banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM V TẢI PDF MIỄN PHÍ

Lô Hội (Nhựa) (Aloe) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Lô hội

Chất dịch đã cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội  (chủ yếu từ Aloe vera L. và Aloe ferox Mm.), họ Lô hội  (Asphodelaceae).

Mô tả

Khối nhựa có kích thước không đồng đều, màu nâu đen bóng, dễ vỡ vụn, chỗ vỡ óng ánh như thủy tinh. Mùi hơi khó chịu, vị đắng nồng.

Xem thêm: Kha Tử (Fructus Terminaliae chebulae) – Dược Điển Việt Nam 5

Định tính

A.Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 50 ml nước, lắc kỹ trong 5 min. Lọc được dịch lọc A.
Lấy 5 ml dịch lọc A cho vào ống nghiệm và thêm 0,2 g  dinatri tetraborat (TT), đun nóng đến tan. Lấy  1 ml dung dịch thu được, thêm 30 ml  nước cất, lắc kỹ. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm sẽ có huỳnh quang màu vàng sáng xuất hiện.

Lấy 2 ml dịch lọc A cho vào ống nghiệm, thêm 2 ml nước bão hòa brom (TT), xuất hiện tủa màu vàng.
B. Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm 5 m dung dịch sắt (III) clorid 3 % (TT) và 5 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT). Lắc đều rồi đun trên cách thủy 10 min, để nguội, thêm 15 ml ether ethylic (TT), lắc kỹ trong 1 min. Gạn lấy lớp ether và thêm 5 ml dung dịch amoniac 10 % (TT), lắc kỹ. Lớp amoniac có màu hồng tím.
C . Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Nước – ethyl acetatmethanol  (13 : 100: 17).
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol  (TT), đun sôi trong cách thủy. Lắc trong vài phút, lọc.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 25 mg barbaloin chuẩn, hòa tan trong methanol (TT) và pha loãng đến 10 ml với cùng dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí. Phun dung dịch kali hydroxyd 10 % trong methanol (TT).  Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải không có vết có huỳnh quang màu tím, phải cho vết có huỳnh quang và giá trị Rf  tương tự với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % ( Phụ lục 9.6, 1,000 g, 105 °C, 4 h).

Tro toàn phần

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,4 g bột dược liệu (qua rây số 180)  vào một bình nón dung tích 250 ml. Làm ẩm dược liệu với  2 ml methanol (TT) và thêm 5 ml nước cất đã đun nóng 60°C, lắc đều. Thêm 75 ml nước và đun trong cách thủy ở 60 °C trong 30 min, thỉnh thoảng lắc. Để nguội, lọc vào bình định mức có dung tích 1000 ml, tráng bình nón và rửa giấy lọc với 20 ml nước, gộp dịch tráng và rửa vào bình định  mức trên. Thêm nước tới vạch. Trộn đều. Lấy chính xác 10 ml dịch chiết trên cho vào một bình cầu có dung tích 100 ml. Thêm 1 ml dung dịch sắt (III) clorid 60 % (TT) và 6 ml acidhydrocloric (TT). Đun hồi lưu trong cách thủy 4 h. Để nguội, rồi chuyển toàn bộ dung dịch vào một bình gạn,  rửa bình cầu lần lượt bằng 4 ml nước, 4 ml dung dịch natri  hydroxyd 1 M(TT) và 4 ml nước. Gộp các dịch rửa vào bình  gạn trên. Lắc kỹ hỗn hợp trên với ether ethylic (TT) ba lần, mỗi lần 20 ml. Gộp tất cả dịch chiết ether vào một bình gạn khác và rửa 2 lần với nước, mỗi lần 10 ml. Gạn lớp ether vào một bình định mức có dung tích 100 ml. Thêm ether ethylic (TT) tới vạch. Lấy chính xác 20 ml dung dịch ether ethylic, bốc hơi tới cạn trên cách thủy. Hòa tan cắn bằng 10 ml dung dịch magnesi acetat 0,5 % trong methanol (TT). Đo độ hấp thụ ở bước sóng 512 nm (Phụ lục 4.1), dùng methanol (TT) làm mẫu trắng. Hàm lượng dẫn chất  hydroxyanthracen tính theo barbaloin được tinh theo cóng thức sau:
X % = A x 19,6 /m
Trong đó:
A là độ hấp thụ đo được ở bước sóng 512 nm
m là lượng bột dược liệu đã trừ độ ẩm (g);
X là hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen tính theo barbaloin.
Chế phẩm phải chứa dẫn chất hydroxyanthracen không dưới 18% tính theo barbaloin (C21H22O9), tính theo chế phẩm khô kiệt.

Chế biến

Cắt lá cây, ép lấy chất dịch ở trong, đem cô khô.

Xem thêm: Kê Nội Kim (Endothelium Corneum Gigeriae Galli) – Dược Điển Việt Nam 5

Bảo quản

Để nơi khô mát, trong lọ kín.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh can, vị, đại trường.

Công năng, chủ trị

Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,06 g đến 0,20 g. Dùng để tẩy, mỗi lần từ 1 g đến 2 g. Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Kiêng kỵ

Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng hoặc phụ nữ có thai không dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *