, 3, 4 hay tụ tập thành khối. Mảnh bần, các mảnh mạch mạng, mạch vạch. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai đường kính 45 pm đến 70 pm. Mảnh mô mềm thường chứa tinh bột.

Định tính

  1. Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước cất, lắc mạnh trong 1 min, sẽ thấy bọt bền trong 10
  2. Lấy 5 g bột dựợc liệu, thêm 10 ml ethanol 90 % (TT), ngâm trong 3 h, lãc, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau: Lấy 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ, thêm 0,5 ml anhydrid acetic (TT), thêm từ từ 0,5 ml acid sulfuric(TT), tại lớp phân cách giữa hai dung dịch xuất hiện vòng màu đỏ. Lấy I ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling(TT), đun sôi, xuất hiện tủa đỏ gạch.

c Lấy một ít bột dược liệu đặt trên khay sứ, nhỏ thêm 1 giọt dung dịch Lugol, bột chuyển sang màu xanh đen.

D, Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silicagel 60F254

Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – aceton – acid formic (5 : 2 : 2 : I ).   .               _

Dung dịch thử: Lấy 10 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 100 ml nước, đun sôi nhẹ trong 30 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 20 ml dung dịch acid hydrocloric 4 M (TT), đun sôi hồi lưu trong 4 h, để nguội. Chuyển dịch thủy phân vào bình gạn, lắc kỹ với cloroform (TT) 2 lần, mỗi lần với 20 ml. Gộp dịch chiết cloroform, rửa bằng nước cất cho đến khi nước rửa trung tính (kiểm tra bằng giấy quỳ). Gạn lấy dịch chiết cloroform, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol (TT) được dịch chấm sắc ký’.

Dung dịch chất đối chiếu: Dung dịch acid oleanolic chuẩn trong ethanol (TT) có nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 10 g rễ Đinh lăng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 pl dung dịch đối chiếu và 10 pl đến 20 pl dung dịch thử. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105 °c cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng từ ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của acid oleanolic trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu và trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c,4h).

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11 ).

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được trong ethanol: Không được ít hơn 5,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 90 % (TT) làm dung môi.

Chất chiết được trong n-butanol: Không được ít hơn 2,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây 355) cho vào túi giấy và đặt vào bình Soxhlet, loại tạp bằng ether dầu hỏa (40 °c đến 60 °C) (TT) trong khoảng 2 h. Để nguội, lấy túi bột dược liệu ra, để bay hơi hết ether dầu hỏa, xé tui bột, chuyên cả bột và túi giấy vào bình nón nút mài 100 ml. Thêm chính xác 50,0 ml methanol 80 % (TT) vào bình nón, đậy nắp, cân xác định khối lượng, đun sôi hồi lưu trong cách thủy 2 h, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân xác định lại khối lượng, bổ sung phần khối lượng bị giảm bằng methanol 80 % (TT), lọc qua phễu lọc khô vào một bình hứng khô thích hợp. Bỏ 5 ml dịch lọc đầu, hút chính xác 25.0 ml dịch lọc, cô trên cách thủy đến còn khoảng 1 ml, dùng 20 ml nước chuyển dịch và cắn trong bát cô vào bình gạn 100 ml. Lắc kỹ lớp nước với n-butanol bão hòa nước (TT) 3 lần, mỗi lần 20 ml. Gộp các dịch chiết n-butanol vào cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trên cách thủy đến cắn khô, sấy cắn ở 105 °c trong 3 h. lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 min, cắn nhanh để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được trong dược liệu.

Chế biến

Thu hái, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

Chế biến

Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm. Đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô.

Bào chế

Đinh lăng sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Đinh lăng chế rượu gừng và mật: Tẩm rượu gừng 5 % vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm Mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm. Dùng 5 L rượu gừng 5 % và 5 kg Mật ong cho 100 kg dược liệu.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Ngọt, bình. Quy vào kinh phế, tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ khí, lợi sữa, giải độc. Chủ trị: Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, ngủ kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 2 g đến 6 g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán bột. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây