banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM V TẢI PDF MIỄN PHÍ

Cam Thảo (Rễ và Thân rễ) (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Cam thảo rễ

Rễ và thân rễ còn vỏ hoặc đã cạo lớp bần, được phơi hay sấy khô của ba loài Cam thảo Glycyrrhizae uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Giycyrrhiza glabra L., họ  Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Glycyrrhiza uralensis: Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20 cm đến 100 cm, đường kính 0,6 cm đến 3,5 cm. Lớp bần ngoài cùng bị cạo bỏ hoặc dính chặt. Rễ chưa cạo lóp bần bên ngoài có màu nâu đỏ hoặc nâu xám có các vết sẹo của rễ con, những vết nhăn dọc và các lỗ vỏ nhô lên. Rễ đã cạo lớp bần có màu vàng  nhạt. Chất cứng chắc, khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc, có tinh bột. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe, đôi khi có khe nứt, tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng rõ. Đoạn thân rễ hình trụ, bên ngoài có các núm sẹo, tùy ở trung tâm mặt cắt ngang. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Glycyrrhiza inflata: Đoạn rễ và thân rễ hóa gỗ, chất cứng chắc, đôi khi phân nhánh, mặt ngoài thô ráp và có màu nâu xám. Mặt bẻ có nhiều sợi hóa gỗ thành đám, ít tinh bột. Thân rễ mang nhiều chồi bất định lớn.

Glycyrrhiza glabra: Rễ và thân rễ chất tương đối chắc, đôi khi phân nhánh, mặt ngoài không thô ráp, hầu hết có màu nâu xám, lỗ vỏ nhỏ, không rõ.

Xem thêm: Lô Hội – Dược Điển Việt Nam 5

Vi phẫu

Lớp bần dày gồm các tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ có chứa nhiều hạt tinh bột. Tia ruột có 3 đến 5 hàng tế bào loe rộng thành hình phễu trong vùng libe. Libe hình nón chứa các đám sợi thành dày và tinh thể calci oxalat. Gỗ gồm mạch gỗ to, sợi gồ và mô mềm gỗ ít hóa gỗ. Trong có tủy nhỏ.

Bột

Màu vàng nhạt đến màu vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy các mảnh mô mềm với tế bào có thành mỏng chứa nhiều hạt tinh bột. Hạt tinh bột đứng riêng rẽ, hình trứng hay hình cầu có đường kính 2 μm đến 20 μm. Sợi gỗ màu vàng, có thành dày, thường kèm theo tế bào có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mảnh mạch điểm màu vàng, mảnh bần màu nâu đỏ.

Định tính

A. Nhỏ dung dịch amoniac (TT) lên bột dược liệu sẽ có màu vàng tươi, thêm dung dịch acid sulfuric 80 % (TT) sẽ mất màu vàng tươi.

B. Lấy 0,5 g bột Cam thảo, thêm 50 ml ethanol 70 % ( TT), đun nóng trên cách thủy trong 15 min. Lọc nóng qua bông, lấy dịch lọc để làm các phán ứng sau:

Lấy 10 ml dịch lọc vào một chén sứ, cô trên cách thủy đến khô. Thêm vào cắn 1 ml anhydrid acetic( TT) và 1 ml cloroform (TT), khuấy kỹ, lọc lấy phần dung dịch trong,  cho vào một ống nghiệm khô. Thêm từ từ theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric (TT). Giữa 2 lớp chất lỏng có vòng ngăn cách màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu sẫm.

Lấy 2 ml đến 3 ml dịch lọc cho vào một ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi (TT) và 0,5 ml acid hydroclorìc (TT), sẽ xuất hiện màu đỏ sẫm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mòng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetal – acid formic – acid acetic băng – nước (15:1:1:2).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether ethylic ( TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h,  gạn bỏ dịch ether. Thêm vào bã 15 ml methanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, để nguội, lọc lấy dịch chiết. Bốc hơi dịch chiết đến cắn, hòa tan cắn trong 20 ml nước. Lắc dung dịch thu được với n-butanol 3 lần, mỗi lần 20 ml. Gộp dịch chiết butanol, rửa 3 lần với nước, bỏ nước rửa. Bay hơi dịch chiết butanol trên cách thủy tới cắn, hòa tan cắn trong 5 ml methanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 0,5 g bột Cam thảo (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan amoni glycyrrhizinat chuẩn trong methanol ( TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), sấy bản mòng ở 105 °C trong  5 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có một vết phát quang cùng màu và cùng giá trị Rf với vết của amoni  glycyrrhizinat trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

Xem thêm: Long Nhãn – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % đối với rễ đã cạo lớp bần; không quá 10,0 % đối với rễ không cạo lớp bần (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch acid phosphoric 0,05 % (38 : 62)

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào bình nón có nút mài, thêm chính xác 100 ml ethanol 70 % (TT), đậy nút, cân, sau đó siêu âm 30 min, để nguội, cân lại và bổ sung ethanol 70 % (TT) để được khối lượng ban đầu. Trộn đều và lọc qua màng lục 0,45 μm.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan amoni glycyrrhizinat chuẩn trong ethanol 70 % (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,2 mg/ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm X 4 mm) nhồi pha tĩnh C (5 μm).

Detector quang phổ từ ngoại đặt tại bước sóng 254 nm.

Thể tích tiêm: 10 μl

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột không được nhỏ hơn 5000 tính theo pic của amoni glycyrrhizinat. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic amoni glycyrrhizinat trong 6 lần tiêm lập lại không  được lớn hơn 2,0 %.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, dung dịch thử.  Tính hàm lượng acid glycyrrhizic trong dược liệu dựa vào diện tích pic amoni glycyrrhizinat trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và nồng độ dung dịch chuẩn  (khối lượng của acid glycyrrhizic = khối lượng amoni glycyrrhizinat/1,0207).

Dược liệu phải chứa không ít hơn 2,0 % acid glycyrrhizic  (C42H62 O16) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Sau khi đào lấy rễ, xếp thành đống để cho hơi lên men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.

Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng 200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh sâu mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chi thống, điều hòa tác dụng các thuốc.

Chích Cam thảo: Bồ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, mệt mỏi yếu sức, hóa đờm chỉ ho, đánh trống ngực, mạch kết đại (mạch dừng), loạn nhịp tim.

Sinh Cam thảo: Giải độc tả hoả. Chủ trị: Đau họng, mụn nhọt, thải độc.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đển 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Kiêng kỵ

Không dùng chung với các vị Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *