Dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường là gì?

Dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa và xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu một số dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết giúp giảm nguy cơ biến chứng và tăng hiệu quả điều trị. 

I. Bệnh tiểu đường là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, thuộc nhóm bệnh mãn tính khiến nồng độ đường trong máu cao hơn mức bình thường (lớn hơn 7,8 mmol/l tại thời điểm bất kỳ). Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt hoặc kháng với Insulin (enzyme giúp kiểm soát đường huyết, giữ nồng độ ở mức bình thường). Từ đó, các con đường chuyển hóa đường bị rối loạn.

bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì?

Có hai loại tiểu đường:

– Tiểu đường tuýp 1: Khi tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng Insulin cần thiết khiến cơ thể người bệnh thiếu hụt hormon này.

Tiểu đường tuýp 2: Chiếm 90 – 95% các trường hợp tiểu đường. Cơ thể sản xuất đủ Insulin nhưng chúng hoạt động hiệu quả, không thể chuyển hóa được glucose.

Ngoài ra, còn có tiểu đường thai kỳ và tiểu đường thứ phát.

Nếu không điều trị, lượng đường trong máu cao liên tục có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng như:

– Bệnh tim.

Đột quỵ.

– Thần kinh bị tổn thương hoặc bệnh thần kinh.

– Mất thị lực vĩnh viễn. Suy giảm chức năng sinh lý cả nam và nữ.

– Bệnh thận.

II. Dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường

Để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như trên cần phát hiện ra bệnh càng sớm càng tốt dựa vào các dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường.

Sự khởi phát của bệnh tiểu đường có thể từ từ và chỉ là những triệu chứng nhẹ trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, nhiều người có thể không nhận ra các dấu hiệu này.

Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường

1. Tiểu nhiều lần trong một ngày

Mỗi ngày, một người bình thường phải đi tiểu từ 4 – 7 lần. Còn khi mắc tiểu đường, người bệnh có lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng đào thải lượng dư qua nước tiểu. Từ đó, khối lượng nước tiểu tăng lên khiến số lần đi tiểu nhiều hơn.

2. Thường xuyên khát nước

Việc đi tiểu thường xuyên là một cách tự cơ thể kiểm soát lượng glucose trong máu. Tuy nhiên, điều này khiến cơ thể mất thêm nước. Trong một thời gian dài, nó trở nên nghiêm trọng và chuyển thành tình trạng mất nước. Khi cơ thể mất quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khát nước liên tục.

3. Ngứa ran, tê, đau ở bàn tay hoặc bàn chân

Nồng độ đường trong máu cao hơn mức bình thường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, mạch máu và khả năng lưu thông máu trong cơ thể bị suy giảm. Điều này dẫn đến cảm giác ngứa, tê, đau ở bàn chân hoặc bàn tay.

Ngoài ra, khi không cung cấp đủ lượng máu khiến các vết thương chậm lành hơn. Nếu không điều trị bệnh tiểu đường, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng và chuyển thành bệnh thần kinh.

4. Nhìn mờ

Lượng đường dư thừa trong máu làm các mạch máu nhỏ trong mắt bị phá hủy khiến phù, xuất huyết, đặc biệt ở hoàng điểm. Triệu chứng này có thể xảy ra ở chỉ một hoặc cả hai mắt, có thể hồi phục hoặc không. Nếu người bệnh mắc tiểu đường không điều trị, các mạch máu bị tổn thương trở nên nghiêm trọng và cuối cùng có thể khiến mất thị lực vĩnh viễn.

5. Cảm giác mệt mỏi, hay đói

Hệ tiêu hóa chuyển đổi thức ăn thành Glucose, sau đó cần Insulin để hấp thu vào tế bào, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Khi chuyển hoá này bị rối loạn, người mắc bệnh tiểu đường không thể nhận đủ năng lượng từ thức ăn. Kết quả là cơ thể cảm thấy mệt mỏi và đói liên tục, kể cả ngay sau khi ăn.

6. Xuất hiện những mảng da sẫm màu

Ngoài những triệu chứng được liệt kê ở trên thì dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường còn xuất hiện những mảng da sẫm màu. Chúng thường ở những nếp gấp ở cổ, nách hoặc bẹn. Tình trạng da này được gọi là acanthosis nigricans.

7. Dễ bị nhiễm nấm và nhiễm trùng

Những dấu hiệu trên là những triệu chứng rõ ràng để cảnh báo người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, đối với tuýp 2, bệnh tiến triển chậm và các dấu hiệu rất khó để chẩn đoán. Nhiều người chỉ phát hiện ra mình mắc bệnh tiểu đường khi vô tình đi xét nghiệm Glucose máu hoặc khi điều trị bệnh lý nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. 

Nguyên nhân là do lượng Glucose trong nước tiểu có thể là nguồn cung cấp thức ăn cho nấm men, giúp chúng phát triển, dẫn đến nhiễm trùng. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt như miệng, nách và vùng sinh dục ở cả nam và nữ giới hoặc các nếp gấp, bao gồm giữa ngón tay, ngón chân, dưới ngực,…

8. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở những bà mẹ không dung nạp đường trong quá trình mang thai. Nhiều phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường từ tháng thứ 3 của thai kỳ, thường vào khoảng tuần thứ 24. Các dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường thai kỳ có xu hướng giống với các triệu chứng điển hình của thai kỳ, bao gồm:

– Cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn sau khi ăn.

– Nhìn mờ.

– Khô miệng và khát nước liên tục.

– Đi tiểu thường xuyên hơn.

– Thèm đồ ăn và đồ uống ngọt bất thường.

Hiện nay, kiểm tra tiểu đường thai kỳ như một phần trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng khác nhau, thời gian phát triển thành bệnh cũng khác nhau. Chính vì vậy, nên kiểm tra thường xuyên (ít nhất 2 lần/tuần) kể từ tuần thứ 28 của thai nhi.

Bà bầu kiểm tra đường huyết để kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Bà bầu kiểm tra đường huyết để kiểm soát tiểu đường thai kỳ

III. Cách thử tiểu đường tại nhà

Khi thấy mình có các dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường người bệnh cần đến bệnh viện hay trung tâm y tế để xét nghiệm chẩn đoán chính xác tình trạng của mình. Trong quá trình điều trị bệnh việc theo dõi đường huyết không thể thiếu. Để kiểm tra tiểu đường tại nhà cần sử máy máy đo đường huyết cá nhân.

Các bước thực hiện như sau:

– Trước khi đo, rửa tay bằng nước ấm và lau khô tay.

– Gắn kim lấy máu vào bộ phận ống bút.

– Tiến hình điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da.

– Gắn que thử trùng trùng khớp với code trên máy. Đóng lọ que thử ngay sau khi lấy để hạn chế sự tác động của độ ẩm lên các que thử khác.

– Để máu lưu thông tốt nên xoa nhẹ đầu ngón tay.

– Đặt kim chính ở vị trí mép ngoài cạnh đầu ngón, sau đó bấm để chính máu.

– Ấn nhẹ ống bút, kim lấy máu sẽ đâm vào ngón tay.

– Nhỏ giọt máu lên que thử trên máy đo.

– Sử dụng bông hoặc khăn sạch để cầm máu.

– Đọc kết quả.

– Vệ sinh dụng cụ theo hướng dẫn.

IV. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường

Bất cứ ai cũng có khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Có những yếu tố sau nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

– Trên 45 tuổi: Khi càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể giảm dần, nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn.

– Lối sống không hợp lý, chế độ ăn uống không lành mạch, cơ thể thừa cân hoặc béo phì.

– Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim hoặc đột quỵ.

– Mắc hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS).

Để chuẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, một số xét nghiệm như HbA1C, đường huyết lúc đói, Glucose huyết tương ngẫu nhiên, dung nạp Glucose đường uống cần được thực hiện. 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa. Các dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường có thể bao gồm thường xuyên đi tiểu, hay khát nước, cảm thấy đói và mệt mỏi, gặp các vấn đề về thị lực, nhiễm trùng và vết thương tự lành. Bất kỳ ai nếu nhận thấy các dấu hiệu trên nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm và đánh giá. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *